CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.2. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ ý niệm
1.2.4. Tính nghiệm thân
Theo kinh nghiệm luận, kinh nghiệm là nguồn duy nhất của mọi tri thức và quan niệm của con ngƣời. Nói cách khác, mọi kiến thức về thế giới của chúng ta bắt nguồn từ cảm giác - kinh nghiệm, đƣợc tạo ra bởi khả năng cảm giác - kinh nghiệm. Mặt khác, theo khách quan luận, thế giới có thể đƣợc mơ tả một cách khách quan, không bị lệ thuộc bởi màu sắc văn hóa hay quan điểm của ngƣời quan sát. Trong khi đó, với sự phát triển của khoa học tri nhận, các nhà khoa học đã chứng minh rằng tâm trí hoạt động và phát triển nhờ những khả năng của thân thể. Nghiên cứu của khoa học tri nhận cho rằng các ý niệm của con ngƣời không chỉ là các phản ánh của thực tại bên ngoài mà cơ bản chúng đƣợc hình thành từ thân thể và não bộ của con ngƣời.
Tính nghiệm thân của ngơn ngữ đƣợc đƣa ra trên cơ sở của triết học nghiệm thân (Embodied Philosophy). Triết học nghiệm thân đƣợc đƣa ra sau khi Lakoff và Johnson (1980) xem xét lại những quan điểm triết học truyền thống ở phƣơng Tây qua tiếp thu những thành quả nghiên cứu của ngành tâm lý học và nhất là khoa học tri nhận. Sự phát triển của khoa học tri nhận cùng với những chứng cứ khoa học về thuyết tiến hóa khẳng định tâm trí hoạt động và phát triển nhờ những khả năng của thân thể, tâm trí cơ bản mang tính nghiệm thân. Những kết luận của khoa học tri nhận chỉ ra rằng các ý niệm của con ngƣời không chỉ đơn thuần là các phản ánh của thực tại bên ngoài, mà cơ bản hình thành từ thân thể và não bộ của chúng ta thông qua các cơ quan cảm giác. Từ những thành quả đó, Lakoff (1987) đã hình thành khái niệm trải nghiệm luận (experientialism) và sau đó (1999) trong cuốn Philosophy in the Flesh ông đƣa ra thuật ngữ hiện thực nghiệm thân luận (embodied realism), đƣợc coi là phi khách quan luận (non-objectivism) để phân biệt với khách quan luận truyền thống. Cuốn sách đƣa ra hai kết luận quan trọng nhƣ sau: [dẫn theo 21, tr.23]
- Thứ nhất: Các kết quả của khoa học tri nhận chỉ ra rằng lý trí của con ngƣời là một dạng lý trí của động vật, bị ràng buộc với thân thể. Não bộ con ngƣời có cấu trúc phức tạp đến kỳ lạ.
- Thứ hai: Các kết quả chứng minh rằng: thân thể, não bộ và sự tƣơng tác của con ngƣời với môi trƣờng xung quanh cung cấp nền tảng cho những cảm nhận của chúng ta hằng ngày một cách hồn tồn vơ thức... Cảm nhận của chúng ta về cái có thật khởi nguồn và cơ bản lệ thuộc vào thân thể chúng ta, nhất là bộ phận cảm xúc và cấu trúc cụ thể của não bộ, khiến chúng ta có khả năng nhận biết, chuyển động và thao tác.
Nhƣ vậy, thế giới luôn vận động và khơng có gì là bất biến hay tuyệt đối hóa. Tất cả mọi chân lý đều tồn tại trong tƣ duy nhận thức của con ngƣời trong mối quan hệ với những ngƣời khác, với môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội xung quanh. Đã là con ngƣời thì phải mang tính nghiệm thân, trải nghiệm của con ngƣời trong sự tƣơng tác với
thế giới xung quanh tạo nên ý nghĩa quyết định phƣơng thức con ngƣời hiểu biết về thế giới. Điều đó có nghĩa, tri nhận của con ngƣời phải đƣợc hiểu qua tính nghiệm thân.
