Miền nguồn là TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT CỦA NƢỚC

Một phần của tài liệu (Trang 58 - 65)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

2.2. Hệ thống ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ xét từ miền

2.2.5. Miền nguồn là TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT CỦA NƢỚC

Bảng 2.6: Ánh xạ của miền nguồn TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT CỦA NƢỚC

TT Ánh xạ của miền nguồn Từ ngữ biểu hiện

Tần số xuất hiện trong biểu thức ngôn ngữ mang

tính ẩn dụ Số lần /97 Tỉ lệ (%) 1 TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT CỦA NƢỚC là sự tàn phá, khắc nghiệt, trở ngại Tổng 23 23.7 Sóng 9 9.3 Sâu 9 9.3 Ngập 1 1 Lớn 1 1 Đầy 1 1 Trôi 2 2.1 2 TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT CỦA NƢỚC là thân phận Tổng 25 25.8 Đục 8 8.3 Trong 10 10.4 Lên 1 1 Ròng 2 2.1 Chìm 1 1 Nổi 1 1 Khô 1 1 Cạn 1 1 3 TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT CỦA NƢỚC là tính tình, cách ứng xử Tổng 37 38.1 Trong 6 6.3 Lăn tăn 1 1

TT Ánh xạ của miền nguồn Từ ngữ biểu hiện

Tần số xuất hiện trong biểu thức ngôn ngữ mang

tính ẩn dụ Số lần /97 Tỉ lệ (%) Cạn 12 12.5 Ngập 1 1 Hết nƣớc 1 1 Đục 1 1 Lờ đờ 2 2.1 Tận 1 1 Chảy 3 3.1 Lững đững 1 1 Đầy 2 2.1 Vơi 1 1 Kiệt 1 1 Nông 1 1 Lặng 1 1 Khô 1 1 Sâu 1 1 4 TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT CỦA NƢỚC là sự tràn trề, khó nắm bắt Tổng 12 12.4 Mênh mang 2 2.1 Lênh láng 2 2.1 Tràn 2 2.1 Lai láng 4 4 Láng lai 2 2.1

Qua thống kê, có thể thấy tiểu miền “trạng thái, tính chất của nƣớc” của miền ý niệm “sông nƣớc” đƣợc ánh xạ, hình thành 4 ẩn dụ ý niệm xét từ miền nguồn này thông qua 97 biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ. Trong đó giá trị ánh xạ phổ biến nhất là tính tình, cách ứng xử (chiếm 38.1%), tiếp đến là thân phận (chiếm 25.8%).

Mỗi ẩn dụ đƣợc triển khai qua một hệ thống những từ ngữ đặc thù đƣợc đặt trong ngữ cảnh phù hợp, góp phần hình thành ý niệm.

Với tƣ cách là một khách thể, “nƣớc” và các miền ý niệm liên quan đến nƣớc bao giờ cũng đƣợc nhận thức dƣới lăng kính chủ quan của con ngƣời với tƣ cách là chủ thể kinh nghiệm. Ở đây, nƣớc vận động nhƣ một sinh thể cũng linh động và uyển chuyển nhƣ cách ứng xử của con ngƣời. Do vậy, khi chuyển nghĩa từ miền ý niện nguồn “sông nƣớc” đến miền ý niệm đích là “con ngƣời” thì tất cả các đặc tính, trạng thái và vận động của nó đều có thể sử dụng cho chính con ngƣời. Và nhƣ vậy, đặc tính, trạng thái của sông nƣớc có thể đƣợc ánh xạ với tất cả các chiều kích của nó để thông qua đó, chúng ta nhận thức đƣợc cảm xúc, tâm trạng và cả những ý niệm trừu tƣợng đôi lúc có thể siêu hình của thế giới con ngƣời. Tuy nhiên, mối quan hệ này hiển ngôn hay hàm ẩn trực tiếp hay gián tiếp đều ít nhiều bộc lộ qua các ẩn dụ ngôn ngữ và dựa vào các ẩn dụ ngôn ngữ, chúng ta mới có thể đúc kết đƣợc thành ẩn dụ ý niệm.

- TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT CỦA NƢỚC là sự tàn phá, khắc nghiệt, trở ngại. Có 6 từ ngữ đặc trƣng đã đƣợc sử dụng. Trong đó, từ có tần số xuất hiện nhiều nhất là sóng với 9/23 biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ. Sóng thuộc miền ý niệm “sông nƣớc” chỉ “hiện tƣợng mặt nƣớc dao động, dâng lên hạ xuống trông tựa nhƣ đang di chuyển, chủ yếu do gió gây nên” [4, tr.1106]. Trong góc nhìn tri nhận của con ngƣời, sóng thƣờng gắn liền với đặc tính, trạng thái về sự dữ dội và ẩn chứa những điều nguy hiểm bất ngờ. Từ đặc tính này, sóng đƣợc ánh xạ để diễn tả sự tàn phá, khắc nghiệt, trở ngại trong cuộc sống con ngƣời. Có thể thấy qua những ví dụ minh họa sau:

1. Biển Đông sóng bủa, cát dùa

sánh đôi không đặng, hãy lên chùa cùng tu.

