CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
2.2. Hệ thống ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ xét từ miền
2.2.2. Miền nguồn là THỰC THỂ SỐNG DƢỚI NƢỚC
Bảng 2.3: Ánh xạ của miền nguồn THỰC THỂ SỐNG DƢỚI NƢỚC
TT Ánh xạ của miền nguồn Từ ngữ biểu hiện
Tần số xuất hiện trong biểu thức ngôn ngữ mang
tính ẩn dụ Số lần /72 Tỉ lệ (%) 1 THỰC THỂ SỐNG DƢỚI NƢỚC là thứ có giá trị Tổng 35 48.6 Lúa 1 1.4 Cá 31 43 Tôm càng 1 1.4 Cua 1 1.4 Yến sào 1 1.4 2 THỰC THỂ SỐNG DƢỚI NƢỚC là thứ ít có giá trị Tổng 26 36.1 Cây 1 1.4 Còng 1 1.4 Bùn 1 1.4
TT Ánh xạ của miền nguồn Từ ngữ biểu hiện
Tần số xuất hiện trong biểu thức ngôn ngữ mang
tính ẩn dụ Số lần /72 Tỉ lệ (%) Cua 3 4.1 Bèo 1 1.4 Cá 4 5.6 Rau muống 1 1.4 Ốc 3 4.1 Đám tranh 1 1.4 Rùa 2 2.8 Chạch 1 1.4 Tôm 3 4.1 Dã tràng 2 2.8 Hến 1 1.4 Sò 1 1.4 3 THỰC THỂ SỐNG DUỚI NƢỚC là tính cách con nguời Tổng 2 2.8 Cá 2 2.8 4 THỰC THỂ SỐNG DƢỚI NƢỚC là hoàn cảnh sống Tổng 9 12.5 Cát 1 1.4 Cá 7 9.7 Sen 1 1.4
Qua thống kê, có thể thấy tiểu miền “thực thể sống dƣới nƣớc” của miền ý niệm “sông nƣớc” đƣợc ánh xạ, hình thành 4 ẩn dụ ý niệm xét từ miền nguồn này thông qua 72 biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ. Trong đó giá trị ánh xạ phổ biến nhất xác định giá trị của vật, ngƣời (thứ có giá trị chiếm 48.6% và thứ ít có giá trị chiếm 36.1%). Mỗi ẩn dụ đƣợc triển khai qua một hệ thống những từ ngữ đặc thù đƣợc đặt trong ngữ cảnh phù hợp, góp phần hình thành ý niệm.
- THỰC THỂ SỐNG DƢỚI NƢỚC là thứ có giá trị
Có 5 từ ngữ đặc trƣng đã đƣợc sử dụng. Trong đó, từ có tần số xuất hiện nhiều nhất là cá với 31/35 lần xuất hiện trong các biểu thức mang tính ẩn dụ. Điều này tƣơng
đối dễ hiểu bởi lẽ khi giăng lƣới, thả câu, đóng đáy,…dù mục đích nhắm đến nhiều loại hải sản khác nhau thì ngƣời Việt vẫn dùng cụm từ “đánh cá” để chỉ chung cho hoạt động đánh bắt. Điều này cho thấy trong tâm thức của ngƣời Việt, cá là loại điển mẫu đại diện cho nhiều loài thủy sản khác. Đồng thời, trong văn học dân gian, đặc biệt ca dao, thành ngữ, tục ngữ. “cá” xuất hiện với tần suất khá cao. Hơn nữa, trong ẩm thực, ngƣời Việt xem cá là loại thực phẩm nhiều đạm, cho nên có cách nói “đắt cá hơn rẻ thịt”. Từ những đặc tính trên, miền nguồn thực thể, cụ thể là cá đã đƣợc ánh xạ để chỉ những thứ có giá trị cao trong cuộc sống. Có thể thấy qua những ví dụ minh họa sau:
1. Anh đừng thấy cá phụ canh
Thấy tòa nhà ngói, phụ tranh rừng già.
(tr. 204) 2. Giàu nhƣ anh sáng cơm chiều cá
Nghèo nhƣ em sáng rổ rau má, chiều trã cua đồng.