Trong ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ ý niệm nhận đƣợc nhiều sự quan tâm và nghiên cứu bởi trong ngôn ngữ đời thƣờng mà con ngƣời đang sử dụng, ẩn dụ đƣợc dùng rất phổ biến. Khoa học tri nhận chỉ ra tƣ duy thƣờng nhật của con ngƣời phần lớn mang tính ẩn dụ nên lí tính cũng liên quan đến tƣởng tƣợng. Lakoff đề nghị hiểu ẩn dụ thơ ca trên cơ sở hệ quả và kết luận mang tính ẩn dụ. Nghiệm thân có vai trò quan trọng để hiểu về thơ ca. Khi tìm hiểu một tác phẩm thi ca theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, sự trải nghiệm đóng vai trị then chốt trong quá trình khám phá tác phẩm. Bởi lẽ, khơng có một tác phẩm nào lại khơng phản ánh hiện thực, khơng phản ánh tâm tƣ, tình cảm hay tƣ tƣởng của ngƣời viết, cũng khơng có tác phẩm thi ca nào lại tách rời bối cảnh văn hóa, xã hội và tách rời lối tƣ duy mang đặc trƣng của từng tộc ngƣời. Đó là một q trình thực nghiệm hóa sự trải nghiệm - một con đƣờng kiếm tìm cái hay của một tác phẩm thi ca. khơng có ý niệm nào nằm ngồi sự trải nghiệm của con ngƣời với cuộc sống dù ở bất kỳ xã hội nào.
1.2.5. Mơ hình tri nhận
“Mơ hình tri nhận là tổng số các ý niệm đã trải qua và đã tích lũy đƣợc cho một lĩnh vực nhất định ở một cá nhân; Mơ hình tri nhận là phƣơng thức tổ chức và biểu đạt các kiến thức do con ngƣời tạo ra khi tƣơng tác với ngoại giới. Thay cho tất cả các hiện tƣợng mà chúng ta tình cờ thấy hằng ngày, chúng ta đã có kinh nghiệm và lƣu giữ một số lớn các ngữ cảnh có quan hệ qua lại. Các phạm trù tri nhận không chỉ phụ thuộc vào cái ngữ cảnh trực tiếp mà chúng đƣợc ấn vào, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều ngữ cảnh có liên hệ với nó. Vì thế, sẽ là rất hữu ích nếu có một thuật ngữ bao trùm tất cả các biểu tƣợng tri nhận đƣợc tích trữ thuộc về một trƣờng nhất định (...). Các mơ hình tri nhận dựa trên cơ sở tâm lí của tri thức tích trữ về một phạm vi nhất định. Bởi vì trạng thái tâm lí ln ln là riêng tƣ và là những kinh nghiệm cá nhân, việc miêu tả các mơ hình tri nhận nhƣ thế cần thiết phải bao gồm một mức độ đáng kể của sự lí tƣởng hóa. Nói cách khác, việc miêu tả các mơ hình tri nhận đƣợc dựa trên tiền ƣớc rằng có nhiều ngƣời có cùng tri thức cơ bản về sự vật” [11, tr.277-278].
Khái niệm mơ hình tri nhận đƣợc Lakoff đề xuất, là những cách thức chung để con ngƣời ý niệm hóa thế giới khách quan thành các tri thức. Mơ hình tri nhận đƣợc hình thành trên cơ sở các tƣơng tác giữa con ngƣời với hiện thực, tạo thành các phƣơng thức tổ chức và biểu đạt kinh nghiệm của con ngƣời. Có bốn kiểu mơ hình tri nhận thƣờng gặp trong q trình ý niệm hóa, đó là:
- Mơ hình mệnh đề: cấu trúc tri thức về quan hệ giữa ý niệm với ý niệm, đƣợc biểu hiện bằng mệnh đề ngơn ngữ.
- Mơ hình sơ đồ hình ảnh: mơ hình lƣu giữ các kiến thức có liên quan đến quan hệ không gian, sự dịch chuyển, hình dạng.
