Ẩn dụ HÀNH TRÌNH ĐỜI NGƢỜI LÀ HÀNH TRÌNH TRÊN SƠNG

Một phần của tài liệu (Trang 71 - 75)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

3.2.1. Ẩn dụ HÀNH TRÌNH ĐỜI NGƢỜI LÀ HÀNH TRÌNH TRÊN SƠNG

Trong Metaphors We Live by của Lakoff và Johnson ta thấy có ẩn dụ ý niệm

CUỘC ĐỜI LÀ CHUYẾN HÀNH TRÌNH (LIFE IS A JOURNEY). Đây đƣợc xem là một ẩn dụ phổ quát, xuất hiện trong nhiều văn hóa. Ẩn dụ nguyên cấp này trong từng văn hóa khác nhau có những cách thức mở rộng, cụ thể hóa cấu trúc các ánh xạ đa dạng (nhƣ xét ở diện phƣơng tiện ta có thể nói đến xe hơi, tàu hỏa, xe ngựa, thuyền bè…). Nhƣ vậy, dù cuộc đời luôn đƣợc xem nhƣ một chuyến hành trình thì chuyến đi này có thể rất khác nhau ở các phƣơng tiện. Ta gọi ẩn dụ nguyên cấp và các ẩn dụ mở rộng từ nó nhƣ thế là các ẩn dụ đồng dạng.

Từ ẩn dụ nguyên cấp trên, ứng với miền ý niệm “sơng nƣớc”, ta có thể cụ thể hóa hơn thành ẩn dụ HÀNH TRÌNH ĐỜI NGƢỜI LÀ HÀNH TRÌNH TRÊN SƠNG.

Việc ý niệm hóa hành trình đời ngƣời nhƣ hành trình trên dịng sơng đƣa ra cho ta một mơ hình tri nhận phong phú hơn nhiều so với ẩn dụ nguyên cấp của nó nhờ các yếu tố cụ thể và sinh động thuộc miền ý niệm nguồn.

Lakoff và Tunner (1989) đã đƣa ra và lập bản đồ giữa miền đích là CUỘC ĐỜI và miền nguồn là CUỘC HÀNH TRÌNH. Dựa vào đó, ta có thể hình dung lƣợc đồ chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích của ẩn dụ ý niệm HÀNH TRÌNH ĐỜI NGƢỜI LÀ HÀNH TRÌNH TRÊN SƠNG nhƣ sau:

Bảng 3.1: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ HÀNH TRÌNH ĐỜI NGƢỜI LÀ HÀNH TRÌNH TRÊN SƠNG

Miền nguồn HÀNH TRÌNH TRÊN SƠNG

Miền đích HÀNH TRÌNH ĐỜI NGƢỜI

(1) Ngƣời tham gia => Mỗi ngƣời trong cuộc đời

(2) Những đích đến => Mục tiêu/ mục đích trong cuộc đời (3) Cách di chuyển => Cách đạt đƣợc mục tiêu

(4) Khó khăn, trắc trở => Trở ngại trên đƣờng đời (5) Hành trình di chuyển => Các sự kiện trong cuộc đời

Miền nguồn này giúp chúng ta hiểu về ý niệm trừu trƣợng cuộc đời một cách cụ thể. Ngƣời tham gia, phƣơng tiện giao thơng, khó khăn trắc trở, đích đến,... đều điển hình cho hành trình cuộc đời.

Ở mơ hình này, con ngƣời trong cuộc đời đƣợc ý niệm hóa nhƣ ngƣời đi trên sơng. Mục đích của cuộc đời là đích đến mà ngƣời đi thuyền sẽ dừng lại. Dịng sơng và dịng chảy của nƣớc đƣợc xem là một bộ phận làm nền cho chuyến đi, giống nhƣ con đƣờng mà trên đó ngƣời lữ khách đi bộ hay đi ngựa. Tuy vậy, con đƣờng cũng có thể “gập ghềnh”, “quanh co”, và tƣơng tự sơng có thể là “dịng nƣớc cuốn” với đầy “gió lạnh sƣơng sa nặng hạt”. Hơn thế nữa, theo tự nhiên thì dịng chảy khơng chịu chi phối của con ngƣời. Ở đây, vì thế mà sự bất ổn hay nơi tiềm ẩn nhiều biến cố trong đời ngƣời có thể đƣợc ý niệm hóa nhƣ dịng sơng và dịng chảy của nƣớc. Cách nhận hiểu này thể hiện rõ trong các biểu thức ngơn ngữ mang tính ẩn dụ mà ta bắt gặp thƣờng xuyên trong ngơn ngữ nhƣ “dịng sơng định mệnh”, “dịng đời”, “trơi theo dòng đời”, “cuộc đời trôi nổi”…

Cần lƣu ý, khái niệm “sông” bao gồm rất nhiều miền không gian nhƣ đã giải thích ở chƣơng 1 nhƣ ao, hồ, biển… Trong ca dao, các thuộc tính của mỗi ẩn dụ ý niệm có thể đƣợc chiếu xạ một cách riêng lẻ hay phối kết hợp để thể hiện ý nghĩa biểu trƣng phù hợp. Đặc biệt với vùng đất Nam Trung Bộ, biển là một không gian nổi bật nên đây cũng là vùng không gian di chuyển chiếm vị trí rất lớn trong cấu thành ẩn dụ ý niệm HÀNH TRÌNH ĐỜI NGƢỜI LÀ HÀNH TRÌNH TRÊN SƠNG.

