Miền nguồn là PHƢƠNG TIỆN TRÊN SÔNG NƢỚC

Một phần của tài liệu (Trang 53 - 58)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

2.2. Hệ thống ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ xét từ miền

2.2.4. Miền nguồn là PHƢƠNG TIỆN TRÊN SÔNG NƢỚC

Bảng 2.5: Ánh xạ của miền nguồn PHƢƠNG TIỆN TRÊN SÔNG NƢỚC

TT Ánh xạ của miền nguồn Từ ngữ biểu hiện

Tần số xuất hiện trong biểu thức ngôn ngữ mang

tính ẩn dụ Số lần /57 Tỉ lệ (%) 1

PHƢƠNG TIỆN TRÊN SÔNG NƢỚC là hành động, sự di chuyển, không ổn định Tổng 16 28 Đò 5 8.8 Thuyền 7 12.2 Ghe 4 7

2 PHƢƠNG TIỆN TRÊN SÔNG NƢỚC là tình thế

Tổng 14 24.6

Thuyền 7 12.2

Buồm 1 1.8

TT Ánh xạ của miền nguồn Từ ngữ biểu hiện

Tần số xuất hiện trong biểu thức ngôn ngữ mang

tính ẩn dụ Số lần /57 Tỉ lệ (%) Bè 1 1.8 Ghe 1 1.8 Đò 2 3.5 3

PHƢƠNG TIỆN TRÊN SÔNG NƢỚC là sự ngăn cách Tổng 6 10.5 Cầu 3 5.2 Mƣơng 1 1.8 Đò 2 3.5

4 PHƢƠNG TIỆN TRÊN SÔNG NƢỚC là sự nối kết

Tổng 21 36.9

Cầu 11 19.3

Đò 9 15.8

Thuyền 1 1.8

Qua thống kê, có thể thấy tiểu miền “phƣơng tiện trên sông nƣớc” của miền ý niệm “sông nƣớc” đƣợc ánh xạ, hình thành 4 ẩn dụ ý niệm đƣợc xét từ miền nguồn này thông qua 57 biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ. Trong đó giá trị ánh xạ phổ biến nhất là sự nối kết với 21/57 biểu thức ngôn ngữ, chiếm 36.9%. Tiếp đến là hành động, sự di chuyển, không ổn định và tình thế, cùng có 16/57 biểu thức ngôn ngữ, chiếm 28 %. Cuối cùng là giá trị ánh xạ cho sự ngăn cách. Mỗi ẩn dụ đƣợc triển khai qua một hệ thống những từ ngữ đặc thù đƣợc đặt trong ngữ cảnh phù hợp, góp phần hình thành ý niệm.

- PHƢƠNG TIỆN TRÊN SÔNG NƢỚC là hành động, sự di chuyển, không ổn định

Có 3 phƣơng tiện đặc trƣng đƣợc lựa chọn và nghiễm nhiên gắn liền với phƣơng tiện là hành động nên đặc tính di chuyển của nó đã đƣợc ánh xạ để hình thành miền đích gắn liền với những thứ không ổn định. Đò, thuyền, ghe - 3 phƣơng tiện này xuất hiện với tần suất gần nhƣ là tƣơng đƣơng. Ta hãy xét một số ví dụ để làm rõ ý nghĩa biểu trƣng này:

1. Đồng Nai gạo trắng nhƣ cò,

Trốn cha, trốn mẹ, xuống đò theo anh.

(tr. 131) 2. Lênh đênh nhƣ chiếc thuyền tình

Mƣời hai bến nƣớc biết dựa mình vào đâu. Sông dài nhiều kẻ buông câu,

Duyên ai nấy gặp, cá đâu chờ mồi.

(tr. 146) 3. Ghe lui khỏi bến còn dầm,

Ngƣời thƣơng đâu vắng, chỗ nằm còn đây.

(tr. 140)

Đò, thuyền, ghe - 3 phƣơng tiện gắn liền vơí sự di chuyển cùng tính chất nhỏ bé, không chắc chắn của chúng đã đƣợc ánh xạ cho một cuộc sống không ổn định, khó đoán định trƣớc của con ngƣời. Đó là một cuộc sống bôn ba xuống đò theo anh, theo tiếng gọi của tình yêu nhƣng không biết trƣớc đƣợc tƣơng lai; đó còn là chiếc thuyền tình rày đây mai đó mà chính bản thân chủ thể cũng không biết đƣợc sẽ neo đậu nơi nào; hay đó còn là sự đổi thay của cuộc đời mà không ai có thể hiểu đƣợc hay đoán định ở ví dụ 3.

- PHƢƠNG TIỆN TRÊN SÔNG NƢỚC là tình thế.

Có 6 từ chỉ phƣơng tiện đặc trƣng đƣợc lựa chọn sử dụng. Trong đó, xuất hiện nhiều nhất là thuyền với 7/14 biểu thức.

1. Thuyền nhỏ, gió to

Anh đừng e ngại. Em chèo, anh lái, Cuối bãi đầu ghềnh.

(tr. 48) 2. Thân em nhƣ chiếc thuyền be

Chỉ e gió ngƣợc lại dè sóng xao.

(tr. 176) 3. Gió đánh cành tre, gió đập cành tre,

Chiếc thuyền anh vẫn le te đợi nàng.

(tr. 138)

Thuyền cùng các từ ngữ khác xuất hiện trong ngữ cảnh đã diễn tả tình thế khó khăn mà con ngƣời phải đối mặt và phải vuợt qua: thuyền nhỏ - gió to; thuyền be - gió ngƣợc, sóng xao; chiếc thuyền - gió đánh, gió đập. Tình thế đó sẽ góp phần làm bật lên giá trị của con ngƣời khi ta cố hết sức để vƣợt qua nó.

Các từ ngữ khác nhƣ buồm, cầu, ghe, đò, bè… cũng đƣợc sử dụng để làm sáng tỏ ẩn dụ ý niệm về tình thế xuất phát từ miền nguồn “phƣơng tiện trên sông nƣớc”.

Lấy chồng Phú Cốc sợ beo Lấy chồng Mỹ Á hồn treo cột buồm.

(tr. 6) Ngƣời vợ trong ví dụ trên luôn đặt mình trong tình thế của sự nguy hiểm, điều này xuất phát từ đặc thù của làng Mỹ Á, một nơi gắn liền với công việc chài lƣới hết

sức nguy hiểm ngoài khơi xa. Cột buồm dong thuyền ra khơi, định hƣớng công việc nhƣng cũng là thứ dễ gặp bất trắc nhất. Và phƣơng tiện trên nghiễm nhiên đƣợc chiếu xạ trở thành một tình thế hết sức nguy hiểm, đầy lo toan mà ngƣời vợ luôn dõi theo ngƣời chồng của mình.

Gặp em giữa chốn đò đƣa, Trách trời vội tối, phân chƣa hết lời.

(tr. 137) Khác với những ví dụ nêu trên, ở ví dụ này, tình thế đƣợc gợi lên qua biểu thức

chốn đò đƣa không ánh xạ cho sự nguy hiểm, sự thách thức. Tình thế này mang nghĩa tiêu cực hay tích cực là tùy vào thuộc tính mà phƣơng tiện mang lại do ngƣời đọc lựa chọn. Đó là chốn đò đƣa đông đúc, gắn với sự dịch chuyển hoàn toàn là một tình thế không phù hợp với ngƣời đƣợc nhận duyên khi không thể đoán về sự bình yên của tình cảm; đó là chốn đò đƣa đông đúc, là cơ duyên gặp gỡ của nhiều ngƣời tạo nên tình thế phù hợp cho sự giao tiếp, kết nối.

- PHƢƠNG TIỆN TRÊN SÔNG NƢỚC là sự ngăn cách.

Đây là ẩn dụ chiếm số lƣợng ít nhất trong số các ẩn dụ xuất phát từ miền nguồn “phƣơng tiện trên sông nƣớc”. Giá trị ánh xạ này đƣợc thể hiện bằng 3 từ đặc trƣng là

cầu, mƣơng đò. Rõ ràng, cả ba từ ngữ nêu trên đều mang ý nghĩa là phƣơng tiện kết nối nhƣng trong những ngữ cảnh nhất định, chúng lại là đối tƣợng của sự ngăn cách, cản trở.

1. Không đi thì nhớ thì thƣơng,

Đi thì lại mắc cái mƣơng, cái cầu.

Không đi thì nhớ thì sầu,

Đi thì lại mắc cái cầu, cái mƣơng.

(tr. 144) 2. Ở xa nghe tiếng chàng hò,

Cách sông cũng lội, cách đò cũng qua.

(tr. 162) 3. Qua cầu một trăm cái nhịp

Em không theo kịp, kêu bớ hỡi chàng!

(tr. 163)

Đò, mƣơng, cầu với đặc trƣng gắn với hai bờ sông nƣớc trong ngữ cảnh của những ví dụ trên đƣợc ánh xạ để trở thành đối tƣợng ngăn cách, cản trở tình yêu lứa đôi. Đó cũng là thang đo cho giá trị của tình cảm và con ngƣời cần có đủ bản lĩnh, đử sức mạnh tình yêu để bang qua, vƣợt qua những đối tƣợng ngăn cản ấy.

- PHƢƠNG TIỆN TRÊN SÔNG NƢỚC là sự nối kết.

Đây là giá trị ánh xạ chiếm số lƣợng lớn nhất đối với miền nguồn “phƣơng tiện trên sông nƣớc”. Ý nghĩa này đƣợc đặt trong sự tƣơng quan với ý nghĩa về sự ngăn cách. Có 3 từ ngữ đƣợc lựa chọn để biểu hiện, đò là cầu, đò thuyền. Trong đó, cầu

đò chiếm số lƣợng áp đảo. Điểm đặc biệt, cũng là cầu, đò nhƣng giá trị ánh xạ ở đây lại khác hẳn với ý nghĩa ẩn dụ ở trên. Ý nghĩa về sự nối kết nhiều hơn hẳn ý nghĩa về sự ngăn cách, phản ánh rất rõ góc nhìn tri nhận gắn với tƣ duy văn hóa của ngƣời Việt. Với tinh thần lạc quan, ngƣời Việt luôn hƣớng đến những điều tích cực, phá tan sự ngăn cách để đến với sự kết nối, giao hòa mà những phƣơng tiện nhƣ cầu, đò, thuyền với đặc tính về sự kết nối hai bờ bến là mình chứng điển hình nhất.

1. Bên ni sông em bắc cái cầu năm mƣơi tấm ván, Bên kia sông, em lập cái quán năm bảy từng thƣơng Cầu quán năm, bảy từng thƣơng là để ngƣời thƣơng em buôn bán,

Cái cầu năm mƣơi tấm ván là để ngƣời thƣơng em đi. Trách ai bạc nghĩa, vô nghì

Bây giờ có đôi, có bạn không nói tiếng gì với em.

(tr. 102) 2. Cá bống đi tu,

Cá thu nó khóc, Cá lóc nó rầu,

Phải chi ngoài biển có cầu,

Anh ra ngoài đó giải cơn sầu cho em.

(tr. 106) 3. Phải chi ngoài biển có cầu

Anh ra anh giải cơn sầu bạn khuây.

(tr. 162) 4. Phải chi sông Cái có cầu

Thiếp qua, thiếp giải cơn sầu chàng nghe.

(tr. 162) Cầu là “vật bằng tre, bằng cây, bằng gạch hoặc bằng cốt sắt bắt từ bên này sang bên kia, ngang qua một con sông, con suối hay vùng đất trũng” [24, tr.175]. Thuộc tính, chức năng của cầu đã đƣợc vận dụng thành một miền ý niệm hóa, cầu trở thành sự nối kết, san bằng khoảng cách, là mong ƣớc kết đôi, bầu bạn, gắn kết lứa đôi.

Tƣơng tự với cầu, đò thuyền cũng mang ý nghĩa tƣ tƣởng. Đây là hai phƣơng tiện di chuyển cực kì phổ biến của môi trƣờng sông nƣớc, xóa tan những khoảng cách để kết nối đôi bờ, kết nối con ngƣời trong các mối quan hệ liên nhân.

1. Bạn ơi chớ sợ, đừng lo,

Bên ni sông có bạn, bên kia đò có ta.

(tr. 100) 2. Cách sông nên phải lụy đò

Cách truông Ba Gò, em phải lụy anh!

3. Đò không đƣa làm sao đến bến,

Thiếp không thƣơng chàng, thiếp đến chi đây?

(tr. 171) 4. Muốn cho gần bến, gần thuyền

Gần cha gần mẹ, mà duyên không gần.

(tr. 246)

Một phần của tài liệu (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)