- Mơ hình ẩn dụ: mơ hình dùng để ý niệm hóa, giải thích và suy luận về các sự vật trừu tƣợng.
- Mơ hình hốn dụ: mơ hình đƣợc hình thành từ một mơ hình khác.
Mơ hình tri nhận giúp chúng ta lí giải các hiện tƣợng ngữ nghĩa và ý niệm, có ý niệm đƣợc lí giải trực tiếp nhƣng có những ý niệm phức tạp cần sử dụng mối quan hệ giữa chúng với các ý niệm trực tiếp, mà ẩn dụ ý niệm là một điển hình. Mơ hình tri nhận đƣợc tích lũy qua tri thức văn hóa là mơ hình tồn tại lâu bền nhất vì nó có thể đƣợc bảo lƣu qua nhiều thế hệ. Mơ hình tri nhận nhấn mạnh vào tinh thần, kinh nghiệm tri giác và nhận thức khoa học của con ngƣời.
Mơ hình tri nhận đƣợc dùng để nhận thức những trải nghiệm của chúng ta và suy luận về nó. Các mơ hình tri nhận khơng thuộc về ý thức mà thuộc về tiềm thức, đƣợc sử dụng máy móc và dễ dàng, đƣợc vận dụng vô thức và tự động. Thêm một điều lƣu ý, là các mơ hình tri nhận này khơng thể quan sát trực tiếp đƣợc. Ta chỉ có thể suy ra chúng từ những ánh xạ ẩn dụ, hiểu chúng bằng chính trải nghiệm trực tiếp của chúng ta về thế giới hiện tại thơng qua nền văn hóa của mình. Có hai con đƣờng cơ bản để con ngƣời tích lũy mơ hình tri nhận, đó là kinh nghiệm trực tiếp và thơng qua tri thức văn hóa.
1.2.6. Lƣợc đồ hình ảnh
Lƣợc đồ hình ảnh là một trong những vấn đề của ẩn dụ ý niệm đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Nó khơng chỉ lí giải đƣợc con đƣờng tƣ duy của lồi ngƣời mà còn là một nhân tố giúp chúng ta hiểu và lí giải các ý niệm ẩn dụ.
Lƣợc đồ là khái niệm khơng mang tính cụ thể mà đƣợc khái quát hóa từ các kinh nghiệm trong sự tƣơng tác với thế giới khách quan, dựa trên các kinh nghiệm đƣợc lặp đi lặp lại. Các lƣợc đồ hình ảnh thƣờng đƣợc dùng để mơ tả hiện tƣợng ẩn dụ ý niệm và hốn dụ ý niệm. Lƣợc đồ chính là cơ sở để các ý niệm nảy sinh và trong ngôn ngữ chúng đƣợc thể hiện ra thông qua các biểu thức ngơn ngữ. Do các lƣợc đồ hình ảnh ln lấy nền tảng từ sự trải nghiệm của cơ thể con ngƣời, cho nên về bản chất, chúng mang tính nghiệm thân.
Lƣợc đồ hình ảnh là mơ thức xuất hiện thƣờng xuyên lặp lại trong hoạt động kinh nghiệm của con ngƣời, là mô thức tổ chức kinh nghiệm của con ngƣời. Việc hình thành các lƣợc đồ hình ảnh khơng dựa trên sự tƣơng tự mà dựa trên các tƣơng quan kinh nghiệm. Ví dụ: ta có lƣợc đồ hình ảnh “vật chứa nƣớc”, từ đó sẽ tạo lập các ý niệm về lƣợc đồ đó với những hình ảnh nhƣ bể, biển, sơng, suối, vực, lạch, thác…
Lƣợc đồ hình ảnh vừa là những trải nghiệm tự thân của con ngƣời, vừa là những trải nghiệm thơng qua ẩn dụ. Lƣợc đồ hình ảnh liên quan chặt chẽ đến quá trình nhận thức/ tri nhận của con ngƣời. Johnson (1987) đã nêu lên bốn đặc điểm của lƣợc đồ hình ảnh [dẫn theo 26, tr.80]:
(1) Lƣợc đồ hình ảnh cấu trúc trở thành tiên nghiệm qua trải nghiệm thân thể của chúng ta.
