Phân loại ẩn dụ ý niệm

Một phần của tài liệu (Trang 31 - 34)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.2. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ ý niệm

1.2.8. Phân loại ẩn dụ ý niệm

Các nhà ngôn ngữ học tri nhận có nhiều cách phân loại ẩn dụ ý niệm theo các tiêu chí khác nhau. Cho đến nay, ẩn dụ ý niệm có tất cả năm cách phân loại. Theo Kovecses (2002), có các cách phân loại ẩn dụ ý niệm nhƣ sau [dẫn theo 21, tr.16]:

- Thứ nhất: Ẩn dụ ý niệm có thể đƣợc phân loại theo tính quy ƣớc, gồm có hai loại: ẩn dụ có tính quy ƣớc và ẩn dụ phi quy ƣớc. Ẩn dụ có tính quy ƣớc cao thƣờng ổn định, đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và vô thức. Ẩn dụ phi quy ƣớc dùng các biểu thức ngôn ngữ mới mẻ, gây ấn tƣợng. Tuy vậy, tác giả lại khơng đƣa ra tiêu chí cụ thể để phân loại mức độ cao thấp cho ẩn dụ quy ƣớc.

- Thứ hai: Phân loại dựa vào cấu trúc kiến thức hay các yếu tố ý niệm của sơ đồ hình ảnh. Tuy nhiên, một hình ảnh lại có thể trở thành miền nguồn cho rất nhiều ẩn dụ khác nhau. Ví dụ, sơ đồ hình ảnh NHỮNG VỊ TRÍ/KHU VỰC là cơ sở cho ẩn dụ ý niệm cấu trúc TÌNH CẢM/CẢM XÚC LÀ NHỮNG VỊ TRÍ/KHU VỰC; ĐẤT NƢỚC LÀ NHỮNG VỊ TRÍ/KHU VỰC.

- Thứ ba: Phân loại dựa vào mức độ khái quát, ẩn dụ ý niệm đƣợc phân ra thành ẩn dụ khái quát và ẩn dụ cụ thể. Ẩn dụ khái quát đƣợc cho là có cấu trúc khung đơn giản và dễ dàng để hệ thống hóa cấu trúc ẩn dụ. Trong khi đó, ẩn dụ cụ thể lại là cấu trúc lƣợc đồ tri nhận đƣợc chi tiết hóa trong sự chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích.

- Thứ tƣ: Phân loại theo chức năng tri nhận có ba loại: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ định hƣớng.

- Thứ năm: Grady (1999) phân loại ẩn dụ ý niệm dựa vào tƣơng quan kinh nghiệm có hai loại: ẩn dụ cơ sở và ẩn dụ ghép. Ẩn dụ cơ sở liên quan đến trải nghiệm chủ quan cá nhân của con ngƣời còn ẩn dụ ghép là ẩn dụ do các ẩn dụ cơ sở kết hợp.

Các nhà ngôn ngữ học tri nhận hầu nhƣ thống nhất phân chia ẩn dụ ý niệm thành ba loại: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hƣớng dựa trên chức năng tri nhận của chúng. Cách phân loại này nhấn mạnh vào chức năng tri nhận của con ngƣời trong mối quan hệ song hành giữa con ngƣời và thế giới xung quanh trong sự tƣơng quan giữa chủ thể - ngôn ngữ - văn hóa - tƣ duy.

1.2.8.1. Ẩn dụ cấu trúc

Ẩn dụ cấu trúc là những ẩn dụ tri nhận khi một ý niệm này đƣợc cấu trúc hóa về mặt ẩn dụ trong thuật ngữ của một ý niệm khác. Nói cách khác, ẩn dụ cấu trúc là hiện tƣợng cấu trúc lại ý niệm ở miền đích về mặt nghĩa sau khi nhận đƣợc những tri thức mới (những nét thuộc tính mới) do ý niệm ở miền nguồn gán cho (hay ánh xạ lên).

