Câu nói "Mọi dòng sông đều chảy ra biển lớn" là một cách đánh giá của ngưòi xưa về hướng chảy của dòng sông. Đối với phần lớn các dòng sông, quả đúng là cuối cùng chúng đều đổ ra biển lón. Các con sông lớn trên Trái đất như sông Nin, sông Mitxixipi, sông Côngô, sông Amazôn, sông Hoàng Hà... đều chảy ra biển. Những dòng sông chảy thẳng vào đại dương như vậy được gọi là sông chảy ra ngoài (Ngoại lưu hà). Nhưng cũng có một số dòng sông điểm cuối cùng của chúng không chảy ra biển mà chúng đổ vào những hồ trong đất liền hoặc do những nguyên nhân như bốc hoi quá nhanh, con ngưòi dùng quá nhiều mà biến mất giữa dòng chảy. Người ta gọi những dòng sông này là những dòng sông khép kín hay sông trong đất liền.
Những dòng sông khép kín hầu hết đều phân bố tại những vùng cách biển rất xa do ở đó lượng mưa ít, nước bốc hoi nhanh, khí hậu khô cằn. Nước sông ở đó chủ yếu được bổ sung bằng nguồn nước do băng tuyết trên núi cao tan ra, vốn dĩ sông đã thiếu nước, thêm vào đó là khí hậu khô hạn, nước bốc hoi nhanh làm lượng nước bốc hoi lớn hon lượng nước bổ sung cho sông. Tất cả những nguyên nhân trên làm cho sông không thể đổ ra được dù "tàm có thừa nhưng sức lực thiếu". Chúng chỉ có thể cạn kiệt ngay tại những hồ mà chúng đổ vào hoặc biến mất trên đường đổ ra biển. Con sông khép km dài nhất thế giói là sông Vonga, bắt nguồn từ bình nguyên Đông Âu. Sông dài 3690km cuối cùng chảy vào hồ nội địa lớn nhất thế giói - biển Caspian. Từ đó có thể thấy rằng, không phải mọi dòng sông đều đổ ra biển.