Không gian tinh thần

Một phần của tài liệu (Trang 30 - 31)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.2. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ ý niệm

1.2.7. Không gian tinh thần

Từ điển thuật ngữ Ngôn ngữ học tri nhận định nghĩa “Không gian tinh thần là các vùng không gian ý niệm có chứa các dạng thông tin đặc trƣng. Chúng đƣợc cấu tạo trên cơ sở ngôn ngữ tổng quát, ngữ dụng và các chiến lƣợc văn hóa để chọn lọc thơng tin” [dẫn theo 14, tr.23]. Về bản chất, không gian tinh thần tƣơng tự nhƣ miền ý niệm trong thuyết ẩn dụ ý niệm của Lakoff. Lí thuyết này xoay quanh các khơng gian tinh thần với tƣ cách các gói ý niệm.

Nếu nhƣ vùng tri nhận là những nội dung tri thức tƣơng đối ổn định trong bộ não con ngƣời và đƣợc lƣu giữ trong kí ức lâu dài, thì khơng gian tinh thần chỉ là “vật chứa lâm thời” chứa đựng thơng tin trong q trình giải mã văn bản, chỉ tồn tại trong kí ức làm việc lâm thời. Không gian tinh thần đƣợc hiểu là một phần cấu trúc tƣ duy của chúng ta. Nó bao gồm các yếu tố đƣợc cấu trúc bởi các khung và các mơ hình tri nhận. Khơng gian tinh thần thƣờng kết nối với những hiểu biết sẵn có từ trƣớc của con ngƣời. Nó cũng đƣợc cấu trúc và kết nối với các loại chiếu xạ. Có giả thuyết cho rằng khơng gian tinh thần là một bộ kích hoạt các tế bào thần kinh và kết nối giữa các yếu tố tƣơng ứng với sự chiếu xạ. Theo quan điểm này thì khơng gian tinh thần hoạt động trong trí nhớ nhƣng đƣợc xây dựng một phần bằng cách kích hoạt các cấu trúc có sẵn trong trí nhớ lâu dài. Các mối quan hệ của không gian tinh thần đƣợc tổ chức theo các khung nhất định. Không gian đƣợc xây dựng từ nhiều nguồn. Một không gian tinh thần có thể đƣợc xây dựng bởi kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

Theo Stockwell (2002), không gian tinh thần đƣợc chia làm bốn loại [dẫn theo 26, tr.89]:

(1) Không gian thời gian - không gian hiện tại hoặc chuyển vào quá khứ hay tƣơng lai, thƣờng đƣợc chỉ định bởi phó từ thời gian, thời và hƣớng.

(2) Không gian địa lý - thƣờng đƣợc chỉ định bởi phó từ chỉ vị trí và những động từ chuyển động.

(3) Không gian miền - một lĩnh vực hoạt động, chẳng hạn nhƣ công việc, trò chơi, khoa học thử nghiệm,...

(4) Khơng gian giả - tình huống có điều kiện, giả thuyết và chƣa có khả năng thực hiện, gợi ý cho kế hoạch và sự suy đoán.

Từ bốn loại trên, ta thấy đƣợc bản thể thuộc khơng gian tinh thần rất đa dạng, Đó là thực tại khách quan mà con ngƣời tiếp nhận, là những tình huống giả định và giả thuyết, là quá khứ - tƣơng lai của sự kiện, các phạm trù trừu tƣợng...

Những thuộc tính của khơng gian tinh thần mà Fauconnier (1985) (1994) nêu ra là [dẫn theo 26, tr.90]:

- Những khơng gian có thể bao gồm những bản thể tinh thần.

- Những khơng gian có thể đƣợc cấu trúc hóa bởi mơ hình tri nhận.

- Những khơng gian có thể kết nối với những không gian khác gọi là cầu nối. - Bản thể trong một khơng gian có thể kết nối với những bản thể trong những không gian khác bằng những cầu nối.

- Các khơng gian có khả năng mở rộng với nghĩa rằng trong quá trình hoạt động tri nhận của hệ thống, chúng có thể đƣợc liên kết với những bản thể và mơ hình tri nhận lí tƣởng khác.

- Các mơ hình tri nhận lí tƣởng có thể thu nạp các khơng gian. Ví dụ, mơ hình tri nhận lí tƣởng “ngƣời kể chuyện” thu nạp khơng gian tinh thần câu chuyện.

Khơng gian tinh thần chính là mơi trƣờng ý niệm hố và tƣ duy. Vì thế mỗi một ý tƣởng của q trình ý niệm hóa đều ứng với một không gian tinh thần nhất định. Thi pháp học tri nhận phản ánh tiếng nói và tâm hồn của mỗi cá nhân, của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, lí thuyết khơng gian tinh thần có vai trị cực kì quan trọng đối với thi pháp học tri nhận.

Một phần của tài liệu (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)