Vài nét về ca dao Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 37)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.4. Vài nét về ca dao Nam Trung Bộ

Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kì lịch sử cho tới ngày nay, thể hiện sức sống lâu bền và mãnh liệt. Văn học dân gian Việt Nam gồm nhiều thể loại, trong đó ca dao - dân ca chiếm một vị trí quan trọng và ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống tình cảm con ngƣời.

Ca dao - dân ca là những khái niệm tƣơng đƣơng, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con ngƣời. Trong đó, dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc; ca dao là lời thơ của dân ca, là một thể thơ dân gian.

Trên bản đồ Tổ quốc, dải đất Nam Trung Bộ nằm ở giữa một bên là dãy Trƣờng Sơn, một bên là biển Đông chạy suốt theo chiều dài hơn năm vĩ tuyến gồm thành phố Đà Nẵng và bảy tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Cuốn sách Ca dao Nam Trung Bộ của tác giả Thạch

Phƣơng - Ngơ Quang Hiển là cơng trình mang tính khảo cứu, sƣu tầm, tuyển chọn và giới thiệu một số loại hình sáng tác dân gian nhƣ ca dao, tục ngữ, bằng hữu kim ký phú, câu đố, 10 làn điệu dân ca, hát bả trạo, bài chòi, vè. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu về ca dao với 1690 đơn vị bài.

Về mặt thời gian, so với nơi đất cội nguồn, ca dao Nam Trung Bộ cũng nhƣ văn học dân gian của vùng đất này nói chung đƣợc hình thành muộn hơn nhiều. Nếu nhƣ ca dao lịch sử Bắc Bộ còn lƣu giữ đƣợc các sự kiện từ thuở mở nƣớc thì nội dung phản ánh của ca dao Nam Trung Bộ chủ yếu tập trung ở những sự kiện cận đại của khu vực Đàng Trong. Đó là cơng cuộc khai phá của những ngƣời dân ở vùng đất mới, sự tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến, những cuộc khởi nghĩa, nổi dậy của nhân dân. Ca dao Nam Trung Bộ còn ghi lại tâm trạng, nỗi đau của những ngƣời dân mất nƣớc, những thủ đoạn áp bức, bóc lột của bọn thực dân, chế độ phong kiến cùng những cuộc đấu tranh của quần chúng: Từ ngày Tự Đức lên ngôi - Cơm chẳng đầy nồi,

trẻ khóc nhƣ ri - Bao giờ Tự Đức chết đi - Thiên hạ bình thì mới dễ làm ăn; Tai nghe súng nổ đì đùng - Tàu Tây đã lại Vũng Thùng hơm qua…

Bên cạnh đề tài lịch sử, ca dao của vùng đất này còn khai thác đề tài ngợi ca những cảnh vật thiên nhiên. Đó là những câu nói, câu hát về những tài nguyên của rừng, của biển, của lòng đất cùng những đặc sản nổi tiếng xa gần: Xoài Đá Trắng - Sắn Phƣơng Mai - Nhất gái La Hai - Nhì trai Đồng Cọ hay Thuốc An Lƣơng hƣơng thơm, khói nhẹ - Chè Hội Họa nƣớc đậm, mùi thơm - Em về mua vải Chợ Gồm - Gị Găng mua nón, phiên Chàm anh vơ…

Tình u đơi lứa và khát vọng hạnh phúc là đề tài lớn nhất, phong phú và đa dạng, chiếm tỉ lệ lớn nhất. Với chủ đề này, ta thấy đủ cung bậc tình cảm với đầy đủ các sắc thái biểu hiện nhƣ yêu thƣơng, hờn giận, lo toan, oán trách, hạnh phúc, đau khổ… Phần nào đặc điểm tính cách của con ngƣời vùng duyên hải đƣợc hiện lên qua những câu nói, câu ca nghĩa tình.

Ca dao Nam Trung Bộ có nhiều câu nói về nỗi cơ đơn, bất hạnh, cảnh lỡ duyên, lỡ phận theo một cách thế riêng. Cùng với đó, là tiếng nói đề cao, ngợi ca lịng chung thủy, lên án thói bạc tình, bạc nghĩa. Ca dao trữ tình Nam Trung Bộ đề cập khá sâu đến vấn đề nhân nghĩa nhƣ một đạo lí sống: Tìm vàng tìm bạc dễ tìm - Tìm câu nhân

nghĩa khó tìm bạn ơi! Nhân nghĩa trở thành tiêu chuẩn hàng đầu trong đối nhân xử thế.

Và sự bội bạc, tráo trở là điều không thể tha thứ trong tƣ duy, nếp nghĩ, nếp văn hóa của con ngƣời: Trời mƣa lâu đá nọ mọc rêu - Đứa nào ở bạc, con dế kêu thấu trời.

“Có ý kiến cho rằng, Ca dao là một thứ máu của Tổ quốc. Cũng có nhiều ngƣời ví ca dao nhƣ dịng sữa ngọt ngào, trong lành từng nuôi dƣỡng tâm hồn con ngƣời từ buổi lọt lòng. Dù máu hay sữa cũng đều là biểu hiện của sự sống, đó là phần tinh túy nhất của một cơ thể sống” [25, tr.29]. Chừng đó, cũng đủ để thấy ca dao có vai trị cực kì quan trọng trong diện mạo văn học dân tộc và diện mạo văn hóa quốc gia. Ca dao là những lời ca mộc mạc nhƣng chứa đựng những triết lí thâm trầm, sâu sắc rút ra từ thực tiễn đời sống. Ca dao Nam Trung Bộ vừa mang phần chung của cây một gốc, vừa mang nét đặc thù đƣợc hình thành từ mơi trƣờng thiên nhiên, điều kiện sống và dấu ấn cá tính của con ngƣời vùng đất mới.

Những câu ca là minh chứng sống động cho một quy luật đặc thù của văn học dân tộc là ln gắn mình với bƣớc đi của lịch sử. Nó khơng chỉ phản ánh lịch sử mà trở thành máu thịt của xứ sở, tăng cƣờng sự gắn kết của cộng đồng qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian. Ca dao trở thành bản lí lịch tâm hồn của đời sống quần chúng, để qua đó ngƣời đọc cảm nhận đƣợc những vẻ đẹp, những suy nghĩ và tƣ duy đậm chất văn hóa dân tộc của mỗi thời đại. Nền tảng tri nhận chính là kết tinh sâu sắc của những yếu tố này.

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)