Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động tự học hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên (Trang 58 - 59)

L ỜI CẢM ƠN

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động tự học hiện nay

PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh chúng tôi thiết kế mẫu phiếu số 2, trưng cầu ý kiến của 24 cán bộ quản lý (Ban giám hiệu) và 76 giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp.

2.4.1. Thc trng qun lý xây dng kế hoch hoạt động t hc hin nay ca các trường PTDTBT THCS các trường PTDTBT THCS

Việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học là quan trọng và cần thiết, qua khảo sát cho thấy việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học mới hiện nay của các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ mới chỉ chú trọng trong thời gian đầu năm học; công tác kiểm tra, đánh giá chưa tiến hành thường xuyên. Một số GVCN chưa thực sự quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học. Vì vậy nhiều HS học sinh chưa biết hoặc còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch, thời gian tự học.

BGH quản lý việc lập kế hoạch tự học theo từng giai đoạn và quá trình: Kế hoạch tự học theo ngày, theo tuần gắn với thời khóa biểu; kế hoạch tự học theo tháng, theo chủđề, phong trào học tập; kế hoạch học tập theo kì học, năm học.

Quản lý việc xây dựng bản kế hoạch: tên kế hoạch, thời gian thực hiện, nội dung, phương pháp, hình thức, điều kiện tài liệu, địa điểm…

Khảo sát về công tác hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học, thu được kết quả thể hiện trong bảng 2.6.

Qua bảng 2.6 cho thấy các nội dung hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học cho học kỳ và kế hoạch tự học cho cả năm học được BGH và GV thống nhất cao nhất ở mức độ thường xuyên; ngược lại đối với kế hoạch tự học từng tháng và kế hoạch tự học từng tuần thì chưa được quan tâm. Nhất là đối với loại kế hoạch tự học từng tuần có tới 50% giáo viên không thường xuyên thực hiện và 15% GV không thực hiện.

Bảng 2.6. Nội dung hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học

TT

Nội dung hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học Mức độ (%) Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện BGH GV BGH GV BGH GV 1 Kế hoạch tự học từng buổi 0 4,0 4,2 8,7 95,8 87,3 2 KH tự học nhóm với bạn bè hoặc dưới sựhướng dẫn của GV 0 31,7 0 28,6 100 39,7 3 Kế hoạch tự học từng tuần 62,5 39,7 37,5 31,7 0 28,6 4 Kế hoạch tự học từng tháng 83,3 43,6 16,7 32,5 0 23,9 5 Kế hoạch tự học từng học kỳ 95,8 52,4 4,2 27,8 0 19,8 6 Kế hoạch tự học cảnăm học 100 87,3 0 8,7 0 4,0

Việc hướng dẫn học sinh bổ sung và điều chỉnh kế hoạch tự học chỉ có 33,3% cán bộ quản lý và 40% giáo viên quan tâm ở mức độ thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn có tới 66,7% cán bộ quản lý, 50% giáo viên không thường xuyên quan tâm và 10% giáo viên không thực hiện.

Từ kết quả trên cho thấy việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học của cán bộ quản lý và giáo viên chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là đối với kế hoạch tự học từng tháng và kế hoạch tự học từng tuần. Điều này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động tự học của học sinh. Trên thực tế cho thấy đa số học sinh mới chỉ có thói quen học theo thời khoá biểu của nhà trường, học khi thầy cô giao bài về nhà hoặc học để chuẩn bị cho bài kiểm tra.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)