Thay đổi chỉ số cholesterol toàn phần (mmol/l) trước và sau thử nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả phòng chống rối loạn lipid máu của sản phẩm (Trang 117)

Thời điểm Nhóm chứng (n=55) Nhóm bột cà chua (n=52) Nhóm lycopen (n=54) X ± SD X ± SD X ± SD T0 5,79 ± 1,00 5,90 ± 1,10 5,98 ± 0,92 T3 5,89 ± 0,85 5,52b*± 0,77 5,34c**± 0,72 T3-T0 0,10±1,15 -0,38±0,95 -0,64**±1,23

T0: Khi bắt đầu thử nghiệm, T3: kết thúc 3 tháng thử nghiệm

a: p<0,05; b: p<0,01; c: p<0,001 vs. T0, cùng nhóm (T-Test ghép cặp)

*: p<0,05; **: p<0,01 vs. nhóm chứng (Anova - Test)

Kết quả trình bày ở bảng 3.27 cho thấy chỉ số cholesterol toàn phần giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm sử dụng bột cà chua và nhóm sử dụng viên lycopen với hàm lượng lycopen 10mg/ngày tại thời điểm T3 (sau 3 tháng thử nghiệm) so với thời điểm T0 (p<0,01) và so với nhóm chứng. Cholesterol toàn phần ở nhóm sử dụng viên lycopen giảm nhiều hơn (0,64±1,23 mmol/l) so với nhóm sử dụng bột cà chua (0,38±0,95 mmol/l) nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhóm chứng có chỉ số cholesterol toàn phần tăng không có nghĩa tại thời điểm T3 so với thời điểm T0. Mức độ thay đổi cholesterol toàn phần của nhóm sử dụng viên lycopen so với nhóm chứng khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,01). (phụ lục 6)

Bảng 3.28. Thay đổi chỉ số triglycerid (mmol/l) trước và sau thử nghiệm

Thời điểm Nhóm chứng (n=55) Nhóm bột cà chua (n=52) Nhóm lycopen (n=54) ± SD ± SD ± SD T0 2,96 ± 1,47 3,10 ± 1,00 2,94 ± 1,46 T3 2,95 ± 1,10 2,29c***± 0,51 2,16b***± 0,70 T3-T0 -0,01±1,41 -0,81**±1,09 -0,76*±1,56

T0: Khi bắt đầu thử nghiệm, T3: kết thúc 3 tháng thử nghiệm

a: p<0,05; b: p<0,01; c: p<0,001 vs. T0, cùng nhóm (T-Test ghép cặp)

28

Kết quả trình bày ở bảng 3. cho thấy sau thử nghiệm 3 tháng chỉ số triglycerid của nhóm chứng không thay đổi so với thời điểm T0, còn ở nhóm sử dụng bột cà chua và nhóm sử dụng viên lycopen chỉ số triglycerid giảm có ý nghĩa thống kê so với thời điểm T0 (p<0,01). Nhóm sử dụng bột cà chua giảm nhiều hơn (0,81±1,09 mmol/l) so với nhóm sử dụng viên lycopen (0,76±1,56 mmol/l). Mức độ giảm triglycerid của 2 nhóm thử nghiệm đều khác biệt có ý nghĩa (nhóm sử dụng bột cà chua p<0.001, nhóm sử dụng viên lycopen p<0,01) so với nhóm chứng, không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm thử nghiệm. (phụ lục 6)

Bảng 3.29. Thay đổi chỉ số HDL-C (mmol/l) trước vàsauthử nghiệm

Thời điểm Nhóm chứng (n=55) Nhóm bột cà chua (n=52) Nhóm lycopen (n=54) X ± SD X ± SD X ± SD T0 1,08 ± 0,24 1,07 ± 0,23 1,06 ± 0,25 T3 1,16 ± 0,26 1,27c± 0,27 1,28c*± 0,22 T3-T0 0,08±0,34 0,20±0,34 0,21±0,34

T0: Khi bắt đầu thử nghiệm, T3: kết thúc 3 tháng thử nghiệm

a: p<0,05; b: p<0,01; c: p<0,001 vs. T0, cùng nhóm (T-Test ghép cặp)

*: p<0,05 vs. nhóm chứng (Anova - Test)

Theo kết quả trình bày ở bảng 3.29 cho thấy về chỉ số HDL-C cả 3 nhóm đều tăng sau thử nghiệm, nhưng ở 2 nhóm thử nghiệm sử dụng bột cà chua và viên lycopen tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với trước thử nghiệm. Sau thử nghiệm nhóm sử dụng viên lycopen có chỉ số HDL-C (1,28 ± 0,22 mmol/l) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm chứng (1,16 ± 0,26 mmol/l). Mức độ tăng của chỉ số HDL C giữa 3 nhóm- khác b không có ý nghĩa thống kê. (phụ lục 6) iệt

Kết quả trình bày ở bảng 3.30 cho thấy về chỉ số LDL-C sau thử nghiệm nhóm sử dụng bột cà chua giảm xuống (2,79 ± 0,67 mmol/l) có ý nghĩa (p<0,001) so với trước thử nghiệm, nhóm sử dụng viên lycopen giảm xuống (2,98 ± 0,45 mmol/l) có ý nghĩa (p<0,01) so với trước thử nghiệm.(phụ lục 6)

Bảng 3.30. Thay đổi chỉ số LDL C (mmol/l) trước và sau thử nghiệm- Thời điểm Nhóm chứng (n=55) Nhóm bột cà chua (n=52) Nhóm lycopen (n=54) X ± SD X ± SD X ± SD T0 3,47 ± 0,97 3,36 ± 1,12 3,39 ± 0,95 T3 3,64 ± 0,72 2,79c***± 0,67 2,98b*** ± 0,45 T3-T0 0,17±0,93 -0,57**±1,06 -0,44**±1,08

T0: Khi bắt đầu thử nghiệm, T3: kết thúc 3 tháng thử nghiệm

a: p<0,05; b: p<0,01; c: p<0,001 vs. T0, cùng nhóm (T-Test ghép cặp)

*: p<0,05; **: p<0,01; ***: p<0,001 vs. nhóm chứng (Anova - Test)

Cả 2 nhóm thử nghiệm đều có chỉ số LDL-C sau thử nghiệm khác biệt có ý nghĩa (p<0,001) so với nhóm chứng. Mức độ thay đổi của 2 nhóm thử nghiệm so với nhóm chứng đều có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,01), và không có sự khác biệt giữa 2 nhóm thử nghiệm. (phụ lục 6)

Bảng 3.31 . Thay đổi chỉ số lycopen trong huyết thanh ( µµµµµmol/l) trước và sau thử nghiệm Thời điểm Nhóm chứng (n=55) Nhóm bột cà chua (n=52) Nhóm lycopen (n=54) X ± SD X ± SD X ± SD T0 0,19 ± 0,04 0,19 ± 0,15 0,19 ± 0,04 T3 0,18a± 0,04 1,40c***± 0,42 1,42c*** ± 0,65 T3-T0 -0,01±0,03 1,20***±0,47 1,23***±0,66

T0: Khi bắt đầu thử nghiệm, T3: kết thúc 3 tháng thử nghiệm

a: p<0,05; b: p<0,01; c: p<0,001 vs. T0, cùng nhóm (T-Test ghép cặp)

*: p<0,05; **: p<0,01; ***: p<0,001 vs. nhóm chứng (Anova - Test)

Kết quả thể hiện ở bảng 3.31 cho thấy về chỉ số lycopen trong huyết thanh tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,001) ở cả 2 nhóm thử nghiệm tại thời điểm T3so với tại thời điểm T0. Sau thử nghiệm chỉ số lycopen ở nhóm sử dụng bột cà chua tăng

lên tới 1,40±0,42 mmol/l, ở nhóm sử dụng viên lycopen tăng lên tới 1,42± 0,65 mmol/l, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với nhóm chứng. Mức độ thay đổi chỉ số lycopen trong huyết thanh của 2 nhóm thử nghiệm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với nhóm chứng và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm thử nghiệm. (phụ lục 6)

Hiệu quả thử nghiệm sản phẩm giầu lycopen (bột cà chua và viên lycopen) với hàm lượng 10mg lycopen/ngày trong 3 tháng đối với rối loạn lipid máu được tính toán theo công thức 2.13 và 2.14. Kết quả được trình bày ở bảng 3.32.

Bảng 3.32. Hiệu quả thử nghiệm sản phẩm giầu lycopen (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ số Thời điểm Nhóm (n=55) chứng Nhóm bột cà chua (n=52) Nhóm viên lycopen (n=54) LDL- cholesterol (>3.38 mmol/L) T0 33,9 36,1 34,5 T3 34,2 31,0 29,5 H (%) - 9 0, 14,1 14,5 HQTN (%) 15,0 15,4 Cholesterol toàn phần (>5.2mmol/L) T0 40,6 40,3 41,3 T3 39,8 33,9 35,2 H (%) 2,0 15,9 14,8 HQTN (%) 13,9 12,8 Triglycerid (>2.26 mmol/L) T0 56,7 46,3 56,3 T3 55,2 42,0 51,4 H (%) 2,7 9,3 8,7 HQTN (%) 6,6 6,0 HDL-cholesterol (<0.9mmol/L) T0 19,4 19,7 19,2 T3 19,2 18,3 18,0 H (%) 1,0 7,1 6,3 HQTN (%) 6,1 5,3

Hiệu quả thử nghiệm sử dụng sản phẩm giầu lycopen được thể hiện ở bảng 3.32 cho thấy: sau thời gian thử nghiệm 3 tháng với hàm lượng lycopen ăn vào 10mg/ngày, hiệu quả sử dụng sản phẩm giầu lycopen đối với các chỉ tiêu lipid máu đều cao hơn so với nhóm chứng. Hiệu quả thử nghiệm cao nhất đối với chỉ số LDL- C, và thấp nhất là chỉ số HDL- C.

Đối với chỉ số LDL-C, hiệu quả thử thiệp của nhóm sử dụng viên lycopen (15,4% cao) hơn nhóm sử dụng bột cà chua (15,0%). Đối với các chỉ số còn lại, hiệu quả thử nghiệm của nhóm sử dụng bột cà chua cao hơn nhóm sử dụng viên lycopen: lần lượt với chỉ số cholesterol toàn phần là 13,9% đối với nhóm sử dụng bột cà chua và 12,8% đối với nhóm sử dụng viên lycopen; với chỉ số triglycerid là 6,6% đối với nhóm sử dụng bột cà chua và 6,0% đối với nhóm sử dụng viên lycopen và cuối cùng với chỉ số HDL-C là 6,1% đối với nhóm sử dụng bột cà chua và 5,3% đối với nhóm sử dụng viên lycopen. Nhóm chứng cũng có cải thiện đối với chỉ số cholesterol toàn phần, triglycerid và HDL-C nhưng ít hơn nhiều so với 2 nhóm thử nghiệm.

3.3.2.3. Hiệu quả thử nghiệm đối với một số yếu tố liên quan khác

Các đối tượng nghiên cứu cũng được theo dõi sự thay đổi của các chỉ số cân nặng, BMI, huyết áp trước và sau thử nghiệm.

Bảng 3.33. Thay đổi các chỉ số nhân trắc, huyết áp ba nhóm nghiên cứu trước và sau thử nghiệm sau thử nghiệm Chỉ số Nhóm chứng1 (n=55) Nhóm bột cà chua2(n=52) Nhóm lycopen 3 (n=54) (Anova-p test) ± SD ± SD ± SD Tăng cân (kg) -0,28±1,36 -0,15±1,14 -0,20±0,56 p> 0,05 BMI (kg/m2) -0,14±0,58 -0,12±0,67 -0,24±0,27 p> 0,05 Huyết áp tâm thu

(mmHg) 0,36±1,30 0,39±1,96 -0,09±0,68 p> 0,05 Huyết áp tâm

trương (mmHg) 0,18±1,34 0,29±1,55 -0,19±1,36 p> 0,05

Kết quả thể hiện ở bảng 3.33 cho thấy: hiệu số (giá trị khi kết thúc giá trị – khi bắt đầu thử nghiệm) về các chỉ số về nhân trắc, BMI và huyết áp của các đối tượng ở các nhóm không thấy có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê giữa trước và sau thử nghiệm. (phụ lục 6)

- Đặc điểm khẩu phần dinh dưỡng của các nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu Tiến hành điều tra khẩu phần ăn 24h qua của các đối tượng ở thời điểm trước và sau thử nghiệm. Kết quả được trình bày tại bảng 3.34.

Bảng 3.34. So sánh mức tiêu thụ lương thực thực phẩm giữa các nhóm trước và sau thử nghiệm

Giá trị dinh dưỡng

Nhóm chứng Nhóm bột cà chua Nhóm Lycopen

Trước thử

nghiệm Sau thử nghiệm Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm Năng lượng 2630,8±636,1 2648,7±542,0 2561,3±37,7 2638,2±715,9 2629,5±612,5 2584,9±408,7 Protein (g) 108,6±20,8 104,3±22,9 102,3±20,6 106,8±19,3 109,7±24,7 103,73± 27,4 Lipid (g) 62,6±27,9 68,3±26,8 60,2±16,1 65,7±49,6 68,4±19,1 63,96±22,95 Glucid (g) 386,6±94,2 380,0±91,5 381,3±54,7 380,0±80,3 387,7±120,3 386,6±64,6 Vitamin A (µg) 348,2±735 294,2±239,5 313,2±304,4 297,6±539,8 206,5±131,3 272,3±389,0 Vitamin E (µg) 4705,7±3355,5 4638,5±3365,3 4592,7±3512,74 4673,8±1510,4 4654,9±3290,0 4747,8±2571,3 β- Caroten (µg) 8005,5±5187,4 6458±4231 6384,2±3196,6 8446,5±4780,2 10223,9±4845,8 9589,9±4359,2 Lycopen (µg) 1615,4±273,7 1673,8±253,7 1664,8±283,1 1635,3±173,1 1595,9±203,8 1664,9±196,7

Theo kết quả của bảng 3.34 cho thấy: trước và sau thời gian tiến hành nghiên cứu thử nghiệm, giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của các nhóm tương đương nhau (p> 0,05). Tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể ở cả các nhóm khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,5).Hàm lượng protein, lipid, glucid, vitamin cũng cân đối giữa 3 nhóm. Trong quá trình thử nghiệm hoàn toàn không có sự điều

chỉnh chế độ ăn ở các nhóm. Các đối tượng nghiên cứu tiêu thụ mức năng lượng tương đương với mức năng lượng khuyến nghị cho người lao động vừa (2.600Kcal/ngày) [6], lượng protein tiêu thụ ở mức cao, tương đương với mức tiêu thụ protein khuyến nghị cho những người ở mức lao động nặng (96-112g/ngày) [6], tiêu thụ lipid tương đương với khuyến nghị nhu cầu lipid (18-25% so với năng lượng tổng số), tuy nhiên năng lượng do glucid cung cấp mới chỉ đạt từ 57 - 60% năng lượng tổng số, trong khi nhu cầu khuyến nghị là 61 – 70% năng lượng tổng số.

Các kết quả trên cho thấy xu hướng tiêu thụ lương thực thực phẩm của các đối tượng nghiên cứu là các sĩ quan: nhiều protein, ít glucid. Điều này cũng cho thấy rõ do có khẩu phần ăn như vậy, cùng với lối sống tĩnh tại của các sĩ quan nên các đối tượng bị thừa cân và có biểu hiện bị rối loạn lipid máu. Lượng vitamin A, vitamin E, lycopen được tiêu thụ cũng thấp hơn nhiều so với nhu cầu khuyến nghị (vitamin A: 600µg/ngày; vitamin E: 12 mg/ngày; lycopen 5 7mg/ngày) [6], [130].- 3.3.3. Bàn luận

3.3.3.1. Đặc điểm thực trạng thừa cân béo phì và rối loạn lipid máu

- Thực trạng thừa cân béo phì

Dựa vào chỉ số BMI của các đối tượng nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.23 cho thấy được tình trạng dinh dưỡng của các đối tượng nghiên cứu. Đa số đối tượng trong nghiên cứu điều tra cắt ngang không bị thừa cân béo phì. Các đối tượng bị thừa cân béo phì chủ yếu ở giai đoạn tiền béo phì (23,0 ≤ BMI 24,9) ≤ là 35,74% và béo phì độ I (25,0 ≤ BMI 2≤ 9,9) là 13,98%, không có đối tượng béo phì độ II và độ III (BMI ≥30,0)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước như sau:

Theo tổng điều tra về dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng (2005) trên người trưởng thành trong toàn quốc cho thấy: tỷ lệ thừa cân béo phì chung (BMI ≥ 23) là - 16,3% (nam là 14,6%, nữ là 14,1%), khu vực thành thị có tỷ lệ thừa cân – béo phì là 32,5% [23].

Theo Walls và cộng sự nghiên cứu trên người trưởng thành từ 25 – 74 tuổi ở thành phố Hà nội cho thấy năm 2004 tỷ lệ người thừa cân – béo phì chung (BMI ≥ 23) ở nam là 29,7% và ở nữ là 31,5% [158].

Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ thừa cân - béo phì trong nghiên cứu này cao hơn so với các tác giả trên, có thể nguyên nhân là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong phạm vi hẹp hơn về nhóm tuổi, thuần nhất các yếu tố kinh tế, xã hội và điều kiện lao động.

Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp hơn với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lương Hạnh và cộng sự (2008) nghiên cứu trên 600 người trưởng thành từ 25 – 74 tuổi ở nội thành Hà Nội, tỷ lệ thừa cân – béo phì (BMI ≥23) là 41,6% [18 ].

Trong nghiên cứu của Đinh Vạn Trung trên 992 sĩ quan cấp tá của Quân chủng Phòng không hông quân (2007) K tỷ lệ thừa cân béo phì là 55,8%; nam có tỷ lệ béo phì cao hơn nữ (60,1% và 34,3%), trong đó chủ yếu là tiền béo phì chiếm 32,5%, béo phì độ I là 23,2%, béo phì độ 2 là 0,1% và không có béo phì độ III[47].So sánh kết quả nghiên cứu này với nghiên cứu của Đinh Vạn Trung cho thấy, các sĩ quan trong quân đội có tỷ lệ thừa cân béo phì tương đối cao.

Trong nghiên cứu của Pannee và cộng sự trên 4276 sĩ quan trong quân đội Hoàng gia Thái lan (2007) cho thấy tỷ lệ các đối tượng có chỉ số BMI ≥ 25 là 32% trong đó các đối tượng có chỉ số BMI ≥ 30 là 4,9% [120]. So sánh với nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sĩ quan trong quân đội Hoàng gia Thái lan có tỷ lệ béo phì cao hơn nhiều so với sĩ quan quân đội Việt nam. Điều này cho thấy nghiên cứu này cũng phù hợp với kết luận của Trần Quốc Cường (2007) về tỷ lệ thừa cân – béo phì ở Việt Nam thấp hơn so với các nước vùng Đông Nam Á và khu vực Asean [72].

Như vậy, kết quả nghiên cứu đã phản ánh tình trạng dinh dưỡng của các sĩ quan trong quân đội hiện nay, mức định lượng, tiêu chuẩn khẩu phần và công tác đảm bảo nhưng tính chất quân sự thời bình tiêu hao năng lượng ít hơn, đặc biệt với đối tượng nghiên cứu là các sĩ quan làm việc tĩnh trong nhà.

- Tình trạng rối loạn lipid máu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

, -C

Cholesterol toàn phần triglycerid và LDL là các chỉ tiêu nếu càng tăng càng có nhiều nguy cơ vữa xơ động mạch. Chỉ tiêu HDL C được coi là yếu tố bảo - trợ vì nó vận chuyển cholesterol từ trong tế bào ra ngoài tế bào, góp phần làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch [140]. Các kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.24 cho thấy, các chỉ số cholesterol toàn phần, triglycerid và LDL C trong các đối - tượng tăng theo tuổi, chỉ số HDL C giảm theo tuổi. Điều đó cho thấy rằng, các đối - tượng trong nghiên cứu với tuổi càng cao càng có nhiều nguy cơ bị vữa xơ động mạch.

Theo kết quả về mối liên quan giữa chỉ số BMI và các chỉ số lipid máu được trình bày trong bảng 3.25 cho thấy, nồng độ cholesterol toàn phần và triglycerid tăng lên rõ rệt (p < 0,001) đồng thời HDL C lại có xu hướng giảm theo sự tăng lên – của chỉ số BMI (p < 0,001). Nồng độ LDL – C cũng tăng lên theo BMI nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).

Trong nghiên cứu này, mức cholest rol toàn phần trung bình và triglycerid e trung bình của các sĩ quan thừa cân - béo phì (BMI > 23) cao hơn mức giới hạn bình thường theo phân loại của WHO (2000) đưa ra và cao hơn so với nhóm đối tượng không thừa cân - béo phì (BMI < 23), sự khác nhau này có ý nghĩa (p<0,001). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp nghiên cứu của Dzoãn Thị Tường Vi (2004) tại bệnh viện 19-8 cũng cho thấy: những người thừa cân-béo phì có hàm lượng cholesterol toàn phần (5,71 ± 1,85 mmol/l) và triglycerid (2,89 ± 1,69 mmol/l) cao hơn mức bình thường [54 ].

Rối loạn lipid máu là tăng cholesterol máu, tăng triglycerid, tăng LDL-C và giảm HDL-C. Các nghiên cứu đều cho thấy mắc rối loạn lipid máu hầu hết ở những người béo phì với tích lũy mỡ trong ổ bụng và rối loạn lipid máu thường có liên quan với tăng nguy cơ các bệnh tim mạch [54].

Theo kết quả của nghiên cứu này cho thấy, có mối liên quan chặt chẽ giữa rối loạn lipid máu với chỉ số BMI, xu thế bị mắc rối loạn lipid máu tăng lên khi chỉ số BMI tăng. Kết quả này cũng phù hợp với các nhận xét của các tác giả Nguyễn Thị Lâm [27], Lê Bạch Mai [ ] và Trần Đình Toán [30 45].

3.3.3.2.Hiệu quả sử dụng sản phẩm giầu lycopen tới tình trạng rối loạn lipid máu - Về chỉ số lycopen trong huyết thanh

Kết quả nghiên cứu về chỉ số lycopen trong huyết thanh trước và sau thử nghiệm của 2 nhóm thử nghiệmsử dụng bột cà chua và viên lycopen với hàm lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả phòng chống rối loạn lipid máu của sản phẩm (Trang 117)