L ỜI CẢM ƠN
8. Cấu trúc của luận văn
2.4.4. Thực trạng quản lí việc bồi dưỡng nhận thức, động cơ và thái độ tự
Ngay từ đầu năm học, các nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động, nội dung chương trình có thể là: giáo dục truyền thống nhà trường, các nội quy, quy đinh quản lý giáo dục học sinh… Triển khai chương trình kế hoạch hoạt động đến các tổ chức đoàn thể và toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường.
Nói chung công tác quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh trong những năm qua các nhà trường thực hiện tương đối tốt, đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế đó là việc bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh chưa được thực hiện thường xuyên, hiệu quả mang lại chưa cao, còn nặng tính hình thức.
Khảo sát về thực trạng quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên được thể hiện trong
bảng 2.9.
Bảng 2.9. Quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh
STT Nội dung
Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá Trung
bình Yếu
1
Xây dựng môi trường học tập thân thiện, bầu không khí thi đua, tích cực tạo sự hứng thú cho học sinh
58 30 10 2
2
Tạo động cơ tự học cho học sinh qua sự động viên, chia sẻ của thầy cô giáo và gia đình; qua việc đánh giá khách quan, công bằng của thầy, cô
45 37 15 3
3
Hướng dẫn các em cách làm việc với SGK; nghe và ghi khi nghe giảng theo tinh thần tự học…
52 42 5 1
4 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhằm tạo
điều kiện tự học cho học sinh 16 17 60 7
5
Tạo hứng thú, động cơ tự học cho học sinh qua việc gắn với truyền thống của nhà trường, với các hoạt động ngoại khóa, văn nghệTDTT, chương trình lồng ghép,..
62 30 6 2
6
Tạo nhu cầu, tính tự giác, ý chí vượt khó và sự nỗ lực của bản thân học sinh trong hoạt động tự học
23 27 37 13
Kết quả bảng 2.9 cho thấy, ở mức độ tốt thì động cơ tự học được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá cao nhất với 62%, đó là: Tạo hứng thú, động cơ tự học cho học sinh qua việc gắn với truyền thống của nhà trường, với các hoạt
động ngoại khóa, văn nghệTDTT, chương trình lồng ghép.
Xếp ở vị trí thứ hai là: Tạo động cơ tự học cho học sinh qua xây dựng môi trường học tập thân thiện, bầu không khí thi đua, tích cực tạo hứng thú cho học sinh với 58 % CBQL và GV đánh giá ở mức độ tốt.
Xếp ở vị trí thứ ba là: Tạo động cơ tự học cho học sinh thông qua hướng dẫn các em cách làm việc với SGK; nghe và ghi khi nghe giảng theo tinh thần tự học được 52 % CBQL và GV đánh giá ở mức độ tốt. Xếp ở vị trí thứ tư là Tạo động cơ tự học cho học sinh qua sựđộng viên, chia sẻ của thầy cô giáo và gia đình; qua việc đánh giá khách quan, công bằng của thầy, cô được 45 % CBQL và GV đánh giá ở mức độ tốt
Ở mức độ tốt, hai động cơ tự học còn lại là: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhằm tạo động cơ tự học cho học sinh và tạo nhu cầu, tính tự giác, ý chí vượt khó, sự nỗ lực của bản thân học sinh trong tự học; không được CBQL và GV đánh giá cao, tỷ lệ lần lượt chỉ là 16 % và 23%