Ý niệm nguồn và ý niệm đích tuy thuộc về hai miền tri nhận khác nhau, nhƣng về mặt cấu trúc là tƣơng tự hay tƣơng đồng. Chẳng hạn, trở lại ẩn dụ cấu trúc THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC, ta thấy ý niệm TIỀN BẠC (miền NGUỒN) đã cấu trúc hóa ý niệm THỜI GIAN (miền ĐÍCH) làm cho hai khách thể THỜI GIAN và TIỀN BẠC trở nên tƣơng đồng ở một bộ phận nào đó. Có nhiều biểu thức ngơn ngữ dùng để biểu đạt ý niệm này, ví dụ: “Bạn phung phí thời gian quá đấy.”; “Cái này sẽ tiết kiệm cho bạn nhiều thời gian.”; “Anh đã làm tốn của tôi một giờ đồng hồ rồi đấy.”; “Bạn đã xài hết thời gian”; “Bạn hãy lập quỹ thời gian cho riêng mình”…

Hay ở biểu thức ẩn dụ TÌNH U LÀ CÂY CỎ chúng ta đã coi tình yêu nhƣ là một loại cây có mầm, rễ, cành, hoa, lá... cho nên chúng ta nói mầm tình u, tình u

ra hoa, tình u kết trái, tình u chín muồi…Trong biểu thức này, những thuộc tính

điển hình của cây cỏ đã di chuyển sang cho tình yêu.

Ẩn dụ cấu trúc cung cấp loại cấu trúc và hiểu biết về miền ý niệm đích của chúng qua những trải nghiệm của con ngƣời và nói chung là miền nguồn cụ thể, dễ hiểu hơn; cịn miền đích thƣờng trừu tƣợng và khái quát hơn. Ẩn dụ cấu trúc chiếm số lƣợng chủ yếu của ẩn dụ ý niệm.

1.2.8.2. Ẩn dụ bản thể

Ẩn dụ bản thể thực chất là q trình “vật thể hóa” những bản thể trừu tƣợng và vạch ranh giới của chúng trong không gian. Ẩn dụ bản thể và chất liệu hình thành do kinh nghiệm của chúng ta trong việc tri giác những đối tƣợng vật lí và các chất liệu tạo nên một cơ sở khác để ngữ nghĩa hố các ý niệm vƣợt ra ngồi ranh giới của sự định hƣớng giản đơn. “Kinh nghiệm của con ngƣời về các vật thể là cơ sở để tạo ra ẩn dụ bản thể. Trong loại ẩn dụ này, ngƣời ta thƣờng coi các khái niệm vơ hình, trừu tƣợng, mơ hồ là những thực thể hữu hình, cụ thể. Ẩn dụ bản thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn các

ý niệm trừu tƣợng. Chẳng hạn, chúng ta ý niệm hóa sự sợ hãi nhƣ là một sự vật, mà sự vật thì có thể sở hữu, nên có thể nói “nỗi sợ hãi của tơi”, “tính sợ vợ của anh”,... Ẩn dụ vật chứa (container metaphor) đƣợc coi là tiêu biểu cho ẩn dụ bản thể. Bản thân mỗi ngƣời là một vật chứa, họ đã phóng chiếu ý niệm này lên các sự vật khác, nhƣ từ và câu...” [11, tr.50]

Lakoff và Johnson định nghĩa ẩn dụ bản thể thực chất là phạm trù hóa những bản thể trừu tƣợng bằng cách vạch ra ranh giới của chúng trong không gian. Kovecses (2002) quan niệm cấu trúc tri nhận trong ẩn dụ bản thể ít hơn so với ẩn dụ cấu trúc bởi chức năng chính của ẩn dụ cấu trúc chỉ là cung cấp các trạng thái bản thể cho các phạm trù chung để làm cụ thể hóa những miền ý niệm trừu tƣợng.

“Ẩn dụ bản thể giúp chúng ta tƣ duy về thế giới theo hai cách:

(1) Quy chiếu, định tính và xác định các phƣơng diện của những trải nghiệm đã đƣợc làm rõ hơn. Ví dụ: vật thể hóa nỗi sợ hãi thành một vật có thể sở hữu đƣợc nhƣ nỗi sợ hãi của tôi, nỗi sợ hãi của bạn...

(2) Khi những trải nghiệm mơ hồ đƣợc trạng thái hóa thơng qua ẩn dụ bản thể thì những trải nghiệm đƣợc ý niệm hóa ấy có thể đƣợc cấu trúc thêm nữa bởi ý nghĩa của ẩn dụ cấu trúc. Chẳng hạn, khi quan niệm tâm trí là một vật thể vật chất thì chúng ta có thể dễ dàng cấu trúc nó với những ý nghĩa của một cỗ máy qua ẩn dụ ý niệm TÂM TRÍ LÀ MỘT CỖ MÁY.

Cơng việc của ẩn dụ cấu trúc là cung cấp một cấu trúc cụ thể cho những ý niệm trừu tƣợng. Ẩn dụ bản thể quy những trải nghiệm vốn khơng thể phác họa, hình dung rõ ràng, hoặc có tính mơ mồ, khái qt, khó hiểu về những trạng thái cơ bản dƣới dạng thức sự vật, chất liệu... Ví dụ nhƣ tâm trí đƣợc tri giác nhƣ một vật thể, cụ thể là một cỗ máy, vì thế ta có các ẩn dụ bản thể: “Tâm trí tơi hơm nay khơng hoạt động”, “Đầu óc anh hơm nay nhƣ bị đứng”, “Tơi đã dành hết công suất để giải quyết vấn đề này suốt ngày hơm nay”, “Đầu anh ấy có khả năng sản xuất ra rất nhiều ý tƣởng”,... Ẩn dụ bản thể cho phép chúng ta nói về những hiện tƣợng trừu tƣợng nhƣ là những vật cụ thể, có thể tri giác, sờ nắm nhờ vào năng lực vật thể hóa của tri giác chúng ta.

1.2.8.3. Ẩn dụ định hƣớng

Có một dạng khác của ẩn dụ ý niệm không cấu trúc hóa một ý niệm này trong thuật ngữ của một ý niệm khác, mà tổ chức cả một hệ thống ý niệm đối với một hệ thống khác. Chúng ta sẽ gọi ẩn dụ này là ẩn dụ định hƣớng bởi vì trong số đó có nhiều ẩn dụ liên quan đến việc định hƣớng trong không gian. “Ẩn dụ định hƣớng là các ý niệm ẩn dụ đƣợc xây dựng trên cơ sở định hƣớng không gian. Ý niệm định hƣớng là ý niệm đƣợc con ngƣời tạo ra sớm nhất và có thể lí giải trực tiếp, nhƣ: lên, xuống, trong, ngoài, tâm, biên, trƣớc, sau,... Từ đó, các khái niệm trừu tƣợng khác có thể phóng chiếu lên các vùng định hƣớng cụ thể (...). Trong tiếng Việt, ẩn dụ + vui là lên + và +

buồn là xuống + cũng là những ẩn dụ định hƣớng, chúng có biểu hiện ở những cách

Ẩn dụ định hƣớng khơng mang tính võ đốn. Nó cịn có cơ sở kinh nghiệm từ văn hóa. Chúng ta thấy các ý niệm đích nhất định có khuynh hƣớng đƣợc ý niệm hóa theo một cách thức thống nhất. Phƣơng hƣớng đi lên liên quan đến các giá trị tích cực trong khi hƣớng xuống dƣới lại liên quan đến giá trị tiêu cực. Ví dụ các ý niệm sau đƣợc chỉ ra bằng một phƣơng hƣớng “đi lên” nhƣ sức khỏe, hạnh phúc, ý thức, vui vẻ,

cân bằng, trung tâm, lí trí, phẩm hạnh, giữ quyền lực... Hầu hết chúng đều liên quan

đến giá trị tích cực. Trong khi đó những ý niệm ngƣợc lại của chúng nhƣ bệnh tật, bất

hạnh, vô thức, buồn, mất cân bằng, ngoại vi, tình cảm, đồi bại, bị khống chế... lại đƣợc

chỉ ra bằng phƣơng hƣớng “đi xuống” và hầu hết chúng liên quan đến giá trị tiêu cực. Chúng ta thử xét những biểu thức ngôn ngữ phản ánh ẩn dụ định hƣớng:

HẠNH PHÚC ĐỊNH HƢỚNG LÊN TRÊN BẤT HẠNH ĐỊNH HƢỚNG XUỐNG DƢỚI “Tôi cảm thấy phấn chấn hẳn lên”.

“Em hãy vui lên”

“Bài thơ đó đã nâng tâm hồn tơi lên” “Tâm trạng của tôi đƣợc nâng lên”. “Đời lên hƣơng”.

“Những ý nghĩ về nàng luôn luôn làm tôi phấn khởi lên”. Hay “Tinh thần bị xuống” (= sa sút, suy sụp)

“Tôi rơi xuống vực sâu của sự chán nản”

Nhƣ vậy, với ba loại ẩn dụ tri nhận đã đƣợc định nghĩa và phân tích ở trên, ta nhận thấy con ngƣời có những phƣơng thức rất đa dạng trong tƣ duy về thế giới, từ đó tạo ra những tri thức mới, biểu tƣợng tinh thần mới về thế giới.

Một phần của tài liệu (Trang 31 - 34)