L ỜI CẢM ƠN
8. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Thực trạng hoạt động tự học của học sin hở cáctrường PTDTBT
CBQL và GV vẫn chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động tự học của học sinh cũng như đánh giá đúng tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động tự học. Trong công tác quản lý, đòi hỏi nhà quản lý cần có biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức toàn diện cho của CB, GV về vai trò của hoạt động tự học ở học sinh, có như vậy mới đẩy chất lượng giáo dục của trường được nâng cao.
2.3.3. Thực trạng hoạt động tự học của học sinh ởcác trường PTDT BT THCS tại huyện Nậm Pồ tại huyện Nậm Pồ
2.3.3.1. Thực trạng việc lập kế hoạch tự học
Qua khảo sát thực trạng việc lập kế hoạch tự học và mức độ thực hiện kế hoạch tự học của học sinh, kết quảthu được được thể hiện trong bảng 2.3 như sau: Ởđây ta thấy HS ởcác trường bán trú chưa thực sựquan tâm đến việc lập kế hoạch tự học cho bản thân mình, hay nói cách khác các em chưa có cái nhìn tổng thể trong quá trính học tập, đặc biệt là lập kế hoạch tự học theo tuần, tháng, học kỳ và cảnăm học. Các em mới chỉ biết lập kế tự học theo ngày (chiếm tỷ lệ 45%) về chuẩn bị, tự học ngay các bài học của trên lớp, điều này phản ánh đúng tâm lý của học sinh THCS hiện nay. Đây cũng là điều mà giáo viên cần quan tâm lưu ý hướng dẫn các em trước khi lập kế hoạch tự học theo học kì hay kế hoạch tự học xuyên suốt cả năm học.
Bảng 2.3. Thực trạng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh TT Các loại kế hoạch tự học Lập kế hoạch Mức độ thực hiện kế hoạch Có % Không% Tốt% Khá% TB% Yếu % 1 Kế hoạch tự học từng buổi 45 55 50 25 15 10 2 Kế hoạch tự học từng tuần 15 85 26 46 20 8 3 Kế hoạch tự học từng tháng 10 90 20 26,7 40 13,3 4 Kế hoạch tự học từng học kỳ 15,2 84,8 15,8 26,3 36,8 21,1 5 Kế hoạch tự học cả năm học 8 92 10 10 40 40
Qua trao đổi trực tiếp với một số học sinh về vai trò của việc lập kế hoạch tự học, thì mức độ nhận thức của các em là khác nhau:
Em Giàng Nhè Chứ HS lớp 9A3 trường PTDTBT THCS Nà Hỳ cho rằng: việc lập kế hoạch tự học là không quan trọng, hàng ngày đến giờ tự học của nhà trường thì các em học thôi.
HS Sùng A Minh lớp 9D trường PTDTBT THCS Nậm Tin thì cho rằng việc lập kế hoạch tự học là quan trọng. Giúp các em phân bốđược thời gian tự học một cách khoa học.
Qua kết quả khảo sát cho thấy kế hoạch tự học theo ngày của học sinh đơn giản mới chỉ là việc sắp xếp thời gian biểu cho từng hoạt động học trong ngày hoặc từng môn học trong ngày.
Chính vì nhận thức chưa được đầy đủ về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tự học, nên HS chưa có thái độ tích cực, tự giác, nghiêm túc trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học. Do đó, đòi hỏi CBQL, GV cần phải quan tâm hơn nữa và có những biện pháp trong công tác quản lí, hướng dẫn HS xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học.
Nếu như công tác lập kế hoạch tự học khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường sẽ giúp HS tự học một cách tốt nhất, mang lại kết quả cao nhất.
2.3.3.2. Thực trạng vềđộng cơ, thái độ tự học của học sinh
Kết quả tự học của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đó là động cơ, thái độ và thói quen tự học của học sinh. Vì vậy học sinh cần có động cơ, thái độ và thói quen tự học tập một cách tích cực mới có kết quả học tập cao.
Trò chuyện trực tiếp với một số học sinh về động cơ và thói quen tự học, chúng tôi nhận được những suy nghĩ, quan điểm khác nhau của các em:
Học sinh Tao Thị Linh Lớp 9C2 trường PTDTBT THCS Chà Cang thì cho rằng: “Động cơ để em tích cực tự học là nhằm đạt được điểm cao ”. Học sinh Thào A Tùng lớp 8B trường PTDTBT THCS Nậm Tin cho rằng: “ Động cơ để em tự học là là trở thành học sinh giỏi”. Học sinh Mùa Thị Sung lớp 9A trường PTDTBT THCS Nà Khoa lại cho rằng:“ Động cơ tự học của em nhằm mục đích phấn đấu trở thành cô giáo”, các em đã xác định được động cơ học tập, có ý thức trong việc tự học giúp các em thực hiện được những ước mơ sau này. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có không ít học sinh khi được hỏi đều chưa xác định được động cơ tự học của mình. Đây là một khó khăn lớn trong công tác như xây dựng kế hoạch, cũng như bồi dưỡng tổ chức tự học cho các em.
