Hình thức hoạt động tự học

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên (Trang 32 - 39)

L ỜI CẢM ƠN

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.7. Hình thức hoạt động tự học

Hoạt động tự học có thể được xem như là hoạt động tự tổ chức để chiếm lĩnh những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu xem xét tự học trong mối quan hệ với hoạt động giảng dạy thì tự học được phân thành các hình thức như:

- Tự học có sách nhưng không có giáo viên bên cạnh. - Tự học có sách, có thầy hướng dẫn

* Tự học không có hướng dẫn: Là hình thức tự học mà cá nhân tự mày mò, tự nghiên cứu theo sở thích và hứng thú độc lập không có sách và sựhướng dẫn của giáo viên. Tự học không có thầy hay còn gọi là tự học bậc cao là hình thức tự học mà người học đã có một trình độ nhất định để có thể tự tổ chức việc học. Hình thức tự học này phải được dựa trên nền tảng một niềm khao khát, say mê khám phá tri thức mới và đồng thời phải có một vốn tri thức vừa rộng, vừa sâu.

Hình thức này thường gặp ở các nhà nghiên cứu khoa học. Kết quả của quá trình tự học đó là đi đến sự sáng tạo và phát minh ra các tri thức khoa học mới. Hình thức tự học không có thầy là hình thức thể hiện đỉnh cao của hoạt động tự học.

* Tự học có sách nhưng không có thầy bên cạnh

Ở hình thức tự học này có thể diễn ra theo hai dạng:

Thứ nhất, tự học theo sách mà không có sự hướng dẫn của thầy:

Trường hợp này người học tự học để hiểu, để thấm các kiến thức trong sách qua đó sẽ phát triển về tư duy, tự học hoàn toàn với sách là cái đích mà mọi người phải đạt đến để xây dựng một xã hội học tập suốt đời.

Thứ hai, tự học có thầy ở xa hướng dẫn:

Mặc dù thầy ở xa nhưng vẫn có các mối quan hệ trao đổi thông tin giữa thầy và trò bằng các phương tiện trao đổi thông tin dưới dạng phản ánh và giải đáp các thắc mắc, làm bài, kiểm tra, đánh giá,...

* Tự học có sách, có thầy hướng dẫn

Ở hình thức tự học này có hai dạng:

Thứ nhất, tự học có sách và không có thầy thường xuyên:

Ở dạng tự học này, HS chỉ gặp thầy vào một thời gian nhất định nào đó của khóa học (đợt học) hoặc gặp thầy vào một số tiết trong tuần (tháng), để nhận sự định hướng, gợi ý, giải đáp thắc mắc, thời gian còn lại học sinh về nhà tự học với giáo trình và tài liệu dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên. Dạng tự học

này thường thấy như dạy từ xa, dạy học trực tuyến.

Dạng tự học này, người thầy có vai trò là nhân tố hỗ trợ, chất xúc tác thúc đẩy và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức. Trò với vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức: tự giác, tích cực, say mê, sáng tạo tham gia vào quá trình học tập. Mối quan hệ giữa thầy và trò chính là mối quan hệ giữa Nội lực và Ngoại lực, Ngoại lực dù quan trọng đến mấy cũng chỉ là chất xúc tác thúc đẩy Nội lực phát triển.

Trong quá trình tự học ởnhà, tuy người học không giáp mặt với thầy, nhưng dưới sự hướng dẫn gián tiếp của thầy, người học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng tự sắp xếp kế hoạch huy động mọi trí tuệ và kỹnăng của bản thân để hoàn những yêu cầu do giáo viên đề ra. Tự học của người học theo dạng này liên quan trực tiếp với yêu cầu của giáo viên, được giáo viên định hướng về nội dung, phương pháp tự học đểngười học thực hiện. Như vậy ở dạng tự học này quá trình tự học của học sinh có liên quan chặt chẽ với quá trình dạy học, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tổ chức và quản lý quá trình dạy học của giáo viên và quá trình tự học của học sinh. Dạng tự học này thường gặp ở các bậc học như cao đẳng, đại học,…

