Vì Sdo khi bay mây lại không rdi xuống?

Một phần của tài liệu Ebook Tìm hiểu về Trái đất: Phần 1 (Trang 71 - 72)

Các đám mây trôi trên bầu tròi thật thiên hình vạn trạng, lúc trông như những sọi tơ trắng, khi thì những sọi bông bạc, có lúc bầu tròi là một mảng xám xịt, khi lại kéo về mịt mù mây đen. Thê nhưng, các tầng mây này cho dù thế nào đi chăng nữa cũng không bao giờ rơi xuống mà luôn trôi nổi trên không trung.

Vì sao mây lại không rơi? Từ xa xưa, con ngưòi đã rất hứng thú vói vấn đề này, qua quá trình nghiên cứu, cuối cùng ngưòi ta cũng hiểu được lí do của nó.

Nói một cách cụ thể, mây trên tròi được hình thành từ hoi nước. Sau khi nước trên mặt đất bốc hoi sẽ trở thành hoi nước, hoi nước lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành các hạt nước, hạt băng li ti. Những hạt này khi tụ tập lại luôn có xu hướng roi xuống. Nhưng do thể tích quá nhỏ, sức hút của Trái đất yếu, không chống đỡ nổi luồng khí lưu mạnh mẽ đang bốc hoi lên, vì thế mây cứ trôi nổi trên bầu tròi.

Vậy, luồng khí này được hình thành như thế nào?

Một là sự dâng lên của nhiệt lực. Do bề mặt Trái đất hấp thụ rứiiệt lượng, khiến không khí ớ gần bề mặt Trái đất giãn nở mà bay lên, một lượng lớn không khí nóng ẩm cũng theo đó mà bay lên hình thành nên luồng khí này.

Hai là sự dâng lên của động lực. Luồng khí lưu trong quá trình di chuyển, do sự cản trở của địa hình, khi đón gió để vượt qua dốc núi mà hình thành nên luồng không khí ấy.

Ba là sự kết họp của nhiệt lực và động lực. Trong quá trình di chuyển, 2 luồng khí nóng và khí lạnh gặp nhau, mật độ không khí lạnh dày, mật độ khí nóng loãng, khí nóng bị khí lạnh dồn lên trên, từ đó hình thành luồng khí lưu bốc lên.

Do vậy, mỗi nơi khác nhau lại có những luồng khí khác nhau đẩy mây lên, nên mây không bao giờ rơi.

Một phần của tài liệu Ebook Tìm hiểu về Trái đất: Phần 1 (Trang 71 - 72)