Trên thế giói có rất nhiều hồ, chúng được phân thành hồ nước mặn và hồ nước ngọt. Hồ có hàm lượng muối trong nước lớn hon 35% được gọi là hồ nước mặn.
Lượng muối trong hồ chủ yếu có các nguồn gốc sau:
1. Đến từ các mỏ đá hay mỏ muối ở các vùng đất gần hồ. Do loại đá có chứa muối này bị gió, nước bào mòn, hoà tan. Các chất hoà tan theo nước chảy xuống hồ tạo nên hồ nước mặn. Ví dụ như hồ Ingeer ở Nga.
2. Đến từ những dòng suối khoáng hay những chất khí phun ra khi núi lửa tuôn trào. Trong suối khoáng có những muối Axit Clohyđric, Silic của những nguyên tố như Kali, Natri, Canxi, Magiê; Những muối kim loại dễ hoà tan này tan vào trong nưóc hồ ở khu vực phụ cận đã hình thành nên hồ nước mcặn. Ví dụ Hồ nước mặn trên núi lửa Ugandaka Tervvey.
3. Do lóp nước mặn đậm đặc ở dưói đất sâu hoà tan vào. Trong mỗi một lít nước muối ở lóp sâu dưới mỏ muối có tới 300g muối. Những phân tử, nưóc muối nằm sâu bên trong vỏ Trái đất này theo các khe nứt thẩm thấu vào trong nước hồ. Ví dụ, độ mặn của nước ở biển Chết là 31,5%, biển Chết cũng thuộc vào locỊÌ những hồ như vậy.
4. Do gió đưa tới: Gió lón không những cuốn đâ't bụi mù mịt mà còn kéo theo những cát bụi dưới mặt đất, đem theo lượng muối dễ hoà tan vói nước thổi xuống hồ. Giống như hồ Sanber ở Ân Độ, hồ này là hồ nước mặn do mỗi năm gió từ biển gần đó thổi vào đem theo hơn 3000 tấn muối vào hồ. Nếu hồ không có lối cho nước ra, nước hồ bị đọng lại hay bán ngưng đọng (chỉ có chiều chảy vào); hồ lại nằm ở khu vực đất đai khô cằn hay nửa kliô cằn, thêm vào đó khu vực bên cạnh hồ lại có nhiều muối dễ tan trong nước thì tất cả những yếu tố đó cũng tạo đủ điều kiện cho hồ trở thành hồ nước mặn.
Những khu vực trên thế giói có hồ nước mặn phân bố là; Khu vực hồ nước mặn ở Bắc bán cầu, khu vực hồ nước mặn ở Nam bán cầu Vcà khu vực hồ nước mặn gần đưcyng xích đạo.