Tại Sdo mùa đông và

Một phần của tài liệu Ebook Tìm hiểu về Trái đất: Phần 1 (Trang 75 - 76)

mùa thu mặt hồ thường bốc "khói"?

Vào những buổi sáng sớm mùa thu hay mùa đông, ta thường thấy trên mặt hồ bốc "khói", lúc thì từng sọi mỏng manh, lúc lại mây mù cuồn cuộn. Nếu bạn đưa tay ra thử, sẽ thấy đám "khói" ấy chẳng có một chút nhiệt nào cả, chúng vẫn chỉ là khí lạnh của băng giá.

"Khói" mà ta thấy trên mặt hồ thực chất là do nước bốc hoi tạo thành. Nhưng tại sao cùng là hiện tượng bốc hoi mà mùa hè lại không thấy được? Bỏi vì nước bốc hoi là thể trong suốt, không màu, không thể nhìn thấy được, chỉ khi chúng ngưng tụ thành các hạt li ti chúng ta mói có thể thấy đưọc chúng.

Mỗi độ cuối thu, đầu đông, không khí lạnh tiến xuống phía Nam, nhiệt độ nhanh chóng tụt xuống thấp, đặc biệt vào ban đêm hay lúc sáng sớm khi đó nhiệt độ nước hồ tụt xuống chậm, nên cao hon nhiệt độ không khí.

Hoi nước ấm bốc lên từ mặt hồ không ngừng hòa vào không khí lạnh, nhưng do nhiệt độ thấp, nên không khí chỉ chứa được một lượng rất nhỏ hoi nưóc, lượng hoi nước dư thừa sẽ ngưng tụ lại thành các hạt băng nhỏ li ti, và đó cũng chứìh là "khói" mà ta nhìn thấy bốc lên từ mặt hồ. Hiện tượng này còn được gọi là sưong mù, vài ngày thậm chí vài tuần củng không tan. Ví dụ như hồ Baikal ở Nga, vào lúc cuối thu đầu đông, sưong mù dày đặc, chỉ đến khi nước hồ đóng băng thì sương mù trên mặt hồ mói tiêu tan.

Giờ thì chắc bạn đã hiểu vì sao mặt hồ thường bốc "khói" vào những mùa lạnh.

Một phần của tài liệu Ebook Tìm hiểu về Trái đất: Phần 1 (Trang 75 - 76)