(tr. 103) 2. Phận gái thì phải giữ duyên

Đừng để sóng dập thuyền nghiêng nƣớc vào.

(tr. 163) 3. Em là phận gái thuyền quyên

Đừng cho sóng dợn, đò nghiêng nƣớc vào.

(tr. 175)

Sóng là những trở ngại, trắc trở, những điều không thể lƣờng trƣớc đƣợc có thể xảy đến với cuộc sống của con ngƣời. Đồng thời, đó cũng chính là thử thách để con ngƣời thể hiện bản lĩnh, giữ đƣợc những gì đẹp nhất trong nhân cách của mình, tránh để sóng dập, sóng bủa, sóng dợn đánh bại và đẩy lùi.

Từ sâu cũng là một hiện tƣợng ngôn ngữ đƣợc sử dụng để diễn tả ý nghĩa đầu tiên của ẩn dụ ý niệm gắn với miền nguồn trạng thái, tính chất của nƣớc:

1. Chiều chiều ra ngắm sông sâu

Thấy dòng nƣớc chảy dạ đau từng hồi.

2. Ra đi mẹ dặn lời này

Sông sâu chớ lội, đò đầy đừng sang.

(tr. 165) 3. Sông sâu biết bắc mấy cầu,

Phận em là gái biết đâu bến bờ?

(tr. 171) 4. Sông sâu nƣớc chảy ngập kiều,

Dầu anh có phụ, còn nhiều ngƣời thƣơng.

(tr. 171) Từ sâu khi đƣợc đặt trong phạm trù sông nƣớc thể hiện ý nghĩa về sự nguy hiểm rất lớn, đây là đặc trƣng khiến con ngƣời e dè, cẩn trọng trong hoạt động của mình nhƣ ở ví dụ 1 và 2. Chính vì thế, một lần nữa thuộc tính này đƣợc ánh xạ để diễn tả sự nguy hiểm của không gian tác động lớn đến tâm lí và hành động của con ngƣời. Đó cũng là một sự dự cảm về số phận con ngƣời khi đứng giữa sự hiểm nguy, khó lƣờng của hoàn cảnh nhƣ ở ví dụ 3 và 4.

Ngoài ra, sự xuất hiện của các từ ngập, lớn, đầy, trôi cũng đóng vai trò là từ ngữ trung tâm hình thành nên các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ.

1. Dầu mà nƣớc ngập bờ sông

Cầu trôi nhịp giữa, tôi cũng không bỏ nàng.

(tr. 123) 2. Một mai nƣớc lớn, đò trôi,

Cây khô lá rụng, bậu ngồi chờ ai? Tôi ngồi chớ mít, chờ khoai,

Chờ ngƣời quân tử, chờ trai anh hung.

(tr. 150)

Nƣớc ngập, đò trôi - những hoàn cảnh nguy hiểm, sự cản trở đã đƣợc đặt ra trong mối quan hệ. Đó không đơn thuần là sự ngăn cách về không gian, mà khái quát lên là những khó khăn con ngƣời sẽ phải đối mặt để gìn giữ các mối quan hệ trong cuộc sống. Từ đó, truyền thống nhân nghĩa, thủy chung đã đƣợc thể hiện rõ bất chấp mọi trở ngại, hiểm nguy.

- TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT CỦA NƢỚC là thân phận.

Có 8 từ ngữ đƣợc sử dụng thể hiện giá trị ánh xạ này. Trong đó, đục trong là hai từ xuất hiện trong các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ có số lƣợng lớn nhất. Hai từ mang những nét nghĩa đối lập nhau về tính chất của nƣớc, từ đó ánh xạ hình thành hai dạng thân phận ngƣời đối lập nhau trong xã hội.

Đục là nƣớc có nhiều gợn, làm cho mờ (nƣớc đục, đục nƣớc), trong là tinh khiết, không có gợn, mắt có thể nhìn thấu suốt qua. Đục - trong còn là tính chất, môi trƣờng tiêu cực - tích cực trong tri nhận của ngƣời Việt. Từ cảm quan về môi trƣờng sống, con ngƣời đi đến cảm nhận mang tính tinh thần. Nói một cách khái quát, từ một trạng thái

của nƣớc, ngƣời Việt đã dùng nó nhƣ những biểu tƣợng mang ý nghĩa tích cực (trong) lẫn ý nghĩa tiêu cực (đục). Và với cách hình dung này, đục - trong có thể sử dụng trong rất nhiều miền ý niệm trừu tƣợng. Miền ý niệm về thân phận ngƣời là một trong số đó.

1. Đã bao tháng đợi năm chờ,

Duyên em đục chịu, trong nhờ biết sao!

(tr. 58) 2. Cùng thì bạn gái với nhau,

Gánh nƣớc một bàu, đôi đục đôi trong.

Đôi mô khéo múc thì trong,

Đôi mô vụng múc, những rong cùng bùn.

(tr. 213) 3. Cùng trong khe suối chảy ra,

Mình chê ta đục, mình đà trong chi.

(tr. 236) Ở hai ví dụ 1,2, đục - trong hai tính chất này của nƣớc đƣợc chiếu xạ để thể hiện rõ nét về sự khác biệt trong thân phận ngƣời. Ngƣời con gái gần nhƣ không tự quyết định số phận của họ, để rồi số phận cũng sẽ ngả theo hai hƣớng đục - trong. Đó là một cuộc sống may mắn, êm ả; hay đó sẽ là một cuộc đời bất hạnh, nhiều bất trắc. Ví dụ 3 cũng dựa trên nền tảng ý nghĩa về sự đục - trong nhƣng dƣờng nhƣ có sự chuyển hƣớng trong cách định giá, nhìn nhận về con ngƣời. Đục không hoàn toàn mang ý tiêu cực và ngƣợc lại, làm bật lên cái nhìn về thân phận ẩn chứa cách đối nhân xử thế của con ngƣời.

6 từ ngữ còn lại (lên, ròng, chìm, nổi, khô, cạn) xuất hiện với tần số ít hơn nhƣng cũng gợi về giá trị thân phận ngƣời. Ta thử xét một ví dụ sau để làm rõ cho điều đó:

Bạn ơi chớ vội tình vong,

Nƣớc lên có thuở, nƣớc ròng có khi.

(tr. 100) Cuộc đời, thân phận con nguời là điều không ai có thể đoán định trƣớc. Trạng thái lên - ròng của nƣớc đã đƣợc chiếu xạ để diễn tả cho sự biến thiên dâu bể trong cuộc đời mỗi ngƣời; để từ đó mỗi ngƣời sẽ lựa chọn cách nhìn nhận, cách đối nhân xử thể trƣớc cuộc đời một cách phù hợp nhất.

- TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT CỦA NƢỚC là tính tình, cách ứng xử.

Có 17 từ ngữ đƣợc sử dụng gắn với ẩn dụ ý niệm trạng thái, tính chất của nƣớc là tính tình, cách ứng xử của con ngƣời. Từ cạn xuất hiện với tần số nhiều nhất với 12/37 biểu thức ngôn ngữ. Các từ còn lại xuất hiện gần nhƣ tƣơng đƣơng.

Cạn là sự khô cạn, cạn kiệt không còn nƣớc. Từ thuộc tính trong tự nhiên chuyển sang nghĩa về sự giảm sút tình cảm, sức lực của con ngƣời. Cạn biểu đạt thuộc tính

hết, không còn hoặc suy nghĩ không thấu đáo, từ đó ánh xạ lên cách ứng xử của con ngƣời trong các mối quan hệ.

1. Biển cạn, lời nguyền không cạn, Núi lở non mòn nghĩa bạn không quên. Đƣờng mòn sáng xuống chiều lên, Dặn ai hãy nhớ đừng quên nghĩa tình.

(tr. 103) 2. Đã rằng là nghĩa vợ chồng

Dẫu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng dời.

(tr. 214) 3. Trăm năm tạc dạ ghi lời

Dầu mà biển cạn non dời đừng quên.

(tr. 140) Từ thuộc tính cạn của sông nƣớc, cạn đã đƣợc ánh xạ thành tình cảm, cách ứng xử của con ngƣời. Biển cạn, sông cạn những mãi mãi tình sẽ không cạn. Cạn biểu đạt thuộc tính hết sạch cũng là sự quên tình, quên nghĩa của con ngƣời. Chúng đƣợc sử dụng trong những ngữ cảnh phù hợp nhƣ ba ví dụ nêu trên sẽ góp phần thể hiện lối sống giàu tình nghĩa, chung thủy của con ngƣời.

Ở ví dụ sau, cạn trong mối tƣơng quan với sâu lại đƣợc chiếu xạ chỉ tính cách của con ngƣời:

Tƣởng giếng sâu anh nối sợi dây dài, Ai dè giếng cạn, tiếc hoài sợi dây.

(tr. 197) Đó là sự sâu sắc hay nông cạn trong tính cách, suy nghĩ của mỗi ngƣời. Hai đặc tính cực kì quan trọng trái ngƣợc nhau của phạm trù sông nƣớc đã đƣợc sử dụng để diễn tả tính cách, suy nghĩ khác biệt, góp phần đánh giá giá trị của con ngƣời.