Ta có thể xem xét ví dụ sau:

Biển Thị Nại ùn ùn sóng giận,

Đá Phƣơng Mai khăng khắng lịng trung. Nƣớc non là nƣớc non chung, Rửa thù non nƣớc ta cùng phải lo.

Thuyền nhỏ, gió to,

Anh đừng e ngại.

Em chèo, anh lái, Cuối bãi đầu ghềnh. Quản gì sóng gió lênh đênh,

Ngọn rau tấc đất, miễn đền ơn nhau.

(tr. 48) Trong ví dụ trên, có thể thấy các thuộc tính ngƣời tham gia, cách di chuyển, khó khăn trắc trở, hành trình di chuyển, dịng sơng đều đã chiếu xạ để thể hiện nội dung của bài ca dao. Cuộc đời là biển, một cuộc đời rộng lớn chứa đựng mn phần gió

khăn ùn ùn sóng giận, sóng gió lênh đênh. Bài ca dao khơng xác định đƣợc thời gian ra đời nhƣng qua ngữ cảnh, ta có thể khẳng định, đấy là một thời điểm khó khăn trong lịch sử dân tộc với những mối thù nƣớc nhà. Đó thực sự là sóng gió đối với bất kì một đất nƣớc nào. Trong hồn cảnh đó, mỗi con ngƣời cần xác định đƣợc hành trình cuộc

đời của mình, đó là anh, là em-là những con ngƣời đại diện cho tinh thần dân tộc tham gia hành trình bảo vệ đất nƣớc, đồng thời bảo vệ những giá trị tốt đẹp của tình cảm con ngƣời. Hành trình đó có thể khơng thuận lợi, cách thức di chuyển có lẽ chƣa phù hợp

thuyền nhỏ gió to nhƣng chỉ cần em chèo, anh lái; chỉ cần mỗi ngƣời xác định đƣợc

phƣơng thức phù hợp thì hành trình di chuyển dù cam go, nguy hiểm đến mấy cuối bãi

đầu ghềnh cũng sẽ tới đƣợc đích đến an tồn. Hàng loạt các biểu thức ngơn ngữ mang

tính ẩn dụ đã đƣợc sử dụng, đƣợc soi chiếu phù hợp qua các thuộc tính để phục vụ mục đích diễn đạt của văn bản.

Con ngƣời ln bơn ba trên hành trình của cuộc đời mình, và đích đến là điều mà con ngƣời luôn hƣớng tới:

1. Bến hiền thuyền đậu,

Bến dữ thuyền lui,

Ngọn nƣớc chảy ngƣợc, ai lại bỏ sào xuôi,

Làm sao ta với bạn còn tới lui dài ngày.

(tr. 103) 2. Muốn cho gần bến gần thuyền

Gần cha gần mẹ mà duyên không gần.

(tr. 152) Cuộc đời miệt mài là chuyến hành trình đi tìm đích đến, tìm đến bến của chiếc

thuyền đời. Đích ấy có gắn liền với sự bình n, đó là điểm kết thúc hay lại bắt đầu cho một hành trình mới của đời ngƣời. Bến là nơi đi đến nhƣng cũng có thể là nơi ra đi của bất cứ một ai. Con thuyền cuộc đời chứa đựng mn vàn khó khăn, là dịng nƣớc ngƣợc, là khó khăn thử thách ln chực chờ thách thức con ngƣời. Và việc lựa chọn

cách thức bƣớc tiếp ai lại bỏ sào xuôi hay không sẽ chứng tỏ bản lĩnh, giúp lƣu giữ

những giá trị tình cảm tốt đẹp nhất của con ngƣời.

Bến đơi khi khơng đồng nghĩa với sự bình n, nhƣng đó ln là nơi níu giữ để ta

nhớ đến khi trở về. Ví dụ 2 gần nhƣ khơng đề cập đến việc di chuyển, nhƣng hai thuộc tính đích đến và cách thức vẫn đƣợc soi chiếu để làm rõ giá trị hành trình cuộc đời.

Gần bến gần thuyền hay gần cha gần mẹ đã đƣợc soi chiếu cùng nhau, trở về nhà, gắn

cuộc đời với những ngƣời thân là điều bình yên nhất, là điểm cuối trong hành trình đời ngƣời mà ai cũng hƣớng đến. Nhƣng có đơi khi điều ấy sẽ ngƣợc hƣớng với những điều khác và sự lựa chọn của con ngƣời sẽ là cách thức con ngƣời di chuyển trên hành trình cuộc đời ấy. Câu ca dao đọc lên vì thế có một sự chua xót, ngậm ngùi bởi đặt trong bối cảnh của văn học dân gian, sự lựa chọn dƣờng nhƣ là không thể.

Chèo ghe ra biển lênh đênh Sóng gió gập ghềnh toan liệu khó toan.

(tr. 110) Hành trình trên dịng sơng cũng là hành trình đời ngƣời, nói rộng ra đó là vịng xoay của cuộc đời mà con ngƣời cần phải đối mặt, chuyển di và vƣợt qua nó. Trong

cuộc hành trình ấy, với phổ niệm PHƢƠNG TIỆN LÀ NGƢỜI BẠN ĐỒNG HÀNH, LÀ CÁCH THỨC DI CHUYỂN, tất cả những vật chứa di chuyển trên sông nƣớc đều đƣợc phân loại theo những bậc thang giá trị rất khác nhau. Hành trình đời ngƣời khơng phải lúc nào cũng “sơng lặng sóng êm”, “nhƣ buồm gặp gió”, hay “xuôi chèo mát mái”, mà có khi phải “lên thác xuống ghềnh”, “thuyền xi gió ngƣợc”, có khi phải đối mặt với “sóng to gió lớn”, phải “lèo lái”, “chèo chống” mới có thể vƣợt qua. Ở ví dụ trên, ta nhận ra đối mặt với hành trình cuộc đời rộng lớn biển, chất chứa vạn hiểm nguy lênh đênh, sóng gió gập ghềnh; con ngƣời dƣờng nhƣ lại đơn độc, nhỏ bé trên hành trình di chuyển. Chèo ghe, phƣơng tiện thơ sơ gắn với cách thức di chuyển giản đơn phải chăng đƣợc đặt trong tƣơng quan đối lập với vùng không gian, với trạng thái, tính chất của vùng khơng gian ấy. Tất cả những thuộc tính quen thuộc của hành trình trên sông đã đƣợc chiếu xạ để bật lên hành trình gian nan, dữ dội chứa đựng những thách thức mà con ngƣời phải vƣợt qua trên hành trình đời mình để đạt đƣợc đích đến, để chứng minh giá trị của bản thân.

Thân em nhƣ chiếc thuyền be Chỉ e gió ngƣợc lại dè sóng xao.

(tr. 176) Cuộc đời là một chuyến hành trình, và trên hành trình ấy có biết bao khó khăn, gian nan, cản trở mà con ngƣời không thể đốn định đƣợc. Hành trình cuộc đời gắn với phƣơng tiện giản đơn chiếc thuyền be, băng qua, vƣợt qua những sự trắc trở, có đơi khi tƣởng chừng đó là một hành trình đơn độc gió ngƣợc, hay đó là một hành trình đầy biến động sóng xao. Con ngƣời cần bản lĩnh, đặc biệt thân phận ngƣời phụ nữ ngày

xƣa đang muốn vƣợt thốt để làm chủ hành trình số phận mình; nhƣng rồi một lần nữa xót xa nhận ra điều đó thực sự khơng dễ dàng.

Một ví dụ khác đƣợc chúng tơi tiếp tục lựa chọn để phân tích ý nghĩa biểu trƣng gắn liền với miền ý niệm của nó.

Anh muốn tìm nguồn nƣớc trong, Nên đi ngƣợc dịng sơng Cái,

Hay vì bị bùa ngải,

Nên anh phải bỏ bãi, lên nguồn? Thuyền anh dù thuận gió đi ln,

Đến đầu Thác Ngựa cũng phải cuốn buồm trở lui.

Thề xƣa là đã nặng lời, Anh cố xa em đi nữa,

Nếu chẳng phải ý trời thời cũng khó xa. Anh đi em ở lại nhà,

Biển sâu em lặn lội nuôi mẹ già đợi anh.

(tr.204) Bài ca dao là hành trình di chuyển trên sơng, là hành trình của tình cảm gắn với

hành trình của cuộc đời. Con ngƣời trong hành trình đời mình ln khao khát tìm kiếm những đích đến đẹp nhất nguồn nƣớc trong. Nhƣng cái đích ta hƣớng đến liệu có phù hợp thực sự hay chỉ là những mộng tƣởng, những xa hoa; dù con ngƣời có hành trình di chuyển bất chấp những khó khăn cản trở, cố gắng tìm cách thức đạt đƣợc bỏ qua hoàn cảnh, bỏ qua những giá trị đúng đắn ngƣợc dịng sơng, bỏ bãi lên nguồn; để rồi tƣởng chừng ta đã đạt đƣợc mục tiêu ấy thuyền anh dù thuận gió đi ln; nhƣng kết quả cuối cùng vẫn là phải cuốn buồm trở lui. Nhân vật trữ tình qua những bơn ba trên hành trình đời mình rồi sẽ nhận ra điều giá trị nhất, để quay trở về với bờ bến bình yên của niềm tin, của tình cảm: “Anh đi em ở lại nhà - Biển sâu em lặn lội nuôi mẹ già đợi anh”. Đích đến, cách thức, trạng thái, tính chất đã đƣợc chiếu xạ một cách vô cùng tinh tế khiến con ngƣời phải tự ngẫm, tự lựa chọn lại hành trình phù hợp nhất với cuộc đời mình để tạo nên những giá trị tốt đẹp mang giá trị vĩnh viễn.

Một phần của tài liệu (Trang 71 - 75)