Mô hình tri nhận

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 29)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.2. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ ý niệm

1.2.5. Mô hình tri nhận

“Mô hình tri nhận là tổng số các ý niệm đã trải qua và đã tích lũy đƣợc cho một lĩnh vực nhất định ở một cá nhân; Mô hình tri nhận là phƣơng thức tổ chức và biểu đạt các kiến thức do con ngƣời tạo ra khi tƣơng tác với ngoại giới. Thay cho tất cả các hiện tƣợng mà chúng ta tình cờ thấy hằng ngày, chúng ta đã có kinh nghiệm và lƣu giữ một số lớn các ngữ cảnh có quan hệ qua lại. Các phạm trù tri nhận không chỉ phụ thuộc vào cái ngữ cảnh trực tiếp mà chúng đƣợc ấn vào, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều ngữ cảnh có liên hệ với nó. Vì thế, sẽ là rất hữu ích nếu có một thuật ngữ bao trùm tất cả các biểu tƣợng tri nhận đƣợc tích trữ thuộc về một trƣờng nhất định (...). Các mô hình tri nhận dựa trên cơ sở tâm lí của tri thức tích trữ về một phạm vi nhất định. Bởi vì trạng thái tâm lí luôn luôn là riêng tƣ và là những kinh nghiệm cá nhân, việc miêu tả các mô hình tri nhận nhƣ thế cần thiết phải bao gồm một mức độ đáng kể của sự lí tƣởng hóa. Nói cách khác, việc miêu tả các mô hình tri nhận đƣợc dựa trên tiền ƣớc rằng có nhiều ngƣời có cùng tri thức cơ bản về sự vật” [11, tr.277-278].

Khái niệm mô hình tri nhận đƣợc Lakoff đề xuất, là những cách thức chung để con ngƣời ý niệm hóa thế giới khách quan thành các tri thức. Mô hình tri nhận đƣợc hình thành trên cơ sở các tƣơng tác giữa con ngƣời với hiện thực, tạo thành các phƣơng thức tổ chức và biểu đạt kinh nghiệm của con ngƣời. Có bốn kiểu mô hình tri nhận thƣờng gặp trong quá trình ý niệm hóa, đó là:

- Mô hình mệnh đề: cấu trúc tri thức về quan hệ giữa ý niệm với ý niệm, đƣợc biểu hiện bằng mệnh đề ngôn ngữ.

- Mô hình sơ đồ hình ảnh: mô hình lƣu giữ các kiến thức có liên quan đến quan hệ không gian, sự dịch chuyển, hình dạng.

- Mô hình ẩn dụ: mô hình dùng để ý niệm hóa, giải thích và suy luận về các sự vật trừu tƣợng.

- Mô hình hoán dụ: mô hình đƣợc hình thành từ một mô hình khác.

Mô hình tri nhận giúp chúng ta lí giải các hiện tƣợng ngữ nghĩa và ý niệm, có ý niệm đƣợc lí giải trực tiếp nhƣng có những ý niệm phức tạp cần sử dụng mối quan hệ giữa chúng với các ý niệm trực tiếp, mà ẩn dụ ý niệm là một điển hình. Mô hình tri nhận đƣợc tích lũy qua tri thức văn hóa là mô hình tồn tại lâu bền nhất vì nó có thể đƣợc bảo lƣu qua nhiều thế hệ. Mô hình tri nhận nhấn mạnh vào tinh thần, kinh nghiệm tri giác và nhận thức khoa học của con ngƣời.

Mô hình tri nhận đƣợc dùng để nhận thức những trải nghiệm của chúng ta và suy luận về nó. Các mô hình tri nhận không thuộc về ý thức mà thuộc về tiềm thức, đƣợc sử dụng máy móc và dễ dàng, đƣợc vận dụng vô thức và tự động. Thêm một điều lƣu ý, là các mô hình tri nhận này không thể quan sát trực tiếp đƣợc. Ta chỉ có thể suy ra chúng từ những ánh xạ ẩn dụ, hiểu chúng bằng chính trải nghiệm trực tiếp của chúng ta về thế giới hiện tại thông qua nền văn hóa của mình. Có hai con đƣờng cơ bản để con ngƣời tích lũy mô hình tri nhận, đó là kinh nghiệm trực tiếp và thông qua tri thức văn hóa.

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)