Các biện pháp can thiệp giảm tình trạng rối loạn lipid máu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả phòng chống rối loạn lipid máu của sản phẩm (Trang 51 - 55)

Trước hết, muốn giảm tình trạng rối loạn lipid máu cần phải phòng chống mắc thừa cân - béo phì. Để dự phòng thừa cân béo phì cần áp dụng chế độ dinh - dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực và lối sống lành mạnh. Dự phòng béo phì trở thành đường lối dinh dưỡng quan trọng của nhiều quốc gia trong chiến lược kiểm soát các bệnh mạn tính không lây [27], [145].

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chiến lược dự phòng thừa cân béo phì bao gồm các biện pháp sau [162]:

- Tăng cường hiểu biết của cộng đồng về béo phì và các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến béo phì.

- Khuyến khích chế độ ăn hợp lý: chế độ ăn calo thấp, cân đối, ít béo, ít đường, tăng cường glucid phức hợp và đủ vitamin và khoáng chất theo nhu cầu đề nghị cho từng lứa tuổi, ăn nhiều rau quả, hạn chế bia, rượu.

- Khuyến khích các hoạt động thể lực và lối sống năng động. - Kiểm soát cân nặng, duy trì cân nặng ở lề an toàn BMI<23.

Trong những năm qua, các tiến bộ y học đã mở ra những triển vọng to lớn trong việc sử dụng các loại thuốc cũng như các phương pháp điều trị tiên tiến đối với các bệnh đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp… Đã có nhiều nghiên cứu trên bệnh nhân với mục đích đánh giá hiệu quả giảm lipid máu bằng các loại thuốc giảm mỡ máu như Lipostabil (thuộc nhóm phospholipid), Fenofibrate, Fluvastatin, Cerivastatin... có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, LDL- C, Triglycerid rõ rệt [16] [35 , ].

Các nhà nghiên cứu y học cổ truyền trong nước đã quan tâm sử dụng đông dược để điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu như đánh giá tác dụng của các bài thuốc (ngũ phúc tâm não khang) [ ]20 , của một số dược liệu, phần lớn dược liệu sử dụng (14 vị thuốc Đông dược), Alicuma (1 tập hợp dược thảo bao gồm: Tỏi khô, Ngưu tất, Củ bình vôi, Hoa hoè, Cam thảo, Mật ong) [7], Nhị trần thang gia[1],Uất kim, Thảo quyết minh, ương sa câu đằng H [8], Giáng chỉ ẩm, Bán hạ bạch truật thiên ma thang [ ]46 … đã cho thấy có tác dụng giảm rối loạn lipid máu rõ rệt. Một số nghiên cứu về độc vị: Ngưu tất, Nghệ vàng, Nghệ đen, Tỏi, Mía nghệ, Dầu cám, Mạch Ba Góc (Mecook) có tác dụng giảm triglycerid, LDL- C [14 25 26 ], [ ], [ ].

Bên cạnh đó, khoa học dinh dưỡng cũng ngày càng làm sáng tỏ vai trò của chế độ ăn, của các chất dinh dưỡng đặc hiệu trong việc điều chỉnh rối loạn chuyển hóa lipid, chẳng hạn các phát hiện về vai trò của acid béo chưa bão hòa omega 3, - một số chất chống oxy hóa như vitamin E, β-caroten, lycopen, các phytosterol trong phòng và chống các bệnh do rối loạn chuyển hóa lipid [28].

Acid béo omega-3 (EPA và DHA), có thể tìm thấy trong các loài cá như cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá trích, cá thu, cá mòi và một số loài nhuyễn thể khác ở biển. Các nghiên cứu thử nghiệm của Michel D.L (2008), bổ sung một lượng nhỏ EPA +

DHA (800mg/ngày) đã cho kết quả giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim là 30%, nguy cơ đột quị giảm 45% [113]. Việc sử dụng EPA và DHA đã có tác dụng rõ ràng trong việc giảm triglycerid [87], [142] .

Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh tác dụng của các chất chống oxy hóa đến quá trình vữa xơ động mạch và nhiều công trình dịch tễ học quan sát cho thấy chế độ ăn có nhiều chất chống ôxy hóa có thể giảm tới 20-40% nguy cơ bệnh mạch vành [70], [93], [121] .

Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu, có chức năng chính là chống oxy hoá. Vitamin E bảo vệ chất béo, đặc biệt là các acid béo chưa bão hòa nhiều nhánh và các thành phần khác ở màng tế bào và các lipoprotein hàm lượng thấp (low- density lipoproteins) chống lại các gốc tự do là sản phẩm sinh ra trong quá trình chuyển hoá của cơ thể [105] [125]. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy vitamin C có , vai trò bảo vệ đối với bệnh xơ vữa động mạch. Bổ sung vitamin E, vitamin C làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành ở các nam và nữ [81], [94].

Bên cạnh các chất vitamin E, vitamin C, người ta còn phát hiện thấy trong thực phẩm có một số chất không có vai trò dinh dưỡng nhưng có vai trò chống oxy hóa đặc biệt là bioflavonoid có ở chè, rượu vang, nước quả nho và ở vỏ nhiều loại quả. Nhiều công trình nghiên cứu đã kết luận vai trò dự phòng của các loại bioflavonoid đối với rối loạn lipid máu cũng như bệnh mạch vành [93].

Có rất nhiều nghiên cứu được triển khai trên nhiều nước cho thấy vai trò của Isoflavone có trong đậu tương đối với giảm cholesterol, LDL-C, huyết áp và kể cả ở các bệnh nhân đái tháo đường biến chứng thận [141], [144].

Đặc biệt, các carotenoid như lycopen được coi là chất chống oxy hóa mạnh. Lycopen đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch, do nó ngăn chặn các gốc tự do phá hủy LDL . Cholesterol bị oxy hóa bởi các gốc tự do sẽ -C lắng lại thành các mảng cứng và làm hẹp động mạch. Với hoạt tính chống oxy hóa mạnh, lycopen có thể ngăn ngừa LDL-C không bị oxy hóa [107] [132], .

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của lycopen đối với rối loạn dinh dưỡng lipid và bệnh tim mạch cũng như các bệnh mạn tính không lây.

Cho đến nay, ở Việt nam vẫn chưa có nghiên cứu thử nghiệm về tác động của lycopen, cũng như các sản phẩm giầu lycopen từ tự nhiên lên phòng chống bệnh rối loạn lipid máu.

Chính vì các lý do trên, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giầu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả phòng chống rối loạn lipid máu của sản phẩm” cho luận án tiến sĩ.

Để thực hiện nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng nguyên liệu, đối tượng và các phương pháp nghiên cứu được trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2

NGUYÊN LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả phòng chống rối loạn lipid máu của sản phẩm (Trang 51 - 55)