Thực trạng nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên (Trang 46 - 49)

L ỜI CẢM ƠN

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của hoạt động

Luận văn tiến hành điều tra khảo sát với mẫu phiếu số 1,tại câu hỏi 1 học sinh đánh giá vềvai trò, ý nghĩa của tự học, kết quảđược thu được như sau:

Bảng 2.1. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học của học sinh STT Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học Ý kiến đánh giá Đồng ý Không đồng ý SL % SL % 1

Giúp học sinh củng cố kiến thức, hiểu bài sâu hơn và vận dụng vào thực tiễnđể trau dồi tri thức và thích nghi với thời đại

110 44 140 56

2 Giúp học sinh tự đặt ra được mục tiêu học

tập để nỗ lực phấn đấu trong học tập. 105 42 145 58 3

Giúp học sinh điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua đánh giá hoặc góp ý của thày/cô và bạn bè

121 48,4 129 51,6

4

Giúp học sinh có thái độ tích cực, hình thành tính kỷ luật, tự giác và thói quen tự học cho học sinh.

117 46,8 133 53,2

5

Giúp học sinh mở rộng tri thức , có phương pháp học tập hiệu quảvà hình thành năng lực trong mỗi cá nhân HS.

98 39,2 152 60,8

6 Giúp học sinh có kết quả cao trong kiểm

tra và các kỳ thi 198 79,2 52 20,8

7

Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp và khoa học

109 43,6 141 56,4

8 Giúp học sinh phát huy được tính tự giác,

tích cực, chủđộng, sáng tạo trong học tập 117 46,8 133 53,2 9 Giúp học sinh rèn luyện hành vi, thói quen

học tập liên tục 99 39,6 151 60,4 10

Giúp học sinh người dân tộc thiểu số chủ động phân bổ thời gian trong học tập, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập.

124 49,6 126 50,4

11

Giúp học sinh người dân tộc thiểu sốtăng cường sử dụng thành thạo tiếng phổ thông. Năng lực học tập suốt đời.

Từ kết quả ở bảng 2.1 cho thấy, học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ chưa nhận thức được hết, đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của hoạt động tự học. Đa số các em mới chỉ đồng ý rằng tự học giúp học sinh có kết quả cao trong kiểm tra và các kỳ thi (79,2%). Điều này là hoàn toàn hợp lý với các em học sinh người DTTS, vì các em lấy kết quả trong kiểm tra và các kỳ thi làm thước đo trong học tập. 52,8% học sinh đồng ý với vai trò của tự học là giúp học sinh người dân tộc thiểu sốtăng cường sử dụng thành thạo tiếng phổ thông, hạn chế nói tiếng địa phương, điều này đã phản ánh đúng thực trạng vì các trường THCS bán trú đa phần là học sinh người DTTS do thói quen môi trường sống đa phần các em giao tiếp bằng tiếng địa phương. Các vai trò còn lại của tự học chưa được 50% các em đồng ý. Điều này đã phản ánh đúng vì ngoài tính tự ti và nhút nhát, học sinh bán trú DTTS còn có đặc điểm chưa có kỹnăng hợp tác, làm việc theo nhóm, kỹnăng thích ứng, kỹnăng giải quyết vấn đề khoa học khi có sự góp ý và chưa có biết thực hiện kế hoạch khoa nề nếp, nghiêm túc và khoa học.

Phỏng vấn trực tiếp một số học sinh mức độ nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tự học, các em có những cách hiểu khác nhau:

Học sinh Giàng A Páo Lớp 9C1 trường PTDTBT THCS Tân Phong thì cho rằng: “Tự học giúp học sinh củng cố kiến thức, hiểu bài sâu hơn”. Học sinh Lò Thị Quyên lớp 8A trường PTDTBT THCS Chà Cang cho rằng: “Tự học giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tích cực” Học sinh Sùng A Tủa lớp 9B trường PTDTBT THCS Na Cô Sa lại cho rằng:“ Tự học giúp học sinh người dân tộc thiểu số tăng cường sử dụng thành thạo tiếng phổ thông”.

Như vậy, qua khảo sát vềcơ bản HS ởcác trường PTDTBT THCS Huyện Nậm Pồđã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học đối với cá nhân học sinh, tuy nhiên ởđây các em học sinh mới chỉ nhận thức được vai trò, ý nghĩa của tự học có tính thực tế, đó là mang lại kết quả cao trong kiểm tra, thi; trong việc củng cố kiến thức và hiểu bài kỹhơn mà chưa nhận thức được về lâu dài của hoạt động tự học đối với các vai trò, ý nghĩa để các em có phương pháp học

tập hiệu quả, biết lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp khoa học và thích nghi với thời đại cũng như hình thành năng lực trong mỗi cá nhân HS, giúp các em vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)