Nguồn gốc củâ quần đảo kì lạ gần xích đạo?

Một phần của tài liệu Ebook Tìm hiểu về Trái đất: Phần 1 (Trang 36 - 40)

Nằm gần khu vực xích đạo giữa biển Thái Bình Dương mênh mông có một quần đảo kì lạ: quần đảo Gala Pagexi, còn gọi là quần đảo Colom. Thông thường, khu vực xích đạo hầu hết là những khu rừng rậm nhiệt đói nóng ẩm mưa nhiều, độ ẩm cao. Nhưng cảnh tượng trên quần đảo này hoàn toàn khác: Vừa khô hạn lại vừa mát mẻ. Noi này còn có rửiững loài động vật ưa lạnh như thiên nga, hải cẩu.

Trên đảo không có sự phân biệt rõ ràng về mùa. Vào những ngày nắng, khí hậu trên đảo tương đối mát mẻ, nhưng chỉ cần mây mù che lấp mặt tròi khí hậu sẽ trở nên lạnh khác thường. Mọi người muốn ngủ ngoài tròi đều phải đốt lửa để sưởi ấm. Dải đất ven biển lại khô hạn quanh năm, nơi đây là một vùng hoang mạc. Khắp đó đây là những miệng núi lửa hình chóp nón và đá nham thạch của núi lửa. Trên đảo còn có hơn 2.000 miệng núi lửa. Những miệng núi lửa này hầu hết đã

biến thành hồ; chỉ còn một số ít vẫn đang hoạt động. Bên cạnh những miệng núi lửa này là những rừng cây lá kim thưa thớt và một lóp bụi núi lửa màu đỏ, lóp đá huyền vũ màu đen lộ ra trên mặt đất. Nhưng điều kì lạ là tại những vùng đất cao cách xa biển, quanh năm sưong mù bao phủ, lượng mưa tương đối lớn. Tại đây có rất nhiều cây cao, dưód cây này là lóp các loài thực vật dương xỉ, trên những cây cao đó còn thường có rất nhiều loài hoa đẹp.

Rất nhiều loài động vật xứ lạnh hay vốn chỉ sống ở các vùng Bắc cực đã di cư đến sống trên các khu vực ven biển của quần đảo này, chiing sống tụ tập thành từng đàn như thiên nga, hải cẩu, tín thiên ông... Trên đảo còn có các loài động vật quý hiếm rứiư rùa, thằn lằn. Quần đảo này thực sự là một kì tích của thiên nhiên.

Tại sao trên đảo lại có hiện tượng kì lạ như vậy? Thì ra tất cả đều là do các dòng hải lưu gây nên. Dòng hải lưu lạnh Vice chảy dọc theo bờ biển phía Tây của châu Nam Mỹ lên hướng Bắc, tói mũi Blanco thì chuyển hướng chảy về phía Tày Bắc. Cả quần đảo Gala Pagexi bị bao bọc trong dòng hải lưu lạnh, nhiệt độ trên đảo vì thế mà giảm xuống rõ rệt. Đồng thòi, thòi tiết của miền xích đạo vốn biến hóa phức tạp ở khu vực này cũng trở nên vô cùng ổn định. Đến cả những trận mưa rào kèm theo sấm chóp thường gặp ở khu vực nhiệt đói hầu như cũng không hề xuất hiện tại đây. Nhiệt độ nước biển hạ thấp nên những loài động vật vốn chỉ có thể sống ở xứ lạnh và vùng Bắc Cực như thiên nga, hải cẩu vẫn có thể sống ở khu vực bao quanh quần đảo này.

Bạn đã từng nghe nói các hòn đảocũng biết "du lịch" chưa? cũng biết "du lịch" chưa?

Rất nhiều hòn đảo trên thế giói đều có thể di chuyển, tốc độ di chuyển của chiing nhanh chậm khác nhau. Cự li di chuyển cũng khác nhau nhưng chúng có thể di chuyển, đó là điều không còn nghi ngờ gì nữa.

Ví dụ, đảo Sùng Mirửi (Trung Quốc). Vào khoảng những năm từ 1352 - 1583, đảo này đã 5 lần dịch chuyển vị trí. Sự thay đổi dòng chảy thất thường của sông Trường Giang là nguyên rủìân chủ yếu gây nên sự

dịch chuyển không ngừng của đảo. Khi sồng Trường Giang đổ qua phía Bắc đảo, bờ Bắc của đảo sẽ bị nước xối bào mòn đi, ngược lại bờ Nam của đảo lại được mở rộng ra do phù sa tích tụ, bồi lấp. Đảo dịch chuyển về phía Nam. Khi sông Trường Giang chảy qua bờ Nam của đảo chảy ra biển, phần bờ bắc của đảo sẽ được phù sa tích tụ, bồi lấp; bờ nam lại bị xối mòn; đảo dịch chuyển về phía Bắc. Ngày nay, ngưòi ta đã xây dựng một con đê ngăn sông dài 200m và hơn 1000 khúc đê nhỏ hình chữ Đinh, về cơ bản đă ngăn chặn và kiểm soát được sự xói mòn, di động của đảo Sùng Minh.

ở phía bắc Canada, còn có một đảo "du lịch" li kì hon đó là đảo Sable. Chiều dài của đảo theo hướng Đông - Tây là hơn 40km, đảo rộng 16km theo hướng Nam - Bắc, diện tích toàn bộ đảo này chỉ có 80km^. Noi cao rửiất trên đảo là núi Lixianker - Xilerzi. Núi này chỉ cao 34m so vói mặt nưóc biển. Dải cát ngầm quanh đảo lại rất lớn, dài tói 120km, rộng 16km, độ sâu cách mặt nước chỉ từ 2 - 4m. Đảo Lixianker trên thực tế chỉ là phần nhỏ bé của cả bãi lầy rộng lớn này. Vùng nước lân cận đảo thường xuyên bị gió bão xâm lấn, trên vùng tròi của đảo luôn có một lóp sương mù dày bao phủ. Vị trí của đảo cũng luôn xê dịch không ổn định. Trong vòng hon 200 năm đảo đã dịch chuyển về phía Đông 20km, trung bình mỗi năm dịch chuyển hơn lOOm. Điều này quả thực là một chuyện rất li kì đối vói một hòn đảo nhỏ. Hon nữa đảo này còn luôn gắn liền vói những tai nạn. Do vùng biển quanh đảo thường có bão, sương mù lớn, ảnh hưởng của lóp cát dưới đáy biển nên đã có rất nhiều con thuyền bị đắm tại khu vực gần đảo. Cũng vì thế, đảo còn bị gọi là "Đảo đắm tàu".

Tại vùng biển ở Nam Cực cũng có một hòn đảo biết "du lịch" như đảo Sable, đó là đảo Buvvey. Cho dù vào rứìững ngày tròi yên bể lặng, đảo cũng vẫn tự di động. Đại khái vào thế kỉ XVIII, một nhà thám hiểm ngưòi Pháp đã phát hiện ra đảo này. ông đã ghi chép tỉ mỉ về vị trí chừih xác của đảo. Hơn 180 năm sau, khi một rủià khoa học ngưòi Na-Uy một lần nữa đặt chân lên hòn đảo nhỏ diện tích chỉ có 58km^ này đã phát hiện ra rằng vị trí của đảo đã dịch chuyển về phía Tây 2,6km.

Đến tận ngày nay ngưòi ta vẫn chưa làm rõ đâu là nguyên nhân thực làm cho các đảo này di chuyển. Sức mạnh nào đã làm cho các đảo này di chuyển? Điều này còn phải đọi chúng ta đi sâu khám phá thêm.

Tại sao nói sa mạc là "vùng đất bất hạnh"?

Bất kể là trên tấm bản đồ hay trên quả địa cầu, mọi ngưòi đều thấy trên mỗi châu lục hầu như đều có một khu vực lớn được tô màu vàng. Những khu vực này chmh là sa mạc, vùng đất được cho là "vùng đất bất hạnh" mà thiên nhiên đem tói cho con ngưòi. Tổng diện tích các sa mạc trên Trái đất lên tói 15.350 nghìn km^, chiếm 1/10 diện tích đất liền trên thế giói. Các sa mạc trên thế giói phần lớn đều phân bố ở vào khoảng vĩ độ 15 tói vĩ độ 35. Gió ả các noi này chù yếu đều thổi từ đất liền ra biển. Luồng không khí ẩm giàu hoi nước trên mặt biển không thổi vào đất liền được. Vì thế lượng mưa ở khu vực này vô cùng nhỏ, đất đai khô cằn. Thời gian lâu dần những hòn đá tại đây do bị phong hóa đã hình thành nên những hạt cát nhỏ. Những hạt nhỏ này trôi dạt theo gió, dồn lại thành từng đống, dần hình thành các núi cát. Thứ quý giá nhất trên sa mạc là nước, lượng mưa bình quân hàng năm trên các sa mạc thường dưói 400ml. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vậy đã làm h'ưủi thành nên những loài thực vật tưong đối nhỏ, vỏ tương đối dày. Các loài động vật trong sa mạc cũng có đặc tính chịu hạn rất tốt.

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm ở sa mạc rất lớn. Tuy nhiệt độ trung bình năm ở đây chỉ có từ 30 - 50‘’c , nhưng nhiệt độ ban ngày trên sa mạc hầu hết đều trên 60‘’C; nhiệt độ ban đêm noi đây lại xuống thấp dưói -10°c. Nhiệt độ chênh lệch giữa đêm và ngày lớn như vậy rất có lọi cho việc tích trữ đưòng của các loài thực vật, vì thế các loài hoa quả sản xuất ở sa mạc đều rất ngọt.

Trưóc đây các sa mạc trên Trái đất không nhiều. Đại bộ phận sa mạc hìnli thành là do sự phá hoại thiên nhiên của con người. Ví dụ vào những năm từ 1908 - 1938 tại nước Mỹ, người ta phá rừng một cách vô tội vạ; diện tích rừng bị phá lên tói 900 triệu mẫu. Một vùng thảo nguyên rộng lớn bị phá hoại, kết quả đã h'mh thành nên các sa mạc. Sa mạc đem tói rất nhiều hiểm họa cho con ngưòi. Sa mạc vùi lấp các cánh đồng, nông trang trên một diện tích râ't lớn, chôn lấp các tuyến đường sắt. Những noi bị sa

mạc xâm lấn hầu như đến một cây cỏ cũng không còn sống sót. Hiện nay con người đã ý thức được mối nguy hại do sa mạc gây nên. Người ta đã tiến hành xây dựng các khu rừng phòng hộ, các bãi cỏ phòng hộ và rừng chắn cát, để ngăn chặn sự xâm lấn của sa mạc.

Một phần của tài liệu Ebook Tìm hiểu về Trái đất: Phần 1 (Trang 36 - 40)