Miền nguồn là HOẠT ĐỘNG DUỚI NƢỚC

Một phần của tài liệu (Trang 65 - 70)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

2.2. Hệ thống ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ xét từ miền

2.2.6. Miền nguồn là HOẠT ĐỘNG DUỚI NƢỚC

Bảng 2.7: Ánh xạ của miền nguồn HOẠT ĐỘNG DƢỚI NƢỚC

TT Ánh xạ của miền nguồn Từ ngữ biểu hiện

Tần số xuất hiện trong biểu thức ngôn ngữ mang

tính ẩn dụ Số lần /41 Tỉ lệ (%) 1 HOẠT ĐỘNG DUỚI NƢỚC là cách ứng xử Tổng 28 68.3 Chèo 4 9.9 Lái 1 2.4 Lội 7 17.2 Vùi thân 1 2.4 Lặn lội 3 7.4 Sang 1 2.4 Băng 1 2.4 Tát 1 2.4 Ngƣợc dòng 1 2.4 Lấp 1 2.4 Mò 1 2.4 Đào 1 2.4 Thả 1 2.4

TT Ánh xạ của miền nguồn Từ ngữ biểu hiện

Tần số xuất hiện trong biểu thức ngôn ngữ mang

tính ẩn dụ Số lần /41 Tỉ lệ (%) Câu 2 4.9 Xuôi 2 4.9 2 HOẠT ĐỘNG DƢỚI NƢỚC là thân phận Tổng 13 31.7 Trôi 6 14.7 Trôi nổi 1 2.4 Chìm 1 2.4 Lênh đênh 5 12.2

Qua thống kê, có thể thấy tiểu miền “hoạt động dƣới nƣớc” của miền ý niệm “sông nƣớc” ánh xạ, hình thành 2 ẩn dụ ý niệm xét từ miền nguồn này thông qua 41 biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ. Trong đó giá trị ánh xạ phổ biến hơn là cách ứng xử (chiếm 68.3%), tiếp đến là thân phận (chiếm 31.7%). Mỗi ẩn dụ đƣợc triển khai qua một hệ thống những từ ngữ đặc thù đƣợc đặt trong ngữ cảnh phù hợp, góp phần hình thành ý niệm.

Bên trên, một số thuộc tính của nƣớc với tƣ cách là một khách thể đã đƣợc phân tích từ góc nhìn là những miền ý niệm nguồn phóng chiếu lên miền ý niệm đích. Từ một góc độ khác, việc xem xét trƣờng từ vựng chỉ hoạt động dƣới nƣớc chắc chắn sẽ cung cấp nhiều giá trị ánh xạ khác cho thấy tính tƣơng tác giữa con ngƣời với sông nƣớc và ngƣợc lại.

- HOẠT ĐỘNG DƢỚI NƢỚC là cách ứng xử

15 từ ngữ đã đƣợc lựa chọn để ánh xạ các thuộc tính hình thành miền đích về cách ứng xử của con ngƣời. Tần số xuất hiện của các từ ngữ này không quá chênh lệch, trong đó nổi bật lên hai hoạt động lội chèo.

Từ lội xuất hiện 7 lần trong các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ. Lội là đi qua chỗ nƣớc cạn bằng cách tiếp xúc trực tiếp chân với nƣớc. Đây là một hoạt động không hề dễ dàng, thuộc tính ấy đã đƣợc lựa chọn để ánh xạ lên miền đích.

1. Thƣơng nhau chẳng quản chi thân,

Phá Tam Giang cũng lội, đèo Hải Vân cũng trèo.

(tr. 61) 2. Anh thƣơng em đặng nghĩa vuông tròn

Mấy sông cũng lội, mấy hòn cũng leo.

3. Thƣơng nhau bụi cỏ cũng ngồi

Đám tranh cũng lội, rừng chồi cũng bang.

(tr. 184) 4. Ở xa nghe tiếng chàng hò,

Cách sông cũng lội, cách đò cũng qua.

