Công tác quảnlý mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 61 - 62)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng quảnlý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông

4.1.3. Công tác quảnlý mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội

Trong thời gian qua, việc quy định về mức lương làm căn cứ đóng BHXH được đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn bộ lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc thành phần kinh tế. Đối với các khu vực ngoài nhà nước người lao động đóng theo chế độ tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động. Trên thực tế, doanh nghiệp thường chậm tuân thủ, hoặc ít tuân thủ theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, nên cơ quan BHXH cũng như các cơ quan chức năng khác khi kiểm tra thường gặp khó khăn vì khơng có hợp đồng lao động. Mặt khác do doanh nghiệp sử dụng mức tiền lương hợp đồng làm căn cứ đóng BHXH mà khơng có gì ràng buộc, ngoại trừ quy định về mức lương tối thiểu vùng dẫn đến nếu doanh nghiệp phải ký hợp đồng lao động thì sẽ ký với mức lương rất thấp so với thực tế để giảm nghĩa vụ nộp BHXH theo quy định.

BHXH huyện Đông Sơn thực hiện mức đóng và phương thức đóng theo luật BHXH. Mức đóng của người lao động theo quy định năm 2017 là 7%, năm 2018 trở đi là 8%. Mức đóng của người sử dụng lao động hàng tháng theo quy định năm 2017 là 17%, năm 2018 trở đi là 18%. Thời gian qua phần lớn các đơn vị sử dụng lao động trong khu vực Nhà nước thực hiện tốt việc trích nộp BHXH theo quy định này, cịn đối với khu vực ngồi Nhà nước thì chưa tuân thủ theo đúng quy định, dẫn đến tình trạng nợ BHXH. Mặt khác tình trạng lạm dụng số tiền đóng BHXH của người lao động cũng đang diễn ra ở một số doanh nghiệp, hàng tháng đơn vị sử dụng lao động thu tiền đóng (8%) BHXH của người lao động nhưng không nộp 18% tổng quỹ lương cho cơ quan BHXH mà lấy để làm vốn sản xuất kinh doanh, khi người lao động gặp rủi ro thì người sử dụng lao động trích một khoản tiền để thăm hỏi (nhỏ hơn nhiều lần so với khoản tiền trợ cấp mà cơ quan BHXH trả) và nói đó là trợ cấp BHXH.

Để đánh giá thực trạng doanh nghiệp lạm dụng tiền đóng BHXH cho người lao động để kiếm lời, tác giả đã tiến hành điều tra thu nhập và mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tại một số doanh nghiệp như sau:

Bảng 4.4. Tổng hợp điều tra thu nhập và tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tại một số doanh nghiệp Đơn vị tính: nghìn đồng Người lao động Số người điều tra Thu nhập bình qn thực tế Mức lương bình qn đóng BHXH Chênh lệch tiền lương đóng BHXH

DN ngồi quốc doanh 10 5800 4950 850

DN Nhà nước 10 5600 4800 800

Cơ quan HCSN 10 5650 5500 150

Các đơn vị khác 10 4750 4500 250

Tổng 40 21800 19100 2700

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018) Từ bảng trên cho thấy doanh nghiệp đã lạm dụng tiền đóng BHXH cho người lao động để kiếm lời, cụ thể:

- Đối với doanh nghiệp Nhà nước mỗi người lao động doanh nghiệp đã giảm tiền phải đóng BHXH là 800.000 x 18% = 153.000đ/người/tháng.

- Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh mỗi người lao động doanh nghiệp đã giảm tiền phải đóng BHXH là 850.000 x 18% = 144.000đ/người/tháng.

- Đối với đơn vị khác mỗi người lao động doanh nghiệp đã giảm tiền phải đóng BHXH là 250.000 x 18% = 45.000đ/người/tháng.

- Đối với cơ quan hành chính sự nghiệp mỗi người lao động doanh nghiệp đã giảm tiền phải đóng BHXH là 150.000 x 18% = 27.000đ/người/tháng.

Đây là khoản tiền thất thốt mà quỹ bảo hiểm xã hội khơng thu được, trong khi đó lao động đóng mức BHXH thấp sau này khi nghỉ chế độ thì được chi trả một phần trợ cấp bảo hiểm xã hội thấp hơn mà đáng lẽ họ phải được nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)