2.3.3.3. Thực trạng thời gian dành cho tự học của học sinh
Các nhà trường quy định thời gian tự học ngoài giờ chính khóa của học sinh không giống nhau. Qua khảo sát có 11/15 trường thực hiện thời gian tự học ngoài giờchính khóa như sau:
- Buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 50 phút. - Buổi tối từ 19 giờđến 21 giờ.
- Ngoài thời gian tự học theo quy định, các em có thể tự học vào các thời gian khác, buổi tối thứ bảy và ngày chủ nhật.
Khảo sát về việc thực hiện thời gian tự học hàng ngày của học sinh, kết quả thể hiện trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Thực trạng thời gian dành cho hoạt động tự học TT Thời gian dành cho hoạt động tự học Mức độ thực hiện (%) Thường xuyên Không thường xuyên Không bao giờ
1 Học theo thời gian quy định của nhà trường 76,0 14,0 10,0 2 Học vào các buổi trước giờ học chính khóa 26,0 44,4 29,6 3 Học vào lúc đêm khuya sau thời gian quy
định tự học của nhà trường 7,6 20,8 71,6 4 Học vào lúc chiều tối sau thời gian quy định
học buổi chiều của nhà trường 9,2 18,8 72,0 5 Học vào bất cứ lúc nào khi có thời gian 24,8 50,8 24,4 6
Học tại nhà những ngày cuối tuần, học khi trên nương rãy, khi trông em hoặc khi chăn thảtrâu giúp gia đình…
39,2 55,6 5,2
Kết quả bảng 2.4 cho thấy mức độ thời gian dành cho hoạt động tự học của học sinh rất khác nhau. Đa số học sinh thường xuyên tự học theo thời gian quy định của nhà trường (76 %), chỉ có 10 % HS là không bao giờ thực hiện thời gian tự học theo quy định. 39,2 % học sinh thường xuyên học tại nhà những ngày cuối tuần, học khi trên nương rãy, khi trông em hoặc khi chăn thả trâu giúp gia đình, chỉ có 7,6 % học vào lúc đêm khuya sau thời gian quy định tự học của nhà trường và 9,2 % học vào lúc chiều tối sau thời gian quy định học buổi chiều của nhà trường, điều đó cho thấy đa số các em mới chỉ tập chung tự học vào thời gian bắt buộc của nhà trường mà chưa tự chủ động sắp xếp thời gian tự học thêm cho bản thân. Một phần do các em còn trong tuổi ăn, tuổi chơi, chưa biết sắp xếp thời gian tự học, chưa xác định được vai trò của tự học. Đòi hỏi CBQL và GV cần xây dựng cho các em thời gian tự học một cách thường xuyên, liên tục.
2.3.3.4. Thực trạng về nội dung tự học của học sinh
Nội dung tự học của học sinh bao gồm những môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn học tự chọn với ban cơ bản và nâng cao. Ngoài ra học sinh trường bán trúphần lớn thời gian trong tuần được sống trong môi trường tập thể nên nội dung tự học của học sinh còn được thể hiện qua các buổi sinh hoạt tập thể như: Đọc báo, xem ti vi, qua hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao,… Bên cạnh đó, nội dung tự học của học sinh còn bao gồm các hoạt động giáo dục kỹnăng sống, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục giới tính,…
Qua khảo sát thực trạng nội dung tự học của học sinh, thu được kết quả: 89,2 % học sinh học bài cũ của những môn có kiểm tra trong ngày hôm sau; chỉ có 22,4 % học sinh học lại ngay các bài mới học trong ngày; 27,2 % nghiên cứu trước bài mới để hôm sau học; 15,6% tìm đọc thêm sách, tài liệu tham khảo, làm thêm bài tập để củng cố, mở rộng kiến thức.
Từ kết quả trên cho thấy, đa số HS chỉ chú trọng vào nội dung học mang tính đối phó, chỉquan tâm đến kết quả kiểm tra trước mắt, chưa biết học đều ở tất cả các nội dung. Thực trạng này phản ánh phần nào nhận thức của số đông HS. Rất ít HS có thói quen học lại ngay các môn mới học trong ngày; nghiên cứu trước bài mới hoặc tìm đọc thêm sách, tài liệu tham khảo, làm thêm bài tập để củng cố, mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ.