(2) Các khái niệm lƣợc đồ hình ảnh tƣơng ứng thật sự tồn tại.
(3) Ẩn dụ là chiếu xạ các lƣợc đồ hình ảnh vào các miền trừu tƣợng, dựa trên logic cơ bản.
(4) Ẩn dụ khơng mang tính quy ƣớc mà đƣợc kích hoạt bởi các cấu trúc có sẵn trong trải nghiệm thân thể hàng ngày.
Đối với thi pháp học tri nhận, khi ngơn từ mang tính hình ảnh và giàu tính biểu cảm thì việc xác định các lƣợc đồ hình ảnh là một cách giúp chúng ta không bị nhầm lẫn sang ẩn dụ truyền thống.
1.2.7. Không gian tinh thần
Từ điển thuật ngữ Ngôn ngữ học tri nhận định nghĩa “Không gian tinh thần là các vùng không gian ý niệm có chứa các dạng thông tin đặc trƣng. Chúng đƣợc cấu tạo trên cơ sở ngôn ngữ tổng quát, ngữ dụng và các chiến lƣợc văn hóa để chọn lọc thơng tin” [dẫn theo 14, tr.23]. Về bản chất, không gian tinh thần tƣơng tự nhƣ miền ý niệm trong thuyết ẩn dụ ý niệm của Lakoff. Lí thuyết này xoay quanh các khơng gian tinh thần với tƣ cách các gói ý niệm.
Nếu nhƣ vùng tri nhận là những nội dung tri thức tƣơng đối ổn định trong bộ não con ngƣời và đƣợc lƣu giữ trong kí ức lâu dài, thì không gian tinh thần chỉ là “vật chứa lâm thời” chứa đựng thơng tin trong q trình giải mã văn bản, chỉ tồn tại trong kí ức làm việc lâm thời. Không gian tinh thần đƣợc hiểu là một phần cấu trúc tƣ duy của chúng ta. Nó bao gồm các yếu tố đƣợc cấu trúc bởi các khung và các mơ hình tri nhận. Không gian tinh thần thƣờng kết nối với những hiểu biết sẵn có từ trƣớc của con ngƣời. Nó cũng đƣợc cấu trúc và kết nối với các loại chiếu xạ. Có giả thuyết cho rằng không gian tinh thần là một bộ kích hoạt các tế bào thần kinh và kết nối giữa các yếu tố tƣơng ứng với sự chiếu xạ. Theo quan điểm này thì khơng gian tinh thần hoạt động trong trí nhớ nhƣng đƣợc xây dựng một phần bằng cách kích hoạt các cấu trúc có sẵn trong trí nhớ lâu dài. Các mối quan hệ của không gian tinh thần đƣợc tổ chức theo các khung nhất định. Không gian đƣợc xây dựng từ nhiều nguồn. Một khơng gian tinh thần có thể đƣợc xây dựng bởi kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo Stockwell (2002), không gian tinh thần đƣợc chia làm bốn loại [dẫn theo 26, tr.89]:
(1) Không gian thời gian - không gian hiện tại hoặc chuyển vào quá khứ hay tƣơng lai, thƣờng đƣợc chỉ định bởi phó từ thời gian, thời và hƣớng.
(2) Khơng gian địa lý - thƣờng đƣợc chỉ định bởi phó từ chỉ vị trí và những động từ chuyển động.
(3) Không gian miền - một lĩnh vực hoạt động, chẳng hạn nhƣ công việc, trị chơi, khoa học thử nghiệm,...
(4) Khơng gian giả - tình huống có điều kiện, giả thuyết và chƣa có khả năng thực hiện, gợi ý cho kế hoạch và sự suy đoán.
