Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 76 - 78)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quảnlý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

4.2.3. Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động

Nhận thức về trách nhiệm và quyền lợi trong việc tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động của người sử dụng lao động còn hạn chế, nhất là đối với khu vực ngoài Nhà nước; người sử dụng lao động cố tình khơng đóng BHXH hoặc chỉ đóng cho một số người lao động trong bộ khung quản lý của đơn vị để giảm chi phí sản xuất, kinh doanh…

Qua bảng sau cho thấy các đơn vị đang tham gia BHXH đều có hiểu biết về pháp luật BHXH. Trong đó, nhóm các đơn vị chưa tham gia BHXH lại có tới 4 đơn vị chưa hiểu biết về luật BHXH hoặc hiểu nhưng chưa đầy đủ. Một số đơn vị, chưa tham gia BHXH cho người lao động là do các nguyên nhân sau:

Bảng 4.12. Tổng hợp mức độ hiểu biết của chủ sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc với các đơn vị điều tra

Chỉ tiêu Tổng

Đơn vị đang tham

gia BHXH tham gia BHXH Đơn vị chưa Đơn vị Tỷ lệ (%) Đơn vị Tỷ lệ (%) - Chủ sử dụng lao động chưa hiểu biết về PL BHXH 5 0 0 4 80,0 - Chủ sử dụng lao động có hiểu biết về PL BHXH 15 15 100 1 20,0 Tổng 20 15 100 5 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

- Có một số đơn vị, doanh nghiệp là công ty TNHH, công ty cổ phần,

doanh nghiệp tư nhân có quy mơ rất bé, hộ sản xuất kinh danh cá thể, hoạt động như một “cơng ty gia đình” chỉ sử dụng từ 01 – 02 lao động nên họ khơng đóng BHXH cho người lao động.

- Các doanh nghiệp không hiểu nhiều về pháp luật nhất là các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh, vẫn cho rằng tham gia BHXH hay không là do họ tự nguyện chứ khơng phải bắt buộc. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp còn bớt sén những quyền lợi của người lao động tham gia BHXH.

- Nhiều người lao động có độ tuổi từ 40 trở lên vì nếu tham gia BHXH thì

cho đến khi họ 60 tuổi vẫn không đủ năm công tác để được về hưu thường xuyên nên họ cũng không muốn tham gia.

-Chế tài xử phạt vi phạm về BHXH còn quá nhẹ, cơ quan quản lý nhà

nước về lĩnh vực BHXH, thanh tra, kiểm tra vi phạm lực lượng quá mỏng, chưa đủ tính răn đe.

Nhận thức của người lao động

Từ khi ra đời, Bảo hiểm xã hội đã nỗ lực đáp ứng tiêu chí đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Thế nhưng, nhiều quy định của chính sách ưu việt này chưa đi vào cuộc sống của một bộ phận người lao động. Một nghịch lý đang xảy ra là vẫn còn rất nhiều người từ chối nhận những đồng lương hưu được chi trả từ Bảo hiểm xã hội. Nhận thức chưa sâu sắc về những lợi ích của đóng bảo hiểm xã hội dẫn đến hành vi tự thỏa thuận giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Không chỉ người chủ, mà cả người lao động cũng vi phạm pháp luật, bị xử lý về vấn đề này.

Bảng 4.13. Tổng hợp mức độ hiểu biết của người lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc với các đơn vị điều tra

Đối tượng điều tra Số người điều tra Nhận thức về BHXH Tốt Chưa tốt Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (%) (%)

- Đối tượng tham gia 61 45 73.8 16 26.2

- Đối tượng được hưởng 39 21 53.8 18 46.2

Cán bộ 20 12 60.0 8 40.0

Tổng 120 78 65.0 42 35.0

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua bảng 4.11 cho thấy, có 78 lao động đã hiểu biết về luật BHXH và trách nhiệm của họ trong việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội. Số lao động nhận biết chưa tốt về luật BHXH tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ SXKD cá thể. Như vậy, việc thông tin tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, còn hạn chế dẫn đến người lao động chưa hiểu nhiều về Luật bảo hiểm xã hội và trách nhiệm của chủ sử dụng lao động cũng như quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)