(tr. 162) Cách ứng xử của con ngƣời trong mối quan hệ tình cảm đã đƣợc thể hiện ở 4 ví dụ trên, đặc biệt thông qua các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ gắn với từ lội. Con ngƣời lựa chọn cách ứng xử hết mình, hết lòng, hết dạ vì nhau trong tình cảm dù gặp phải muôn vàn khó khăn, cách trở nhƣ sông, đám tranh, phá Tam Giang; để một lần nữa khẳng định giá trị của tình nghĩa trong lối sống và tƣ duy văn hóa của ngƣời Việt.

Chèo là hành động để giúp thuyền, đò có thể di chuyển trên sông nƣớc; là cách con nguời di chuyển và làm chủ hành trình của mình. Thuộc tính này cũng đƣợc ánh xạ làm bật lên cách ứng xử của con ngƣời trong cuộc sống.

1. Thuyền nhỏ, gió to Anh đừng e ngại

Em chèo, anh lái

Cuối bãi đầu ghềnh.

(tr. 48) 2. Đƣờng trƣờng, gió ngƣợc, nƣớc reo,

Thƣơng em chẳng nệ mà chèo ngƣợc xuôi.

(tr. 159) Trong mọi trƣờng hợp, con ngƣời hãy luôn tự tìm cách ứng xử phù hợp nhất.

Chèo ở đây đƣợc dùng mang ý nghĩa nhƣ thế. Chèo để làm chủ hành trình của mình, dù biết là khó khăn, ẩn chứa hiểm nguy, vất vả. Đó là cách ứng xử hết mình cùng sự quyết tâm cao độ để đạt mục tiêu đề ra, để thể hiện tâm tƣ, tình cảm của bản thân bất chấp thuyền nhỏ, gió to; đƣờng trƣờng, gió ngƣợc, nƣớc reo.

Lặn lội mang hai ý nghĩa: làm việc vất vả nơi ruộng đồng, sông nƣớc và vƣợt quãng đƣờng xa khó khăn, vất vả.

1. Con cò lặn lội bờ sông

Mẹ đi tƣới nƣớc cho bông ra đài.

(tr. 77) 2. Anh đi em ở lại nhà,

Biển sâu em lặn lội nuôi mẹ già đợi anh.

(tr. 204)

Lặn lội xuất hiện trong ca dao thƣờng gắn liền với hình ảnh ngƣời phụ nữ, với những vất vả, lo toan. Đó là sự chịu thƣơng, chịu khó, tảo tần, giàu sự hi sinh trong cách ứng xử, trong cuộc sống.

Một số từ ngữ khác nhƣ tát, mò, đào, thả, câu… xuất hiện trong ngữ cảnh cũng đƣợc quy chiếu về ẩn dụ ý niệm xuất phát từ miền nguồn hoạt động dƣới nƣớc ánh xạ cho cách ứng xử.

Đó là sự không nề hà bất cứ việc gì dù là việc tầm thƣờng nhất, không đánh giá ngƣời khác một cách phiến diện, luôn hết mình trong cuộc sống:

Làm ngƣời đừng nệ hơn thua

Ra thân đi nhũi, ốc cua phải mò.

(tr. 240) Đó là sự khác biệt trong cách cƣ xử, giữa việc cố gắng tạo dựng và gặt hái “thành tựu”:

Tiếc công anh đào ao thả cá

Năm bảy tháng trời, kẻ lạ đến câu.

(tr. 185) - HOẠT ĐỘNG DƢỚI NƢỚC là thân phận.

Có 4 từ ngữ đƣợc sử dụng để hình thành nên các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ với nghĩa tƣơng ứng. Đó là các từ trôi, trôi nổi, chìm, lênh đênh. Có thể dễ dàng nhận ra nét nghĩa chung giữa các từ này là sự di chuyển, gần nhƣ không thể làm chủ hành trình của mình. Và đó chính là lí do những thuộc tính này đƣợc dùng để ánh xạ cho thân phận con ngƣời. Một số ví dụ sau sẽ làm sáng tỏ điều đó:

1. Dẫu mà đan giỏ thả sông

Trôi lên trôi xuống, em cũng không bỏ chàng.

(tr. 123) 2. Thân em nhƣ trái bòng trôi

Gió dập sóng dồi, nƣơng tựa vào đâu.

(tr. 177) 3. Đƣờng xa muôn dặm sơn hà

Thân em trôi nổi biết là về đâu.

(tr. 134) 4. Em đƣơng vuốt nếp, nấu xôi

Nghe anh có vợ thúng trôi, nếp chìm.

(tr. 134) 5. Lênh đênh kẻ biển ngƣời nguồn

Em xa, anh cách không cuồng cũng điên.

(tr. 223) Có thể thấy, ở ví dụ 1, 2 và 3, thuộc tính trôi, trôi nổi đã đƣợc ánh xạ rõ nét để diễn tả thân phận con nguời, đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Số phận của họ dƣờng nhƣ họ không thể tự quyết định, là một dòng chảy không ngừng, thiếu sự ổn định. Nhƣng những giá trị đẹp của thân phận ngƣời ấy chắc chắn sẽ vẫn còn giữ mãi. Đến ví dụ 4,

xúc của mình khi nghe tin ngƣời thƣơng có vợ; từ đó sự bất hạnh của phận đời đã đƣợc thể hiện. Ở ví dụ 5, thuộc tính lênh đênh lại ánh xạ đến sự không ổn định, khó đoán định đƣợc hành trình đời mình, là khoảng cách của những ngƣời yêu thƣơng; để một lần nữa sự vô định của cuộc đời, của thân phận lại đƣợc thể hiện.

2.3. Tiểu kết

Hệ thống các ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ xét từ miền nguồn khá phong phú. Các ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” đƣợc xét từ 6 miền nguồn: VẬT CHỨA NƢỚC; THỰC THỂ SỐNG DƢỚI NƢỚC; CÔNG CỤ ĐÁNH BẮT TRÊN SÔNG NƢỚC; PHƢƠNG TIỆN TRÊN SÔNG NƢỚC; TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT CỦA NƢỚC và HOẠT ĐỘNG DƢỚI NƢỚC. Mỗi miền nguồn đƣợc ánh xạ với những giá trị khác nhau thông qua 395 biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ.

Dựa vào sự đa nghĩa hệ thống, lần theo các toả tia cũng nhƣ giá trị biểu trƣng của một số biểu thức ngôn từ, có thể thấy hệ thống ngữ nghĩa sông nƣớc có một vai trò quan trọng trong việc hình thành các ẩn dụ miền ý niệm xét từ miền nguồn. Nghĩa gốc của từ ngữ chỉ sông nƣớc hầu nhƣ có thể làm cơ sở cho nhiều tầng nghĩa phái sinh. Xét nghĩa của chúng đặt trong ngữ cảnh nhất định, thông qua cơ chế ánh xạ, ta có thể khái quát ý nghĩa ẩn dụ mà các biểu thức ngôn ngữ đó thể hiện. Các lớp từ ngữ đặc trƣng đã đƣợc chỉ ra theo miền, đóng vai trò là những từ ngữ trung tâm trong khai thác các lớp ngữ nghĩa.

Có một số hiện tƣợng ngôn ngữ xuất hiện đơn lẻ, nhƣng cũng có rất nhiều hiện tƣợng ngôn ngữ xuất hiện xuyên suốt, lặp đi lặp lại gắn với từng miền nguồn nhất định. Tuy nhiên, tùy theo mục đích giao tiếp, trong từng trƣờng hợp, con ngƣời lựa chọn những thuộc tính khác nhau của hiện tƣợng ngôn ngữ để tƣơng tác, khai thác ý nghĩa theo dụng ý của mình. Vì vậy, cùng một miền ý niệm, hiển nhiên chúng có thể ánh xạ cho những tính chất, trạng thái khác nhau. Chúng ta phải dựa vào ngữ cảnh, sự tri nhận về vốn sống, vốn văn hóa để xác định một cách chính xác.

CHƢƠNG 3

ẨN DỤ Ý NIỆM MIỀN “SÔNG NƢỚC”

Một phần của tài liệu (Trang 65 - 70)