Từ bốn loại trên, ta thấy đƣợc bản thể thuộc khơng gian tinh thần rất đa dạng, Đó là thực tại khách quan mà con ngƣời tiếp nhận, là những tình huống giả định và giả thuyết, là quá khứ - tƣơng lai của sự kiện, các phạm trù trừu tƣợng...
Những thuộc tính của khơng gian tinh thần mà Fauconnier (1985) (1994) nêu ra là [dẫn theo 26, tr.90]:
- Những khơng gian có thể bao gồm những bản thể tinh thần.
- Những khơng gian có thể đƣợc cấu trúc hóa bởi mơ hình tri nhận.
- Những khơng gian có thể kết nối với những không gian khác gọi là cầu nối. - Bản thể trong một không gian có thể kết nối với những bản thể trong những không gian khác bằng những cầu nối.
- Các khơng gian có khả năng mở rộng với nghĩa rằng trong quá trình hoạt động tri nhận của hệ thống, chúng có thể đƣợc liên kết với những bản thể và mơ hình tri nhận lí tƣởng khác.
- Các mơ hình tri nhận lí tƣởng có thể thu nạp các khơng gian. Ví dụ, mơ hình tri nhận lí tƣởng “ngƣời kể chuyện” thu nạp không gian tinh thần câu chuyện.
Khơng gian tinh thần chính là mơi trƣờng ý niệm hố và tƣ duy. Vì thế mỗi một ý tƣởng của q trình ý niệm hóa đều ứng với một không gian tinh thần nhất định. Thi pháp học tri nhận phản ánh tiếng nói và tâm hồn của mỗi cá nhân, của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, lí thuyết khơng gian tinh thần có vai trị cực kì quan trọng đối với thi pháp học tri nhận.
1.2.8. Phân loại ẩn dụ ý niệm
Các nhà ngôn ngữ học tri nhận có nhiều cách phân loại ẩn dụ ý niệm theo các tiêu chí khác nhau. Cho đến nay, ẩn dụ ý niệm có tất cả năm cách phân loại. Theo Kovecses (2002), có các cách phân loại ẩn dụ ý niệm nhƣ sau [dẫn theo 21, tr.16]:
- Thứ nhất: Ẩn dụ ý niệm có thể đƣợc phân loại theo tính quy ƣớc, gồm có hai loại: ẩn dụ có tính quy ƣớc và ẩn dụ phi quy ƣớc. Ẩn dụ có tính quy ƣớc cao thƣờng ổn định, đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và vô thức. Ẩn dụ phi quy ƣớc dùng các biểu thức ngôn ngữ mới mẻ, gây ấn tƣợng. Tuy vậy, tác giả lại khơng đƣa ra tiêu chí cụ thể để phân loại mức độ cao thấp cho ẩn dụ quy ƣớc.
- Thứ hai: Phân loại dựa vào cấu trúc kiến thức hay các yếu tố ý niệm của sơ đồ hình ảnh. Tuy nhiên, một hình ảnh lại có thể trở thành miền nguồn cho rất nhiều ẩn dụ khác nhau. Ví dụ, sơ đồ hình ảnh NHỮNG VỊ TRÍ/KHU VỰC là cơ sở cho ẩn dụ ý niệm cấu trúc TÌNH CẢM/CẢM XÚC LÀ NHỮNG VỊ TRÍ/KHU VỰC; ĐẤT NƢỚC LÀ NHỮNG VỊ TRÍ/KHU VỰC.
- Thứ ba: Phân loại dựa vào mức độ khái quát, ẩn dụ ý niệm đƣợc phân ra thành ẩn dụ khái quát và ẩn dụ cụ thể. Ẩn dụ khái quát đƣợc cho là có cấu trúc khung đơn giản và dễ dàng để hệ thống hóa cấu trúc ẩn dụ. Trong khi đó, ẩn dụ cụ thể lại là cấu trúc lƣợc đồ tri nhận đƣợc chi tiết hóa trong sự chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền