Ẩn dụ ý niềm miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ mang tính

Một phần của tài liệu (Trang 85 - 88)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

3.3. Một số đặc điểm của ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” đặc trƣng trong ca dao Nam

3.3.1. Ẩn dụ ý niềm miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ mang tính

văn hóa vùng miền rõ nét

Từ trong văn hóa thời đại đồ đá mới, các nhà khảo cổ học đã phát hiện đƣợc những cồn sò điệp ven biển ở các di chỉ cổ. Từ thời nguyên thủy xa xƣa đó, biển đã trở thành môi trƣờng sống, cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho con ngƣời. Đặc biệt Nam Trung Bộ gồm các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, các tỉnh đều giáp biển và có bờ biển dài nên biển có một vai trò quan trọng trong đời sống, trong văn hóa và trong vùng ý niệm “sông nƣớc”. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua hệ thống các ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ khi các ẩn dụ xuất phát từ “biển” chiếm số lƣợng khá lớn. Biển là vật chứa tƣợng trƣng cho sự to lớn, nguy hiểm, cho những gian khó thử thách mà con ngƣời phải vƣợt qua. Biển gắn liền với những thực thể sống định hƣớng giá trị trong cuộc sống của con ngƣời; là trạng thái, tính chất làm nên cách ứng xử, thân phận sống của con ngƣời.

1. Ngó ra ngoài biển láng lai,

Lênh đênh kẻ biển nguời nguồn,

Em xa anh cách không cuồng cũng điên.

(tr.223) 2. Miễn cho mở miệng em ừ,

Anh chẳng từ lao khổ,

Dẫu lên non tróc hổ,

Hay xuống biển nã rồng,

Anh đây cũng chẳng tiếc công, Mong sao cho đặng tấm lòng em thƣơng.

(tr.149) 3. Thân em nhƣ thể bè trôi,

Gió dập sóng dồi chẳng biết về đâu.

(tr.177) Từ thời Hùng Vƣơng dựng nƣớc, ngƣời Việt cổ đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm khai phá đầm lầy, dựng nên những xóm làng trù phú dọc theo các con sông, ven biển và trên những hòn đảo. Những xóm làng trù mật đã trở thành chiếc nôi nuôi dƣỡng biết bao thế hệ ngƣời Việt thông qua các hình thức lao động sản xuất: trồng lúa nƣớc, nghề chài lƣới đánh bắt thủy hải sản và nghề làm muối của những làng dọc theo bờ biển. Vùng đất Nam Trung Bộ cũng không ngoại lệ. Ca dao Nam Trung Bộ với những ẩn dụ ý niệm tiêu biểu cũng thông qua những hình ảnh con ngƣời trong lao động sản xuất đó để làm bật lên cuộc sống con ngƣời. Đó là cuộc sống tất bật với những lo toan nhƣng luôn tràn đầy tinh thần lạc quan nhƣng đôi khi đó còn là cuộc sống chịu nhiều bất công, đọa đày của các thế lực đƣơng thời.

1. Cây xanh thì lá cũng xanh, Em giỏi cấy lúa, anh rành trồng bông.

Mai đây lúa chín vàng đồng, Bông nở trắng vƣờn thi thử ai hơn.

(tr.76) 2. Lấy chi mà trả ái ân,

Lấy chi mà nộp công ngân cho chàng?

Phần thì quan bắt đắp đàng,

Đào sông Câu Nhí, bòn vàng Bồng Miêu.

(tr.82) Mạng lƣới sông ngòi dày đặc đều đổ ra biển Đông, tạo thành môi trƣờng giao thông đƣờng thủy thuận lợi. Trừ thời gian có bão lũ lớn, sông, biển Việt Nam luôn là những tuyến huyết mạch quan trọng để ngƣời dân đi lại, để chuyên chở, buôn bán hàng hóa, trao đổi sản phẩm giữa các vùng miền và với các quốc gia bên ngoài.

Đƣờng thủy là tuyến giao thông thuận tiện, nhanh chóng, thông dụng gắn liền với các phƣơng tiện quen thuộc đò, thuyền, ghe. Chính vì thế hành trình trên sông, trên biển cũng trở thành miền ẩn dụ tiêu biểu cho cuộc đời con ngƣời.

1. Ghe bầu trở lái về đông,

Con gái theo chồng bỏ mẹ ai nuôi.

