PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả phòng chống rối loạn lipid máu của sản phẩm (Trang 63)

2.3.1. Đối tượng nghiên cứu

2. .1.1.3 Đối tượng nghiên cứu cắt ngang

Gồm những sĩ quan nam và nữ đang công tác tại một số đơn vị Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tuổi từ 30 – 59.

2. .1.2.3 Đối tượng nghiên cứu thử nghiệm

+ Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng: Là những sĩ quan bị thừa cân béo phì, có rối loạn lipid máu thỏa mãn các điều kiện sau:

Tuổi từ 30 – 59 BMI ≥ 23

+ Có rối loạn lipid máu: các đối tượng có 1 hoặc 2 chỉ tiêu lipid máu cao theo phân loại của WHO 2000 [160]:

Cholesterol huyết thanh tổng số > 5,2 mmol/l (200mg/d l); Hoặc Triglycerid huyết thanh >2,26 mmol/l (200mg/dl) Hoặc HDL C huyết thanh < 0,9 mmol/– l (35mg/dl) Hoặc LDL C huyết thanh > 3,38 mmol/– l (130mg/dl)

Huyết áp tâm thu < 160 mmHg, huyết áp tâm trương < 100 mmHg.

Hiện và trong vòng 3 tháng qua không tham gia bất kỳ chế độ ăn kiêng hoặc chương trình giảm cân hoặc giảm rối loạn lipid máu. Tự nguyện không dùng thuốc hạ mỡ máu trong 3 tháng nghiên cứu.

Được sự đồng ý của chỉ huy đơn vị. Có sự tham gia tự nguyện của đối tượng. Phiếu tự nguyện tham gia nghiên cứu được các đối tượng nghiên cứu cam kết trước khi triển khai thử nghiệm.

+ Tiêu chuẩn loại trừ:

Có dị tật bẩm sinh, hoặc có tiền sử mắc các bệnh m n tính (lao, bệnh gan, đái ã tháo đường, tim mạch, suy thận).

Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú. 2.3.2. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này được thiết kế bao gồm 2 nghiên cứu liên tiếp tương ứng với 2 giai đoạn là nghiên cứu mô tả và thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên cộng đồng. Giai đoạn 1: điều tra cắt ngang mô tả thực trạng thừa cân béo phì và rối loạn lipid – máu để sàng lọc đối tượng có thừa cân béo phì, rối loạn lipid máu trước khi thử – nghiệm.

Giai đoạn 2: sử dụng phương pháp thử nghiệm lâm sàng có đối chứng để đánh giá hiệu quả bổ sung bột cà chua giầu lycopen trong thời gian 3 tháng (30 ngày/tháng) với các đối tượng thừa cân béo phì và rối loạn chuyển hóa lipid máu Có đánh giá . định kì tại các thời điểm: thời điểm To (ngay trước thử nghiệm) và T3 (sau 3 tháng thử nghiệm So sánh với hiệu quả sử dụng viên lyco). pen trong 3 tháng.

Đối tượng nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: nhóm thử nghiệm gồm 2 nhóm: 1 nhóm sử dụng sản phẩm bột cà chua và 1 nhóm sử dụng viên lycopen với hàm lượng lycopen 10mg/ngày và 1 nhóm đối chứng sử dụng viên giả dược không có lycopen. Các đối tượng là những sĩ quan bị thừa cân béo phì, có rối loạn lipid máu được lựa chọn từ sau nghiên cứu của giai đoạn 1. Ba nhóm nghiên cứu được đánh giá bằng kích thước tương đương nhau, cùng một nhóm cán bộ nghiên cứu, có chỉ số BMI và tình trạng rối loạn lipid máu như nhau.

2.3.3. Cỡ mẫu

2. .3.1.3 Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả thực trạng thừa cân béo phì và rối loạn lipid máu.