Một số trạng thái, tính chất khác của nƣớc cũng đƣợc lựa chọn góp phần sáng tỏ miền ý niệm. Có thể kể đến nhƣ trong với tính tinh khiết, có thể nhìn thấu suốt diễn tả sự thực lòng, không che giấu của con ngƣời:

1. Nƣớc nào trong bằng nƣớc sông Hinh, Đố ai ăn ở thiệt tình bằng em.

(tr. 57) 2. Nƣớc trong thì bún mới trong

Tình anh ở bạc vì lòng anh đen.

(tr. 160) Ở một ví dụ khác, trạng thái chảy xuôi của nƣớc đã đƣợc nhắc đến. Dòng nƣớc chảy xuôi gợi cảm giác nhẹ nhàng, dễ dàng, không quay trở lại; ở đây thuộc tính này đã đƣợc ánh xạ để diễn tả sự lạnh lùng, sự quay đi không nhìn lại của một cô gái, để lại sự nuối tiếc, sự mong ngóng của một chàng trai không thôi hƣớng về cô. Hay đó

còn là một tình yêu đơn phƣơng, xuôi chiều mãi mãi không có chiều ngƣợc lại của chàng trai ấy.

Ngó em không dám ngó lâu, Ngó qua một chút đỡ sầu mà thôi.

Lòng ta thƣơng bạn không nguôi,

Nƣớc sao nhƣ nƣớc chảy xuôi một bề.

(tr. 153) Từ nông cũng xuất hiện góp phần hình thành nên biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ chỉ tính cách, cách ứng xử của con ngƣời:

Làm trai đi biển đi sông Vô đây, gặp bãi cát nông mà buồn.

(tr. 220) Chí làm trai luôn hƣớng đến những điều lớn lao, ở đây lại gặp bãi cát nông. Nông

là có khoảng cách từ miệng hoặc bề mặt xuống đáy ngắn hơn so với mức bình thƣờng.

Bãi cát nông với sự ánh xạ thuộc tính đấy có thể chỉ sự đối lập trong khát vọng và thực tế của con ngƣời. Nhƣng đồng thời, hiểu theo một nghĩa khác bãi cát nông cũng có thể là đối tƣợng mà ta gặp phải với suy nghĩ, cách úng xử hẹp hòi, thiếu sâu sắc không đạt đúng kì vọng của ta.

- TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT CỦA NƢỚC là sự tràn trề, khó nắm bắt.

Có 5 từ ngữ đƣợc sử dụng để hình thành nên các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ với nghĩa tƣơng ứng. Đó là các từ mênh mang, tràn, lênh láng, lai láng, láng lai. Có thể dễ dàng nhận ra nét nghĩa chung giữa các từ này là sự nhiều quá mức, không đủ để dung chứa trong vật chứa đựng. Và đó chính là lí do những từ ngữ này với thuộc tính của chúng đƣợc dùng để biểu trƣng cho sự tràn trề, khó nắm bắt. Một số ví dụ sau sẽ làm sáng tỏ điều đó:

1. Nƣớc sông Lại mênh mang mùa nắng, Dòng sông Côn lênh láng mùa mƣa.

Đã bao tháng đợi năm chờ,

Duyên em đục chịu, trong nhờ biết sao!

(tr. 58) 2. Ân tình nay đã hết trông

Nghĩa nhân nhƣ nƣớc tràn đồng khó phân.

(tr. 98) 3. Mẹ nuôi con biển hồ lai láng,

Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày.

(tr. 242) 4. Ơn cha núi chất trời Tây,

Láng lai nghĩa mẹ nƣớc đầy biển Đông.

5. Sao trên trời lăng xăng khó đếm,

Nƣớc ngoài biển lênh láng khó lƣờng,

Anh thƣơng em trong, đục chƣa tƣờng, Để em dò lòng quế, dạ hƣơng thế nào.

(tr. 169) Có thể thấy, ở ví dụ 1 và 2, thuộc tính mênh mang, lênh láng đã đƣợc ánh xạ rõ nét để khẳng định sự dạt dào, tràn trề của đời sống tình cảm, khẳng định ân nghĩa, sự thủy chung son sắt. Đến ví dụ 3 và 4, lai láng và biến thể của nó láng lai đã đƣợc chiếu xạ nhƣ một sự khẳng định công lao to lớn của cha, mẹ. Tình cảm ấy, công ơn ấy không gì có thể đong đếm đƣợc. Ví dụ 5 lại nhấn mạnh trạng thái khó nắm bắt thông qua từ lênh láng cùng ngữ cảnh nhất định. Nƣớc biển tràn trề, nƣớc biển không thể cân đo, và chúng biến đổi không ngừng khó có thể nắm bắt nhƣ sự thay đổi của cuộc sống, của tình cảm con ngƣời.

Một phần của tài liệu (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)