(tr.139) 2. Gió nam thổi xuống lò vôi,

Ai đồn với bạn tôi có đôi mà buồn.

Từ ngày bƣớc xuống ghe buôn, Sóng bao nhiêu dợn, dạ buồn bấy nhiêu.

Cánh buồm gió thổi hiu hiu,

Nƣớc mắt ra chàng chặm bốn múi dây lƣng điều không khô.

(tr.139) 3. Anh về Đập Đá đƣa đò,

Trƣớc đƣa quan khách, sao dò ý em.

(tr.96) 4. Thuyền rời nhƣng dạ chẳng rời,

Khăng khăng một lời: Quân tử nhất ngôn.

(tr.182) Ẩm thực truyền thống tiêu biểu của ngƣời Việt mang đậm nét yếu tố thực vật, yếu tố sông biển. Khác với các tộc ngƣời phƣơng Bắc sống ở xứ lạnh, quen ăn các món ăn thịt - trứng - sữa, cơ cấu bữa ăn của ngƣời Việt là: cơm - rau - cá. Hình ảnh cuộc sống cũng hiện lên qua cách lựa chọn thực phẩm gắn với sông nƣớc của con ngƣời, hình thành nên các ẩn dụ ý niệm.

1. Bữa ăn có cá cùng canh

Cũng không mát dạ bằng anh thấy nàng.

(tr.105) 2. Hồi nào gạo trắng Quán Cau,

Cá thu chợ Yến, anh lắc đầu chê hôi.

Bây giờ đáng số anh ơi,

Một phần khoai, hai phần đỗ anh thôi kén lừa.

(tr.142) 3. Thà rằng ăn bát cơm rau

Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.

(tr.248) Từ xa xƣa, ngƣời nông dân Việt Nam rất thạo việc đan lát làm ra các dụng cụ đánh bắt cá tôm. Ngƣời ta có thể dệt những tấm lƣới to nhỏ và tạo nên những dụng cụ đánh bắt cá tôm khác nhau, đó là: chài, vó và lƣới. Ở những vùng đầm, phá, sông

hồ ven biển và một số vùng biển đảo, ngƣ dân còn có thói quen dùng lƣỡi câu để câu cá, mực, tôm… Dụng cụ đánh bắt cá phổ biến và hiệu quả nhất là các loại đƣợc đan bằng tre, nứa, giang, mây. Tùy theo từng vùng sông nƣớc mà ngƣời nông dân đã sáng tạo ra các loại đó, lờ, dặm để đánh bắt tôm, cá sống ở cánh đồng lúa hoặc trên sông ngòi, kênh rạch. Công việc đánh bắt, công cụ đánh bắt gắn liền với những ẩn dụ ý niệm biểu hiện hoàn cảnh, cách ứng xử, tâm tƣ tình cảm của con ngƣời.

1. Tiếc công anh đắp đập be bờ,

Để ngƣời đem đó, xách lờ tới đơm.

(tr.185) 2. Tiếc công anh xe nhợ, uốn cần,

Xe xong sợi chỉ, con cá lần ra khơi.

(tr.185) 3. Chim khôn tránh bẫy, tránh dò

Cá khôn tránh lƣới, tránh nò, tránh đăng.

(tr.233) Môi trƣờng sông nƣớc, biển đảo mênh mông không chỉ tác động đến sinh hoạt văn hóa vật chất, mà còn ảnh hƣởng đến sinh hoạt văn hóa tinh thần của cƣ dân đất Việt. Từ trong sâu thẳm tâm linh, họ không bao giờ quên hình ảnh quê hƣơng, đất nƣớc. Yếu tố sông nƣớc, biển cả đã trở thành một phần thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam, con ngƣời Việt Nam, trở thành một trong những ý niệm để chiếu xạ làm nên giá trị cuộc sống con ngƣời.

Có thể nói, ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” là một tấm gƣơng phản ánh văn hóa vùng miền nói riêng trên nền tảng của văn hóa dân tộc nói chung. Việc lựa chọn một ý niệm vì thế không đơn thuần là vấn đề của các yếu tố ngôn ngữ mà chính là tiềm thức, thế giới quan, là những liên tƣởng vô thức đƣợc hình thành từ sự tích tụ kinh nghiệm xã hội qua nhiều thế hệ.

Một phần của tài liệu (Trang 85 - 88)