Cỡ mẫu thỏa mãn yêu cầu nghiên cứu về tỷ lệ mắc thừa cân béo phì và hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được xác định theo công thức 2.9.

n = Z2 ( 1-α/2) p(1 p)- (2.9) d2 Trong đó :

n: Số đối tượng cần điều tra tại cộng đồng.

d = 0,04 (độ chính xác mong muốn trong chọn mẫu) Z( 1-α/2)= 1,96 với khoảng tin cậy là 95%.

p: Tỷ lệ đối tượng có triglycerid cao ước tính dựa vào nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng tại Hà Nội trên nhóm tuổi 25 – 64 là 29,5% [23].

Theo tính toán, tổng số đối tượng nghiên cứu sẽ là 0 người.50

Do đây là cuộc điều tra cắt ngang, lấy mẫu chùm nên để tăng độ tin cậy cần nhân đôi cỡ mẫu đã tính toán trên (DE: design effect =2) do đó cỡ mẫu được chọn là: 500 x 2 = 1.000 đối tượng.

Để đảm bảo mẫu trên được thỏa mãn yêu cầu nghiên cứu + 5% đối tượng dự phòng. Như vậy tổng số đối tượng nghiên cứu trong mẫu sẽ là 1050 người.Thực tế trong nghiên cứu tại các đơn vị, đạt cỡ mẫu 1066 đối tượng.

2. .3.2.3 Cỡ mẫu nghiên cứu thử nghiệm

Nghiên cứu này dựa trên sự khác biệt trung bình về các chỉ số rối loạn lipid máu trước và sau thử nghiệm giữa nhóm thử nghiệm và nhóm chứng. Sử dụng công thức (2. ) tính cỡ mẫu sau (công thức Kirkwood) 2 [92]

( ) [ ] ( )2 2 1 2 1 1 2 µ µ β α − × + = ZZSD n (2.10) n: số đối tượng cho mỗi nhóm

Z1-α = 1,96 ; Z1-β = 0,842

SD : độ chênh lệch chuẩn trung bình khác biệt trong mỗi nhóm µ1 - µ2 : trung bình khác biệt trước và sau thử nghiệm.

Sau khi đã tính toán cho tất cả các chỉ số nghiên cứu ỡ mẫu lớn nhất là cỡ mẫu , c tính toán theo chỉ số triglyceride máu:

SD của triglyceride máu = 0,6 mmol/l µ1 - µ2của triglyceride máu = 0,35mmol/l

( ) [ ] (0,35) 46 6 , 0 842 , 0 96 , 1 2 2 2 = × + = n Tỷ lệ bỏ cuộc ước tính = 15% n f n × − = 1 1 (f= tỷ lệ bỏ cuộc dự tính) (2.11) 55 46 15 , 0 1 1 × = − = n

Vậy cỡ mẫu cần có cho mỗi nhóm n=55, số lượng đối tượng cần có cho 3 nhóm nghiên cứu là 165.

Quy trình triển khai nghiên cứu được thể hiện ở hình 2. 2.3.4. Chọn mẫu

2. .4.1.3 Chọn mẫu nghiên cứu mô tả thực trạng thừa cân béo phì và rối loạn lipid máu

Chọn đối tượng nghiên cứu theo phương pháp chọn ngẫu nhiên hệ thống được tiến hành như sau: Lập danh sách toàn bộ đối tượng từ 30 – 59 tuổi trong toàn bộ các đơn vị. Tiến hành chọn ngẫu nhiên hệ thống lấy ra đủ số đối tượng từ 30 , – 59 tuổi để kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý cơ bản, lâm sàng và xét nghiệm máu.

2. .4.2.3 Chọn mẫu nghiên cứu thử nghiệm

Từ những đối tượng thừa cân béo phì đồng thời có – 1 hoặc 2 chỉ số lipid máu cao được sàng lọc từ nghiên cứu cắt ngang trước, được mời nghe, giải thích về mục đích nghiên cứu, ký giấy cam kết đồng ý tham gia nghiên cứu, sau đó được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm thử nghiệm 1 và nhóm đối chứng.

Hình 2. Qui trình triển khai nghiên cứu thử nghiệm

Phân nhóm ngẫu nhiên: Lập khung mẫu các đối tượng được lựa chọn. Dùng máy tính phân nhóm ngẫu nhiên theo từng block 6 đối tượng, sử dụng 3 code mã số 1, 2 và 3, những đối tượng mang số 1 được ngẫu nhiên chọn vào nhóm thử nghiệm bột cà chua, những đối tượng mang số 2 được lựa chọn vào nhóm thử nghiệm viên

1066 đối tượng 30 59 tuổi Đo chỉ – số nhân trắc, xét nghiệm máu

Đối tượng rối loạn lipid máu (165 đối tượng) Nhóm bột cà chua (55 đối tượng) Nhóm viên Lycopen (55 đối tượng) Nhóm Placebo (55 đối tượng) Bổ sung bột cà chua 2 gói/ngày x 3 tháng Bổ sung viên Lycopen 2 viên/ngày x 3 tháng Bổ sung viên Placebo

2 viên/ngày x 3 tháng

Hiệu quả nhóm bột

cà chua Hiệu quả nhóm viên Lycopen Hiệu quả nhóm

Placebo

Nhóm bột cà chua

(52 đối tượng) Nhóm Lycopen (54 đối tượng) Nhóm Placebo (55 đối tượng) Sàng lọc T0 (Bắt đầu) T3 Sau 3 tháng

lycopen, những đối tượng mang số 3 được lựa chọn vào nhóm đối chứng cho đến khi đủ 55 đối tượng cho mỗi nhóm nghiên cứu.

2.3.5. Các biến số, chỉ tiêu cần thu thập

2. .5.1.3 Đánh giá tình trạng thể lực và dinh dưỡng

Các biến số: cân nặng, chiều cao, chỉ số BMI, huyết áp, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, và tìm hiểu thói quen ăn uống được thu thập như sau:

+ Cân: sử dụng cân SECA của Nhật Bản (độ chính xác 0,1 kg). Trọng lượng cơ thể được ghi theo kg với một số lẻ (phụ lục 6)

+ Đo chiều cao đứng:bằng thước gỗ do Trung Quốc sản xuất, có độ chia chính xác tới milimet. Chiều cao được ghi theo cm và một số lẻ (phụ lục 6).

+ Đo huyết áp: Dụng cụ sử dụng là máy đo huyết áp thủy ngân của Nhật Bản (phụ lục 6)

+ Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì: đánh giá bằng chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index), được tính theo công thức 2.4.

BMI = Trọng lượng (kg) (2.12) Chiều cao2 (m)

Ngưỡng đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào BMI, theo phân loại của tổ chức Y tế Thế Giới khu vực Châu Á Thái Bình Dương (IDI & WPRO, 2000) [163] (bảng 2.2).

Bảng 2.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BMI [163] Tình trạng dinh dưỡng Chỉ số BMI Tình trạng dinh dưỡng Chỉ số BMI

Gầy < 18,5 Bình thường 18,5 22,9 – Thừa cân ≥ 23,0 Tiền béo phì 23,0 – 24,9 Béo phì độ 1 25,0 – 29,9 Béo phì độ 2 30 – 34,9 Béo phì độ 3 ≥ 35,0

+ Xác định khẩu phần dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu: Điều tra khẩu phần đối tượng bằng phương pháp hỏi ghi khẩu phần 24h qua. Công cụ là bộ câu hỏi đã được thử nghiệm trước khi triển khai. Sử dụng bảng quy đổi được chuẩn thức từ trước (Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam Bộ Y tế 2007) [ ]. Việc – 4 tiêu thụ các thực phẩm giầu lipid và một số thói quen ăn uống của một số bệnh không lây nhiễm liên quan dinh dưỡng bằng bộ câu hỏi cấu trúc đã được thiết kế và thử nghiệm trước khi điều tra (phần phụ lục 6).

+ Khám lâm sàng: Các dấu hiệu lâm sàng được khám và ghi theo biểu mẫu (phụ lục 6)

2.3.5.2. Đánh giá rối loạn lipid máu

- Các chỉ tiêu cholesterol toàn phần, LDL: -C, HDL C, triglycerid -

- Đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu: theo tiêu chuẩn của WHO 2000 [160].

- Thu thập mẫu máu xét nghiệm:Mẫu máu của tất cả các đối tượng được lấy nghiên cứu trong cả hai giai đoạn đều theo một quy trình sau: Lấy 5 ml máu tĩnh mạch khi đói (đối tượng nhịn đói ít nhất là 10 giờ, qua 1 đêm, nhưng không quá 16 giờ) và được nghỉ ngơi ít nhất 10 phút trước khi lấy máu. Các đối tượng đang sốt hoặc quá sợ hãi đều không lấy máu. Cho 3 ml máu vào ống nghiệm có chứa sẵn EDTA (xét nghiệm huyết học). Các mẫu máu được bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2–80C và vận chuyển về bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau khi lấy máu 30 phút. Bệnh phẩm được phân tích ngay khi mang về tại các labo xét nghiệm. Các chỉ tiêu cần xét nghiệm: cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, triglycerid và lycopen huyết thanh. 2.3.6. Tổ chức thử nghiệm

2. .6.1.3 Sản phẩm thử nghiệm

+ Bột cà chua: có thành phần lycopen 5mg/gói, được đóng gói trong túi màng thiếc 12g/gói, được sản xuất tại Viện nghiên cứu rau quả.

+ Viên lycopen: là viên nang mềm, thành phần có lycopen 5mg/viên, được sản xuất tại công ty Dược Hậu Giang (phiếu kiểm nghiệm – phụ lục 7).

+ Viên giả dược (Placebo): là viên nang mềm, trong thành phần không có lycopen, được sản xuất tại Công ty Dược Hậu Giang (phiếu kiểm nghiệm – phụ lục 7)

Ba loại sản phẩm được phát cho đối tượng có kèm theo hướng dẫn sử dụng rõ ràng, chi tiết.

2. .6.2.3 Tổ chức phân phối sản phẩm, thu thập số liệu và theo dõi.

- Tập huấn

+ Tập huấn cộng tác viên: Cộng tác viên là cán bộ quân y của Ban Quân y- Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng. Các cộng tác viên được tập huấn về các nội dung nghiên cứu trước mỗi đợt điều tra: dặn đối tượng không được uống bất cứ thuốc gì có liên quan đến giảm mỡ máu trong thời gian tiến hành các nghiên cứu thử nghiệm. Cách phát hiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, cách phân phối sản phẩm nghiên cứu, cách ghi chép các biểu mẫu.

+ Tập huấn điều tra viên:Các điều tra viên cán bộ quân y của Ban Quân y- Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng được tập huấn về mục đích của nghiên cứu, cách lựa chọn đối tượng, các chỉ số, phương pháp thu thập số liệu trong các nghiên cứu.

- Phân phối bột cà chua, viên lycopen và viên giả dược

Hàng tháng cộng tác viên phát bột cà chua, viên lycopen và viên giả dược cho các đối tượng theo từng đơn vị. Địa điểm là phòng khám bệnh của Ban Quân y, ghi lại các thuốc khác mà đối tượng sử dụng thêm, tiến triển bệnh của các đối tượng.

Thời gian phân phối sản phẩm thử nghiệm: 2 ngày cuối cùng hàng tháng.

- Số lượng sản phẩm phân phối: + Nhóm thử nghiệm:

- Sử dụng bột cà chua: 2 gói/ngày x 30 ngày x 3 tháng = 180 gói - Sử dụng viên lycopen: 2 viên/ngày x 30 ngày x 3 tháng = 180 viên + Nhóm chứng: uống viên giả dược (placebo)

2 viên/ngày x 30 ngày x 3 tháng = 180 viên

- Giám sát sử dụng sản phẩm

Hàng tuần các cộng tác viên gửi và thu phiếu theo dõi, ghi chép lại tình hình sức khỏe chung, tác dụng phụ, số lượng sản phẩm đã sử dụng (phụ lục 6).

2.3.7. Đánh giá hiệu quả thử nghiệm 2 . 1.3 7. . Phân tích số liệu 2 . 1.3 7. . Phân tích số liệu

Số liệu điều tra thực trạng thừa cân béo phì và rối loạn lipid máu và số liệu – nghiên cứu thử nghiệm được làm sạch trước khi nhập vào máy vi tính, các số liệu điều tra được nhập bởi phần mềm Epidata, và được xử lý bằng chương trình SPSS 16.0 với các test thống kê y học.

Chỉ những đối tượng sử dụng từ 85% số lượng sản phẩm được phát, có xét nghiệm máu 2 lần trước và sau nghiên cứu mới được đưa vào tính toán đánh giá hiệu quả thử nghiệm.

2.3.7.2.Hiệu quả thử nghiệm[20]

Đánh giá hiệu quả của giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên cộng đồng có đối chứng qua chỉ số hiệu quả và hiệu quả thử nghiệm.

- Chỉ số hiệu quả:được tính theo công thức:

H (%) = (Pđ – Pc)/Pđ x 100 (2.13) Trong đó: H: là chỉ số hiệu quả

Pđ: Tỷ lệ mắc bệnh vào thời điểm trước khi triển khai thử nghiệm Pc: Tỷ lệ mắc bệnh vào thời điểm kết thúc thử nghiệm

Nếu Pđ > Pcthì mô hình thử nghiệm có hiệu quả

- Hiệu quả thử nghiệm:được tính theo công thức:

HQTN = H1 – H2 (2.14) Trong đó: HQTN: hiệu quả thử nghiệm

H1: là chỉ số hiệu quả của nhóm thử nghiệm H2: là chỉ số hiệu quả của nhóm đối chứng 2.3.8. Đạo đức nghiên cứu thử nghiệm

Được sự đồng ý của các cấp lãnh đạo, chỉ huy và cơ quan chỉ đạo nghiệp vụ quân y cao nhất. Phổ biến đầy đủ mục đích nghiên cứu cho cán bộ, nhân viên quân y đơn vị.

Các đối tượng tham gia nghiên cứu được thông báo đầy đủ về mục đích nghiên cứu, có thể từ chối không tham gia. Chỉ những đối tượng nào tình nguyện và

cam kết mới được chọn vào nghiên cứu. Trong trường hợp đối tượng bỏ dở giữa chừng vì mọi lý do cũng chấp thuận và không lựa chọn đối tượng thay thế. Các đối tượng tham gia nghiên cứu được sử dụng các dụng cụ lấy máu cho phép sử dụng một lần để tránh các bệnh do lấy máu gây ra. Kết quả xét nghiệm máu được thông báo đầy đủ cho đối tượng. Đối tượng không phải trả bất kì chi phí nào.

Vấn đề an toàn cho các đối tượng được đặt lên hàng đầu. Đối tượng được giải thích kỹ về lợi ích của việc làm xét nghiệm, cách tiến hành, các tai biến có thể xảy ra. Việc xét nghiệm chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của đối tượng. Đảm bảo các nguyên tắc vô trùng trong xét nghiệm, mỗi người một dụng cụ lấy máu. Sau lấy máu các dụng cụ được tiêu hủy theo đúng quy định của Quân y đơn vị.

Kết quả nghiên cứu sẽ dùng để đánh giá tỷ lệ đối tượng mắc rối loạn lipid máu và áp dụng uống bột cà chua, viên lycopen để giảm rối loạn lipid máu, phục vụ nâng cao sức khỏe cho bộ đội, cũng như người dân.

Sử dụng nguyên liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu đã được trình bày ở chương 2 để tiến hành nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu được trình bày chương 3.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN NGUYÊN LIỆU CÀ CHUA

Để sản xuất bột cà chua giầu lycopen thì cần phải có nguyên liệu quả cà chua có hàm lượng lycopen trong thịt quả cao nhất và lượng thịt quả thu được lớn nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả phòng chống rối loạn lipid máu của sản phẩm (Trang 63)