Thứ hai, tự học có sách và có thầy thường xuyên: Tự học có thầy hướng dẫn là hình thức tự học nằm trong hoạt động dạy học và thường gặp ở bậc học phổ thông.Người học thực hiện hoạt động tự học dưới sự định hướng, gợi mở, dẫn dắt của thầy. Tự học có thầy thường xuyên là hình thức tự học mà học sinh được thầy định hướng, gợi mở, dẫn dắt học tập ngay ở trên lớp và trên cơ sởđó về nhà học sinh có thể tự học. Tự học có thầy thường xuyên có thể diễn ra ở trên lớp và ngoài lớp. Ví dụ, học sinh giải bài tập, thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tự học mà thầy giao cho ở trên lớp. Hoặc thầy giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà, nghiên cứu trước tài liệu phục vụ cho bài học ở trên lớp,…

các khâu tìm tòi kiến thức, suy nghĩ, đồng thời phải biết áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Có thể tự học qua sách, báo, qua nghe giảng, qua các bài tập, qua học thuộc lòng, qua thực tế. Sách báo chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và trong học tập. Học qua sách báo có nghĩa là thu thập, tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức mà sách báo mang lại cho ta. Tự học còn thể hiện qua cách nghe giảng bài. Nghe giảng không đơn thuần chỉ là nghe giảng rồi chép vào vở rồi bỏ đấy mà khi nghe giảng còn phải hiểu và nắm vững vấn đề. Có thể tựđặt ra các câu hỏi khi nghe giảng như: Bài giảng đề cập đến vấn đề gì? Vấn đềđó đã triển khai như thế nào? Cốt lõi của vấn đề là gì?... Có thể nói, tự học qua nghe giảng là cách học phổ biến nhất. Khi nghe giảng, ta có thể nhanh chóng thu nhận được lượng kiến thức khá lớn trong một khoảng thời gian không nhiều. Đó cũng là hạn chế của việc tự học qua nghe giảng bởi với lượng kiến thức lớn trong khoảng thời gian hạn chế, người học có thể không có thời gian đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, do đó không hiểu hết hay không nắm chắc vấn đề.

Trong các hình thức tự học trên không có hình thức tự học nào chiếm ưu thế tuyệt đối, mỗi hình thức tự học có những ưu điểm và những hạn chế riêng. Tùy trình độ, đối tượng cũng như quỹ thời gian mà người học lựa chọn hình hình tự học sao cho phù hợp nhất.Tuy các hình thức tự học này đều có ưu và nhược điểm nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung hỗ trợcho nhau, người học có thể chỉ lựa chọn một hình thức tự học phù hợp nhất hoặc kết hợp thêm các hình thức tự học khác đểcó được kết quả học tập cao nhất.

Do mục đích và phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến dạng tự học có sách, có thầy hướng dẫn thường xuyên, từ đó học sinh có thể tự học ngay trong giờ học chính khóa và tự học ngoài thời gian học chính khóa.

1.3.8. Mi quan h gia hoạt động t hc và hoạt động dy hc

Đây là mối quan hệ giữa một bên là tác động bên ngoài và một bên là hoạt động bên trong.Tác động dạy của giáo viên là bên ngoài hỗ trợ cho hoạt động tự học của học sinh. Hay nói cách hoạt động dạy học chỉ là ngoại lực, còn tự học là

nhân tố quyết định đến bản thân người học-nội lực. Nhưng hoạt động dạy học có ý nghĩa rất lớn và ảnh trực tiếp đến hoạt động tự học của học sinh.

Hoạt động dạy học là một hoạt động kép gồm hoạt động dạy do thầy đảm nhận và hoạt động học do HS đảm nhận. Hoạt động dạy của thầy giữ vai trò chủ đạo, còn hoạt động học của HS giữ vị trí chủđộng.

