Sau những trận mưa mùa hạ, mây đen nhanh chóng bay đi để nhường chỗ cho vầng thái dưong rực rỡ, đối diện vói mặt tròi lúc này bỗng xuất hiện một "cây cầu" hình bán nguyệt sặc sỡ. Đó chmh là cầu vồng.
Cầu vồng chính là do ánh sáng mặt tròi chiếu vào các hạt nưóc li ti có trong không khí, sứih ra hiện tưọng phản xạ và khúc xạ mà thành. Khi ánh sáng mặt tròi chiếu qua tâm lăng kứih, hưóng đi của tia sáng đã bị bẻ lệch, đồng thòi ánh sáng trắng ban đầu đã bị phân giải thành dải ánh sáng gồm: Đỏ, cam, vàng, lục, xanh, lam, tứn. Khi tròi mưa, hoặc khi tạnh mưa, trong không khí có rất nhiều những lăng kính có thể khúc xạ ánh sáng, đó chứữi là những hạt nưóc bé li ti. Do ánh sáng mặt tròi chiếu qua đó nên đường đi của ánh sáng không những bị thay đổi mà còn bị phân giải thành 7 màu: Đỏ, cam, vàng, lục, xanh, lam, tím. Nếu góc độ thích họp nó sẽ tạo ra cầu vồng.
Tại sao cầu vồng có lúc to, lúc nhỏ, màu sắc lúc tưoi tắn, lúc ảm đạm? Thì ra hiện tượng này được quyết định bỏi kích thước của các hạt nước có trong không khí. Nếu các hạt nước có kích thước lớn thì màu sắc của cầu vồng sẽ tưoi sáng, dải màu hẹp. Ngược lại, nếu kích thước của chúng nhỏ, cầu vồng sẽ có màu sắc ảm đạm, dải màu rộng. Còn nếu hạt nước có kích cỡ bằng các hạt mù thì cầu vồng sẽ có màu sắc nhạt, trở thành cầu vồng trắng.
Cầu vồng không phải chỉ xuất hiện đơn độc mà đôi khi 2, 3, 4 thậm chí 5 cầu vồng xuất hiện cùng một lúc, tuy nhiên trường họp này ít gặp. Hiện tượng nhiều cầu vồng xuất hiện cũng không có gì khác so vói một cầu vồng, cũng do ánh sáng bị phản xạ, tán xạ mà ra, chỉ có điều hướng đi của các tia sáng phức tạp hon.