(tr. 218) 3. Thế gian nghĩ cũng nực cƣời
Một con cá lội mấy ngƣời buông câu.
(tr. 249) 4. Trách ai đặng cá quên nơm
Để ngƣời đứt ruột trong cơn hội này.
(tr. 251)
Cá là thực thể mang giá trị cao, từ đó ẩn dụ cho những điều lớn lao, giá trị mà con ngƣời theo đuổi. Khái quát lên, đặc tính này còn đƣợc ánh xạ để thể hiện giá trị của con ngƣời. Cả 4 ví dụ nêu trên đều đƣợc xây dựng dựa trên nền tảng tri nhận đó, là lời trách khi con ngƣời chạy theo những điều, những ngƣời xa hoa mà quên đi những thứ giản đơn, tình nghiã bên cạnh nhƣ ví dụ 1, 4. Đó còn là cách đánh giá giá trị cuộc sống theo quan niệm của con ngƣời thời xƣa với sáng cơm chiều cá ở ví dụ 2. Hay đó còn lạ mục tiêu giá trị một con cá lội con ngƣời luôn theo đuổi dù đôi khi chƣa thực sự phù hợp ở ví dụ 3.
Song song với cá, lúa cũng là thực phẩm chủ yếu của ngƣời Việt rất đƣợc coi trọng. Lúa cũng xuất hiện với tƣ cách là từ ngữ trung tâm trong biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ xác định giá trị của miền nguồn thực thể sống dƣới nƣớc.
Mai đây lúa chín vàng đồng,
Bông nở trắng vƣờn coi thử ai hơn.
(tr. 76) Một số từ ngữ khác cũng đƣợc sử dụng để làm sáng tỏ miền ý niệm này, đó là
tôm càng, cua, yến sào. Tất cả đều xuất phát từ góc nhìn tri nhận văn hóa của con ngƣời dân gian.
1. Cái dĩa vàng, con tôm càng bọc trứng Cha mẹ anh nghèo nên không xứng lứa đôi.
(tr. 74) 2. Anh đây quyết chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai.
(tr. 204) 3. Gỗ trắc đem lát ván cầu
Yến sào đem nấu với đầu tôm khô.
(tr. 267) Thứ có giá trị sẽ định danh giàu - nghèo, thứ có giá trị sẽ là mục tiêu theo đuổi, thứ có giá trị sẽ làm bật lên ranh giới của sự không phù hợp. Thực thể sống dƣới nƣớc và giá trị của chúng là cách để miền đích giá trị cuộc sống đƣợc hình thành.
- THỰC THỂ SỐNG DƢỚI NƢỚC là thứ ít có giá trị.
Ẩn dụ ý niệm này đƣợc triển khai trong tƣơng quan với ẩn dụ ý niệm đã nêu trên với 15 từ ngữ đặc trƣng. Ta thấy sự xuất hiện trở lại của cá, tôm, cua. Nhƣng gắn với ngữ cảnh, nó sẽ đƣợc ánh xạ để thể hiện ý nghĩa khác. Thậm chí trong cùng một ngữ cảnh, vẫn tồn tại song song hai ý nghĩa trái ngƣợc nhau, gắn liền với cá. Tất cả đều xuất phát từ kinh nghiệm sống, vốn văn hóa để miền nguồn đƣợc ánh xạ hình thành miền đích tƣơng ứng.
Cá nục gai bằng hai cá nục vọng
Vợ chồng nghĩa trọng, Nhân nghĩa tình thâm.
(tr. 207)
Cá biểu trƣng cho thứ có giá trị sánh đôi với cá biểu trƣng cho thứ ít có giá trị làm bật lên giá trị tuyệt đối của tình cảm, là điều con ngƣời phải lựa chọn và xác định trong cuộc đời này.
Các từ ngữ đƣợc phân bố đều và xuất hiện với tần số gần nhƣ ngang nhau. Đó là
đám tranh, bùn, bèo, rùa, chạch, hến, sò… Những vật xuất hiện tủn mụn, giá trị thấp đã đƣợc sử dụng nhƣ một thuộc tính để từ đó làm nên giá trị của thân phận con ngƣời. Chẳng hạn:
1. Anh đây quyết chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai.
(tr. 204) 2. Vùi thân trong đám bùn lầy,
Nƣớc nào rửa sạch nhục này chàng ơi!
(tr. 76) 3. Thƣơng thay con hến, con sò
Nắng mƣa chịu vậy biết bò đi đâu.
Đó là những vật bé nhỏ, mục tiêu tƣởng chừng nhỏ nhặt mà con ngƣời đôi khi bỏ qua, không nhìn đến; đó là nơi nhơ nhớp mà con ngƣời không muốn nắm bắt; đó là phận nhỏ, yếu đôi khi không thể làm chủ phận mình. Rất nhiều thực thể sống dƣới nƣớc đã đƣợc sử dụng để định giá cho cuộc sống, cho thân phận của con ngƣời.
- THỰC THỂ SỐNG DƢỚI NƢỚC là tính cách con nguời.
Đây là ẩn dụ ý niệm xuất phát từ miền nguồn thực thể sống dƣới nƣớc chiếm số lƣợng ít nhất chỉ với 2/72 biểu thức ngôn ngữ. Cá là từ duy nhất đƣợc sử dụng làm từ ngữ trung tâm trong các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ để hình thành ý niệm.
1. Cá tƣơi thì xem lấy mang,
Ngƣời khôn xem lấy đôi hàng tóc mai.
(tr. 232) 2. Chim kia vì bởi tham ăn,
Mà vƣơng phải lƣới ngƣời giăng đây rồi.
Cá kia vì bởi tham mồi,
Mà vƣơng phải lƣỡi câu ngƣời cắm đây.
(tr. 234) Các đặc trƣng quen thuộc của cá đã đƣợc sử dụng để soi chiếu đến tính cách con ngƣời. Cá tƣơi - thứ cá rất đƣợc ƣa chuộng, coi trọng chính là những ngƣời biết cách ứng xử, khôn khéo trong cuộc đời này. Cùng với đó, cá tham mồi là một điển hình của loài vật này khiến chúng dễ rơi vào “cửa tử”, lại soi chiếu đến những ngƣời tham lam, vồ vập. Họ sẽ nhanh chóng nhận phải những hậu quả thích đáng cho những gì họ đã thực hiện.
- THỰC THỂ SỐNG DƢỚI NƢỚC là hoàn cảnh sống .
Có 3 từ ngữ thuộc phạm trù “sông nƣớc” đƣợc dùng để hình thành nên các biểu thức mang tính ẩn dụ nêu trên. Đó là cát, cá, sen. Ta có thể xét một số ví dụ sau:
1. Thà làm hạt cát Tiên Sa,
Còn hơn làm mảnh đá hoa trong chùa.
(tr. 61) 2. Con cá trong lờ đỏ hoe con mắt
Con cá ngoài lờ lúc lắc muốn vô.
(tr. 235) 3. Sen xa hồ, sen khô hồ cạn,
Lựu xa đào, lựu ngã đào nghiêng.
Vàng cầm trên tay rơi xuống không phiền, Phiền vì một nỗi nợ duyên không thành.
(tr. 169) Các thực thể sống dƣới nƣớc gắn liền với hoàn cảnh sống của chúng, từ đó ánh xạ lên hoàn cảnh sống của con ngƣời. Hạt cát Tiên Sa - một hạt cát nhỏ bé nhƣng gắn liền với một vùng không gian rộng lớn, hay con cá trong lờ, ngoài lờ là những khát
vọng đƣợc tự do, đƣợc vùng vẫy trong chính sự bé nhỏ, trói buộc của hoàn cảnh chính mình của con ngƣời. Đồng thời, mỗi ngƣời luôn gắn mình, lựa chọn hoàn cảnh sống phù hợp nhất để phát triển một cách tốt nhất, để không phải nhƣ Sen xa hồ, sen khô hồ cạn.
Nhƣ vậy, có thể thấy, thực thể sống dƣới nƣớc là một miền nguồn khá phổ biến trong ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” xét từ miền nguồn. Hàng loạt từ ngữ đã đƣợc lựa chọn, nhƣ một sự soi chiếu thuộc tính làm sáng tỏ miền đích.