Đặc điểm học sinh trường PTDTBT THCS

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên (Trang 26 - 28)

L ỜI CẢM ƠN

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Đặc điểm học sinh trường PTDTBT THCS

Trường PTDTBT THCS là trường năm tronghệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTBT THCS có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số;ý nghĩa thực tế đối với học sinh dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Đặc điểm về nhận thức của học sinh trường PTDT Bán trú THCS Học sinh trường PTDTBT THCS xuất thân từ các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của miền núi, chủ yếu là các xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Địa hình hiếm trở, phân bố dân cư không đồng đều, giao thông đi lại hết sức khó khăn, nhiều hộ gia đình cách trung tâm xã hơn 15 km.

tâm, sinh lí. Bên cạnh đó các em là học sinh người dân tộc thiểu số, lứa tuổi này đa số là lao động cơ bản của gia đình, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới công tác dạy và học của nhà trường cũng như hoạt động tự học của các em.

Thực tế đã cho thấy, khảnăng tư duy trực quan hình ảnh của học sinh dân tộc tốt hơn khảnăng tư duy trừu tượng - logic. Vì đối tượng tri giác gần gũi của học sinh dân tộc chủ yếu là cây cối, thiên nhiên. Do đó, việc tổ chức các hình thức học tập đa dạng như: tham quan, ngoại khoá, tăng cường cách dạy học trực quan... sẽ giúp học sinh dễ hiểu, tạo tiền đề cho nhận thức ở mức độ cao hơn đó là nhận thức duy trừu tượng - logic.

+ Đặc điểm về tình cảm, tính cách của học sinh trường PTDT BT THCS Học sinh dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng mạnh của cộng đồng nơi các em cư trú, thông qua các hoạt động giao tiếp. Cách nói, cách nghĩ và hành vi của học sinh dân tộc có những nét riêng. Trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, các em coi trọng tín nghĩa, trung thực, thẳng thắn. Tình cảm, tính cách của học sinh dân tộc thiểu số bộc lộ một cách khá sâu sắc. Tuy nhiên, tình cảm đó thường thầm kín, ít biểu hiện ra ngoài một cách mạnh mẽ. Khi giao tiếp với người thân, với bạn là thẳng thắn, bình đẳng. Giao tiếp với người lạ các em thiếu tự tin, kỹnăng diễn đạt chưa thực sự lưu loát, ngại trao đổi. Do kỹ năngđịnh hướng trong giao tiếp chưađược hình thành chắc chắn vì chịu ảnh hưởng từ nhỏ của cộng đồng.

Trong quá trình học tập tại trường, là môi trường giao tiếp sư phạm mới, có ý nghĩa lớn đối với các em. Khi được giao tiếp trong môi trường mới đa dạng, phong phú về các hình thức tổ chức học tập, thời gian tiếp xúc của học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường nhiều hơn so với các môi trường khác. Tuy nhiên, tính tích cực trong giao tiếp của học sinh chưa cao, kỹ năng sống, khả năng giao tiếp, còn nhiều hạn chế.

Từ những đặc trưng cơ bản về hoạt động dạy học và đặc điểm học sinh trung học cơ sở nói trên, đòi hỏi công tác quản lí hoạt động dạy học, cũng như việc bồi dưỡng kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp cho học sinh người dân tộc thiểu số cần được đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy-học, chất lượng cuộc sống của học sinh dân tộc, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.

kiện, kết quả của sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại. Trong đó hoạt động tự học là những biểu hiện sự gắng sức cao về nhiều mặt của từng cá nhân người học trong quá trình nhận thức thông qua sự hưng phấn tích cực. Mà hưng phấn chính là tiền đề cho mọi hứng thú trong học tập. Có hứng thú người học mới có được sự tự giác say mê tìm tòi nghiên cứu khám phá. Hứng thú là động lực dẫn tới tự giác. Tính tích cực của con người chỉđược hình thành trên cơ sở sự phối hợp ngẫu nhiên giữa hứng thú với tự giác. Nó bảo đảm cho sự định hình tính độc lập trong học tập.

Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi người học không chỉ có kiến thức mà còn cần phát triển kỹnăng học tập, làm việc. Đây là một trong những khó khăn lớn đối với công tác quản lý hoạt động tự học cho HS người dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa.

Tính tích cực tự giác học tập của học sinh người dân tộc thiểu số phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó một trong những nguyên nhân quan trọng đó là sự quan tâm của gia đình. Đa sốgia đình các em là hộ nghèo, hoặc cận nghèo, cha mẹ các em hàng ngày lên nương rãy, ít có thời gian quan tâm tới việc tự học của các em. Ngoài ra tính tự ái của học sinh người dân tộc thiểu số rất cao, nên các biện pháp quản lý của thầy cô nếu không được vận dụng một cách khéo léo thì khó đem lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)