L ỜI CẢM ƠN
8. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Tăng cường giáodục nâng cao nhận thức, kỹ năng tự học, tự nghiên
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Giúp cho học sinh nâng cao nhận thức, hình thành động cơ và mục đích học tập đúng đắn, rèn luyện được kỹnăng tự học tự nghiên cứu cho học sinh nói chung và HS người DTTS trong các trường PTDT bán trú của huyện nhà nói riêng.
Khơi dậy được niềm hứng thú, say mê tự học của học sinh, xây dựng bầu không khí học tập tích cực; không khí giao tiếp, ứng xửsư phạm lành mạnh trong lớp, trong trường.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp Bước 1: Xây dựng kế hoạch
Trên cơ sởĐiều lệtrường THCS, các văn bản hướng dẫn quản lý học sinh của trường phổ thông dân tộc bán trú, BGH nhà trường xây dựng kế hoạch quản lý, tổ chức các hoạt động tự học nhằm nâng cao nhận thức, kỹnăng tự học cho học sinh.
Bước 2: Tổ chức thực hiện
Trên cơ sở kế hoạch đã được nhà trường xây dựng, thông qua, phân công cụ thể cho từng thành viên trong BGH phụ trách theo các lĩnh vực được phân công, tổ chức tuyên truyền, thông báo kế hoạch đến toàn thể hội đồng giáo dục nhà trường để triển khai thực hiện.
Phân công trách nhiệm, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, cho các tổ chức đoàn thể của nhà trường trong công tác giáo dục, quản lý hoạt động tự học của học sinh.
Triển khai nội dung và các tiêu chí đánh giá công tác giáo dục tự học cho học sinh tới toàn thể cán bộ quản lý và giáo viên.
Đối với Hiệu trưởng: Phân công cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục nâng cao nhận thức về tự học cho học sinh.
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, kỹnăng tự học cho học sinh đặc biệt là học sinh DTTS qua các giờ chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt tập thể, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các dịp kỷ niệm trong năm học.
Đối với GV: Thường xuyên gần gũi với học sinh, phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của tự học cho học sinh thông qua các giờ dạy trên lớp, các tiết sinh hoạt lớp, các buổi giáo dục truyền thống vềnhà trường, các buổi ngoại khóa..
Đối với giáo viên bộ môn: tích cực tuyên truyền giáo dục và củng cố cho học sinh tinh thần tự học, tự nghiên cứu, khơi dậy cho học sinh người DTTS niềm hứng thú, say mê, thói quen tự học cho học sinh thông qua các bài giảng trên lớp.
Đối với Ban quản lý khu nội trú: Giáo dục nâng cao nhận thức, kỹnăng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh người DTTS thông qua các buổi trực quản lý giờ tự học của học sinh.
Đối với các tổ chức đoàn thể: Thực hiện việc giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh người DTTS thông qua sinh hoạt đoàn, qua kỷ niệm ngày thành lập đoàn 26/3 hàng năm và những ngày kỷ niệm khác trong năm học.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá
BGH các nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn, BQL nội trú, Đoàn TNCSHCM, bảo vệ, phối hợp với GVCN, GVBM thường xuyên kiểm tra kết hợp đánh giá về thực trạng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh người DTTS
Thường xuyên dự giờ thăm lớp theo định kỳ, dự giờ đột xuất các giờ lên lớp của giáo viên để nắm được tình hình giảng dạy của giáo viên cũng như tình hình học tập của học sinh.
cao nhận thức, kỹnăng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh người DTTS thông qua hồ sơ giảng dạy của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm như: Sổ điểm, kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch giảng dạy, giáo án, sổ trực tuần; sổ theo dõi của ban quản lý nội trú của bảo vệnhà trường.
Trên cơ sở công tác kiểm tra, các trường phân tích những mặt đã làm được cũng như những hạn chế của công tác giáo dục rèn kỹnăng tự học cho học sinh để từđó rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch, nội dung để chỉđạo và tổ chức có hiệu quả kế hoạch đã đề ra
3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện
BGH nhà trường phải triển khai kịp thời các văn bản quy định của của ngành, của hệ thống trường dân tộc bán trú về công tác quản lý giáo dục học sinh đến toàn thể giáo viên cán bộtrong nhà trường.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên phải nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, hiểu và nắm bắt được diễn biến tâm lý của học sinh nhất là HS người DTTS, có năng lực trong công tác quản lý học sinh nói chung và lớp chủ nhiệm nói riêng.
Các điều kiện vềcơ sở vật chất của nhà trường phải đảm bảo cho các hoạt động tự học, hoạt động ngoại khoá, giáo dục truyền thống. Do đó các trường cần có kế hoạch từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất thiết bị phục vụ công tác dạy và học.
Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các lực lượng khác trong nhà trường để quản lý kiểm tra đánh giá công tác nâng cao nhận thức, kỹnăng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh người DTTS. Bên cạnh đó cũng cần tổ chức rút kinh nghiệm nhằm điều chỉnh, bổ sung kịp thời trong công tác quản lý chỉđạo của BGH.