Về hình thức tự học của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng, tác động trực tiếp đến kết quả học tập của các em. Qua khảo sát thực trạng hình thức tự học của học sinh, thu được kết quả: 91,6 % học sinh học thuộc lòng các nội dung chính của bài cũ; chỉ có 4,0 % học sinh tìm đọc thêm sách, tài liệu tham khảo, làm thêm bài tập để củng cố, mở rộng kiến thức; 3,6 % học sinh tự tìm tài liệu, nghiên cứu tài liệu liên quan đến bài học qua mạng Internet. 0,8 % học sinh tích cực trao đổi bài với bạn bè hoặc nhờ thầy cô hướng dẫn bài. Qua đây cho thấy đa số học sinh chưa chú trọng vào việc tìm tòi, nghiên cứu tài liệu mở rộng kiến thức, chưa tích cực trao đổi với bạn bè hoặc nhờ thầy cô hướng dẫn. Điều này cho thấy học sinh
dân tộc thiểu số các em còn nhút nhát, e ngại, chưa mạnh dạn, còn hạn chế giao tiếp bằng tiếng phổthông. Đây là vấn đề trở ngại lớn tới hoạt động tự học của học sinh đòi hỏi người thầy cần thường xuyên gần gũi, quan tâm tới các em, giúp các em bỏ qua được các rào cản về dân tộc và ngôn ngữ. Ngoài ra một trong những khó khăn của các em hiện nay trong quá trình tự học là chưa có điều kiện tiếp cận các thiết bị đồ dùng học tập mang tính hiện đại với Internet cũng như các phần mềm hỗ trợ học tập …
2.3.3.5. Thực trạng vềphương pháp tự học của học sinh
Trong học tập, mỗi người đều có một cách học riêng, phương pháp riêng phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
Khảo sát về thực trạng việc sử dụng các phương pháp tự học của học sinh, thu được kết quả thể hiện trong bảng 2.5.
Bảng 2.5. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp tự học của học sinh STT Phương pháp Mức độ (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa sử dụng 1 Xây dựng kế hoạch tự học cho từng môn học 4,8 11,6 83,6
2 Tự nghiên cứu SGK, tài liệu liên
quan đến bài học 20,8 38,4 40,8
3 Thảo luận, trao đổi với bạn bè và hỏi
ý kiến thầy cô về vấn đềchưa hiểu. 26,0 35,6 38,4 4 Lựa chọn những vấn đề hay, các
vấn đềmình yêu thích để tự học 21,2 34,8 44,0 5 Học thuộc bài mà thầy cô giảng,
mình ghi chép được trên lớp 40,8 48,4 10,8 6 Học các ý chính cơ bản của bài học 39,6 43,6 16,8 7 Tìm hiểu, tụ học qua các phương tiện
Qua khảo sát thực trạng việc sử dụng các phương pháp tự học của học sinh, cho thấy:
+ Ở mức độ rất thường xuyên, và thường xuyên các phương pháp: học thuộc bài mà thầy cô giảng, mình ghi chép được trên lớp được học sinh sử dụng nhiều nhất với 40,8%; tiếp đến là phương pháp học các ý chính cơ bản của bài học 39,6%. Các phương pháp tự nghiên cứu SGK, tài liệu liên quan đến bài học; thảo luận, trao đổi với bạn bè và hỏi ý kiến thầy cô về vấn đề chưa hiểu; Lựa chọn những vấn đề hay, các vấn đề mình yêu thích để tự học được học sinh lựa chọn ở mức trung bình từ 20 % đến trên 30 %.
+ Tỷ lệ học sinh chưa xây dựng kế hoạch tự học cho từng môn học còn cao 83,6 %, chưa sử dụng phương pháp tìm hiểu, tự học qua các phương tiện công nghệ thông tin( mạng, ….) chiếm 84,4%.
Điều này phản ánh đúng thực trạng trong tự học hiện nay của học sinh các trường PTDTBT THCS Huyện Nậm Pồ, đó là chỉ chú trọng học thuộc bài mà thầy cô giảng, mình ghi chép được trên lớp, học các ý chính cơ bản của bài học để đối phó khi thầy cô kiểm tra. Các em chưa tích cực tìm hiểu, tự học qua các phương tiện công nghệ thông tin, sách, báo…. Điều này một phần cũng do hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của nhiều em còn khó khăn, thiếu thốn.
Như vậy, phương pháp tự học có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đòi hỏi HS không chỉ có nắm được mục tiêu, động cơ học tập mà phải có phương pháp tự học phù hợp. Biết kết hợp nhiều phương pháp tự học khác nhau. Do đó, nhà trường cần quan tâm và bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS.
Qua khảo sát cho thấy cơ bản các phương pháp học sinh áp dụng trong quá trình tự học bước đầu giúp học sinh có nhiều tiến bộ với trên 80% đồng ý, tuy nhiên vẫn còn 10% học sinh cho rằng phương pháp tự học của mình cho kết quả không như mong muốn.
2.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh ởcác trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên