Hàm lượng lycopen trong các giống cà chua nghiên cứu được xác định theo phương pháp nghiên cứu mô tả ở mục 2.2.1.3. Các kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Hàm lượng lycopen ở thời kỳ chín đỏ của một số giống cà chua Giống Lycopen (µg/100g) Giống Lycopen (µg/100g) Vỏ quả1 Thịt quả2 PT18 8.792 ± 32 6.119 ± 72 XH2 9.456 ± 50 6.727 ± 65 HT21 9.970 ± 11 6.896 ± 19 Đà lạt 10 365 ± 269. 7.125 ± 88 Savior 11 290 . ± 94 8.290 ± 92
1, 2: Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, n = 3
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.2 cho thấy hàm lượng lycopen trong vỏ quả của các giống cà chua cao hơn trong thịt quả. Hàm lượng lycopen trong thịt quả của các giống cà chua từ 6.119 ± 72 µg/100g đến 8.290 ± 92µg/100g(phụ lục 1).
Nghiên cứu của Ksenija (2006) trong 24 mẫu cà chua tươi được tiêu thụ ở Croatia có hàm lượng lycopen từ 1.820µg/100g đến 11.190µg/100g [64] và nghiên cứu của Barrett (2001) về hàm lượng lycopen trong một số giống cà chua được trồng ở California từ 8.410µg/100g đến 17.290µg/100g [97]. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống cà chua trồng ở Việt Nam có hàm lượng lycopen trung bình so với các giống cà chua được tiêu thụ ở Croatia và các giống cà chua được trồng ở California.
Với mục tiêu của đề tài sản xuất bột cà chua giầu lycopen, vì vậy hàm lượng lycopen trong thịt quả cà chua được coi là chỉ tiêu quan quan trọng nhất. Theo kết quả được trình bày ở bảng 3.2 cho thấy giống cà chua Savior có hàm lượng lycopen cao nhất cả ở thịt quả và vỏ quả (8.290±92µg/100g; 11 290 ± 94 . µg/100g). Cùng với kết quả về đặc điểm ngoại hình trình bày ở bảng 3.1 cho thấy màu sắc của quả cà chua liên quan đến hàm lượng lycopen. Vì lycopen là sắc tố màu đỏ của quả cà chua nên khi cà chua càng đỏ thì hàm lượng lycopen càng cao, nghiên cứu này cũng chứng minh kết luận trên là đúng khi giống cà chua Savior có màu đỏ đậm hơn các giống cà chua khác ở cả vỏ quả và thịt quả nên có hàm lượng lycopen cao nhất ở cả vỏ quả và thịt quả.