Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động tự học của học

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên (Trang 69 - 73)

L ỜI CẢM ƠN

8. Cấu trúc của luận văn

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động tự học của học

Khảo sát các yếu tốảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động tự học của học sinh, chúng tôi thu được kết quả bảng 2.14 như sau:

Từ kết quả khảo sát ở trên cho thấy, yếu tốảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả quản lý hoạt động tự học đó là phương pháp giảng dạy, thứ hai là sự quan tâm,

truyển thống ảnh hưởng của gia đình, thứ ba là thời gian dành cho tự học tiếp đến là môi trường học tập và điều kiện cơ sở vật chất( khu nhà ở nội trú, phòng học, thư viện, hệ thống mạng…). Như vậy điểm mạnh ởđây là Thầy/Cô có hướng dẫn và cung cấp nhiều tài liệu đểđọc thêm, các nhà trường đã chủđộng xây dựng được nội dung chương trình cơ bản là phù hợp với các em HS DTTS. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều yếu tốảnh hưởng xấu đến kết quả quản lý hoạt động tự học của học sinh. Đó là phương pháp giảng dạy của thầy cô đôi khi chưa phù hợp, hay các em còn thiếu sự quan tâm của cha mẹ, chịu ảnh hưởng của truyển thống gia đình, các hủ tục lạc hậu như trọng nam khinh nữ, bắt vợ...

Bảng 2.14. Các yếu tốảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động tự học STT Các yếu tốảnh hưởng đến kết quả quản

lý hoạt động tự học

Mức độ ảnh hưởng % Thuận lợi Khó khăn 1 Nội dung chương trình sách giáo khoa 74 26

2 Phương pháp giảng dạy của giáo viên 36 64

3 Cách thức đánh giá kết quả học tập tự học 61 39

4 Cách thức Tổ chức quản lý học sinh tự học 52 48

5 Thời gian dành cho tự học 60 40

6

Môi trường học tập và điều kiện cơ sở vật chất( khu nhà ở nội trú, phòng học, thư viện, hệ thống mạng…)

45 55

7 Sự quan tâm, truyển thống ảnh hưởng của

gia đình 38 62

8 Thầy/Cô có hướng dẫn và cung cấp nhiều

tài liệu đểđọc thêm 78 22

Điều đó cho thấy, để việc quản lý hoạt động tự học mang lại hiệu quả cao nhất thì CBQL và giáo viên cần phối hợp nhiều phương pháp trong quản lý và dạy học. Đặc biệt tích cực, làm tốt công tác phối hợp với gia đình học sinh thay đổi quan niệm, hủ tục lạc hậu, đồng thời dành thời gian quan tâm hơn tới các em,

có như vậy công tác quản lý hoạt động tự học mới đem lại hiệu quả.

Bên cạnh đó còn gặp những khó khăn trong công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh cụ thể:

Khó khăn lớn nhất chính là ý thức, động cơ học tập của học sinh chưa cao. Ngoài ra các em chưa có sự quan tâm của phụ huynh, truyển thống ảnh hưởng của gia đình; đó là cơ sở vật chất còn thiếu; năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên còn yếu; chế độđãi ngộ đối với cán bộ làm công tác quản lý còn hạn chế….

Kết quả khảo sát trên cho thấy hoàn toàn phù hợp vì thực tế cho thấy yếu tố quyết định nhiều nhất tới hiệu quả của hoạt động tự học chính là nhận thức, động cơ học tập người học. Khi nhận thức, động cơ học tập của học sinh chưa cao thì các biện pháp tác động khó đem lại hiệu quả. Tiếp theo là sự quan tâm, truyển thống ảnh hưởng của gia đình. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đại đa sô các em, đa số các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo, ít có sự quan tâm đầu tư của gia đình cho việc học. Tiếp đến là điều kiện cơ sở vật chất, đây là điều kiện không thể thiếu khi muốn đổi mới phương pháp dạy học cũng như để nâng cao chất lượng hoạt động tự học của học sinh. Các khó khăn khác còn lại như chưa có phần mềm ứng dụng cho công tác quản lý hoạt động tự học; chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác quản lý chưa phù hợp; năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; được cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng đây không phải là những khó khăn cơ bản và đều đánh giá từ 30% trở xuống.

Kết luận chương 2

Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh ởcác trường PTDTBT THCS Huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cho thấy:

Công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh tại các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồđã được Ban giám hiệu các nhà trường, giáo viên quan tâm, chú trọng, thực hiện nghiêm túc. Kết quả học tập của học sinh đã được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS cao.

Bên cạnh đó công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các nhà trường vẫn còn một số tồn tại đó là:

Nhận thức của học sinh về hoạt động tự học chưa toàn diện, một số học sinh chưa xác định được mục đích, động cơ học tập đúng đắn nên chưa thực hiện tốt hoạt động tự học, đa phần các em chưa có phương pháp học tập một cách khoa học, năng lực thực hành còn ở mức thấp. Công tác quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh chưa thường xuyên, mới chỉ chú trọng vào đầu năm học. Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên đã được quan tâm chỉ đạo nhưng thực hiện còn chậm, CSVC cơ bản được đầu tư nhưng còn thiếu, chưa đồng bộ. Việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học sinh đã được tiến hành nhưng chưa thường xuyên và hiệu quảchưa được cao. Công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh trong công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh chưa được quan tâm thường xuyên. Bên cạnh đó có một phần ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán của bà con dân tộc ít người tại địa phương.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đã phân tích đề ra các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh mang tính khả thi, khắc phục những hạn chế từ đó đưa hoạt động tự học của học sinh đi vào nền nếp, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ nói riêng và toàn tỉnh Điện Biên nói chung.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC

CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)