Tại sao mây lại có những hình thù khác nhau?

Một phần của tài liệu Ebook Tìm hiểu về Trái đất: Phần 1 (Trang 73 - 74)

Các đám mây muôn hình muôn vẻ, không ngừng thay đổi. Xét về mặt thòi gian, một năm 4 mùa hình dáng của mây chẳng bao giờ giống nhau. Xét trong một ngày, mỗi giây, mỗi phút, hình dáng của mây lại có sự thay đổi. Vì sao lại như vậy?

Thì ra, việc sinh ra những đám mây mang các hình thù khác nhau là do sự dịch chuyển lên cao của không khí khác nhau. Những đám mây hình tích thường thấy bao gồm mày trắng mỏng, mây trắng dầy, và mây mưa, là các giai đoạn phát triển khác nhau của mây hình tích. Chúng chủ yếu được sinh ra do không khí trên bề mặt Trái đất hấp thu nhiệt không đều nhau nên đã sinh ra những luồng khí bốc lên cũng khác nhau. Mây trắng mỏng, đáy bằng phăng, đỉnh lồi lên, mây trắng dầy, từng chùm, từng chùm cao, to, cuồn cuộn mang dáng hình bông hoa liễu, còn mây mưa, đỉnh của nó phát triển theo bề ngang nên còn được gọi là mây hình "đe".

Những đám mây mưa như vậy mang đặc điểm biến đổi của ngày rõ rệt, vì thế có thể dựa vào đó để phán đoán sự thay đổi của thòi tiết. Mây hình tầng là chỉ các tầng mây xếp đều lên nhau, gồm có tầng mây cuộn, tầng mây cao và tầng mây mưa. Loại mây này xuất hiện chủ yếu khi không khí nóng và không khí lạnh gặp nhau, không khí nóng men theo sườn không khí lạnh từ từ bay lên mà hình thành nên. Phía trước sườn dốc là tầng mây cuộn mỏng, ở giữa là tầng mây cao khá dầy, cuối cùng là tầng mây mưa cực dầy.

Mây dạng sóng là chỉ tầng mây cuộn lên như sóng, gồm mây tạnh cuộn, mây tạnh cao và mây tạnh tầng. Nó được sinh ra khi nhiều luồng không khí khác nhau bốc lên. Mây dạng sóng có lúc như những mảnh ngói, lúc lại trông như vảy cá, chúng có thể báo trước thòi tiết.

Ngoài ra, còn có một số hình dáng khá đặc biệt của mây như mây hình lô cốt, mây hình sọi bông, hình cầu lơ lửng, hình quả... Sự xuất hiện của chúng thường có thể dự báo xu thế thay đổi của thời tiết.

Một phần của tài liệu Ebook Tìm hiểu về Trái đất: Phần 1 (Trang 73 - 74)