Hoạt động dạy học là một hoạt động có hai chủ thể: Giáo viên và học sinh, hoạt động này không chỉ là hoạt động truyền thụ kiến thức cho học sinh mà bao gồm cả công việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, điều khiển nhận thức của học sinh hình thành kỹ năng, hướng dẫn học sinh phương pháp học tập, giáo dục cho học sinh về động cơ tự học nhằm đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.

Tự học là hoạt động nhận thức của con người về những quy luật của tự nhiên. Hoạt động dạy học và hoạt động tự học là hai hoạt đọng có mối quan hệ biện chứng với nhau, hoạt động dạy học và hoạt động tự học là hai yếu tố cấu thành của quá trình dạy học. Nếu chỉ có dạy hoặc chỉ có tự học riêng rẽ, độc lập thì không có quá trình dạy học, các mục tiêu đề ra sẽ không thể thực hiện được. Mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy học và hoạt động tự học còn thể hiện ở chỗ kết quả của hoạt động này phụ thuộc vào hoạt động kia và ngược lại.

Trong quá trình dạy học giáo viên tác động đến học sinh bằng các biện pháp sư phạm, học sinh tiếp nhận sự tác động của giáo viên. Nếu giáo viên dạy tốt, có phương pháp tốt sẽ phát huy được khảnăng sáng tạo của học sinh sẽ tạo ra được kết quả học tập tốt. Vai trò chủ thể của học sinh càng được phát huy, kết quả học tập của học sinh càng cao thì hiệu quả của quá trình dạy càng cao.

Sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học đòi hỏi hoạt động dạy học đóng vái trò chủđạo, tổ chức, hướng dẫn hoạt động tự học.

Vậy hoạt động của hai chủ thểriêng nhưng có mối quan hệ biện chứng tác động của hai chủ thể riêng nhưng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của

người học dưới sựđiều khiển, hướng dẫn của giáo viên nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức.

1.3.9. Đánh giá kết qu hoạt động t hc

Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tự học là việc làm rất cần thiết, có tính thường xuyên liên tục và có hệ thống trong quá trình quản lí. Thông qua kiểm tra, nhà trường sẽ có những thông tin kịp thời, cần thiết để làm cơ sở cho việc đánh giá. Bên cạnh đó giúp CBQL và giáo viên có hướng điều chỉnh bổ sung kế hoạch quản lý tổ chức các hoạt động tự học của học sinh kịp thời hiệu quả. Góp phần nâng cao chất lượng công tác tự học cuả học sinh cũng như nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.3.10. Các yếu tảnh hưởng đến hoạt động t hc

* Yếu tố khách quan là các yếu tốtác động từ bên ngoài vào chủ thểngười học, bao gồm:

- Nội dung chương trình:

Nội dung chương trình môn học có tác động rất nhiều đến phương pháp giảng dạy của giáo viên, qua đó tác động đến quá trình nhận thức của học sinh, tác động đến cách học sinh học thế nào, thụ động hay chủ động tự học. Đối với học sinh DTTS vùng đặc biệt khó khăn thì nội dung chương trình phù hợp, vừa sức… còn có ý nghĩa quan trọng với các em.

- Phương pháp giảng dạy:

Phương pháp giảng dạy của giáo viên đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng ý thức tự học của học sinh, là yếu tố ảnh hưởng lớn tới năng lực và hiệu quả tự học của học sinh. Đặc biệt đối với học sinh dân tộc thiểu số thì phương pháp giảng dạy của GV càng quan trọng. Nếu GV biết vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúp học sinh ham học hỏi, tích cực tìm tòi sáng tạo sẽ phát huy được tinh thần tự học của các em. Và ngược lại, học sinh sẽ nhàm chán khi phương pháp giảng dạy của thầy cô không sáng tạo, không phong phú và không gây hứng thú.

Hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng ảnh hưởng tới khảnăng tự học. Nếu giáo viên có cách thức kiểm tra đánh giá phong phú, hiệu quả đảm bảo tính chính xác cao, công bằng, phân hóa được học sinh sẽ góp phần kích thích tính tích cực, tự giác, hăng say trong hoạt động tự học. Ngược lại, phương pháp kiểm tra đánh giá của giáo viên không hợp lý, khoa học, kết quả không khách quan… làm cho học sinh nhàm chán, hiệu quả tự học sẽ không cao.

- Môi trường học tập và điều kiện cơ sở vật chất:

Môi trường học tập của học sinh gồm: Nhà trường và môi trường bên ngoài xã hội. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả tự học.

Nhà trường có bầu không khí gần gũi, thân thiện giúp học sinh có cảm giác an toàn yên tâm học tập thì hiệu quả tự học sẽnâng cao. Gia đình và xã hội ảnh hưởng tới ý thức tự học của các em. Sự giáo dục trong gia đình, tấm gương học tập của bố mẹ, anh chị, phong trào học tập trong trường, lớp là nhân tốcơ bản định hướng cho sự phấn đấu đi lên trong học tập, giúp các em hình thành ý thức tự học.

Bên cạnh yếu tố môi trường đã nêu trên thì điều kiện cơ sở vật chất như phòng ở nội trú, phòng học, bàn ghế, thư viện, hệ thống mạng Internet, phương tiện thiết bị, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo .v.v. phục vụ cho dạy học cũng có ảnh hưởng đến tự học của học sinh.

- Thời gian dành cho tự học: Hoạt động tự học đòi hỏi phải có quỹ thời gian phù hợp, nên học sinh phải bố trí kế hoạch thật khoa học để đảm bảo quá trình tự học đạt hiệu quả.

- Tổ chức quản lý học sinh tự học: Hoạt động tự học là hoạt động mang tính tự giác, độc lập cao nhưng không phải cá nhân nào cũng giống nhau, do đó công tác quản lý hoạt động tự học của CBQL và GV có vai trò quan trọng để học sinh nâng cao tính tích cực, tự giác học tập.

* Yếu tố chủ quan là các yếu tố bên trong quyết định trực tiếp đến kết quả của hoạt động tự học

Các yếu tố về thể chất như: đặc điểm về thể lực, hệ thần kinh, tiếng dân tộcthiểusố…cũngảnh hưởngtớihoạt độngtựhọccủahọc sinh. Với HS DTTS các em sinh ra và lớn lên gắnvới hoạtđộng sảnxuất làm nương rãy do đóvềcơ

bản các em có thể trạng và sức khỏe tốt. Đây cũng là một lợi thế cho các em đủ điều kiệnhọctập.

Bên cạnh đó một trong những yếu tốảnh hưởng tới hoạt động tự học của các em đó là tiếng nói mẹ đẻ của các em. HS DTTS đa phần các em giao tiếp bằng tiếng dân tộc, hạn chếđến việc giao lưu học hỏi với các bạn người Kinh.

Tóm lại: Có nhiều yếu tố chi phối hoạt động tự học, trong đó các yếu tố chủ quan đóng vai trò cốt lõi, các yếu tố khách quan đóng vai trò chi phối. Nắm được các yếu tố chi phối hoạt động tự học sẽ giúp quản lý tốt hoạt động tự học của học sinh. Rèn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng tự học cùng với việc xác định mục đích, động cơ tự học, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học là cần thiết; điều quan trọng là học sinh phải có các kỹnăng tự học đó là: đọc sách, ghi chép, hệ thống hoá, khái quát hoá, tự kiểm tra đánh giá .v.v. Để tự học đạt kết quả thì học sinh đặc biệt là học sinh DTTS phải có kiến thức, có tư duy khoa học, biến động cơ tự học thành kết quả và tự tin vào bản thân không e dè xấu hổ, từđó bồi dưỡng và phát triển hứng thú học tập, duy trì tính tích cực, chủđộng, sáng tạo và tư duy khoa học trong hoạt động tự học.

1.4. Những vấn đề về quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)