Miền nguồn là CÔNG CỤ ĐÁNH BẮT TRÊN SÔNG NƢỚC

Một phần của tài liệu (Trang 51 - 53)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

2.2. Hệ thống ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ xét từ miền

2.2.3. Miền nguồn là CÔNG CỤ ĐÁNH BẮT TRÊN SÔNG NƢỚC

Bảng 2.4: Ánh xạ của miền nguồn CÔNG CỤ ĐÁNH BẮT TRÊN SÔNG NƢỚC

TT Ánh xạ của miền nguồn Từ ngữ biểu hiện

Tần số xuất hiện trong biểu thức ngôn ngữ mang

tính ẩn dụ Số lần /17 Tỉ lệ (%) 1 CÔNG CỤ ĐÁNH BẮT TRÊN SÔNG NƢỚC là hoàn cảnh, cách ứng xử Tổng 14 82.3 Cần câu 4 23.5 Lƣỡi câu 2 11.8 Lƣới 2 11.8 Lờ 3 17.5 Nò 1 5.9 Đăng 1 5.9 Nơm 1 5.9 2 CÔNG CỤ ĐÁNH BẮT TRÊN SÔNG NƢỚC là kết quả, tâm lí Tổng 3 17.7 Lƣới 1 5.9 Cần 1 5.9 Câu 1 5.9

Qua thống kê, có thể thấy tiểu miền “công cụ đánh bắt trên sông nƣớc” của miền ý niệm “sông nƣớc” đƣợc ánh xạ, hình thành 2 ẩn dụ ý niệm xét từ miền nguồn này thông qua 17 biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ. Trong đó giá trị ánh xạ phổ biến nhất là hoàn cảnh, cách ứng xử của con ngƣời với 14/17 biểu thức ngôn ngữ, chiếm 82.3%. Mỗi ẩn dụ đƣợc triển khai qua một hệ thống những từ ngữ đặc thù đƣợc đặt trong ngữ cảnh phù hợp, góp phần hình thành ý niệm.

Bản chất của lớp từ xuất phát từ miền nguồn công cụ đánh bắt là danh từ, nhƣng có xu hƣớng gắn liền với các hoạt động hay quá trình. Cụ thể nó gắn liền với các tỏa tia, trƣớc hết gắn với con ngƣời, thứ đến là các khách thể. Nhƣng cho dù thuộc về chủ thể nào nó cũng là kết quả của một sự tƣơng tác với nhiều thực thể.

- CÔNG CỤ ĐÁNH BẮT TRÊN SÔNG NƢỚC là hoàn cảnh, cách ứng xử Có 7 từ ngữ đặc trƣng đƣợc sử dụng, trong đó chiếm tần số nhiều nhất là những công cụ liên quan đến câu nhƣ cần câu (4/14 biểu thức), lờ (3/14 biểu thức), lƣỡi câu

(2/14 biểu thức). Ngƣời dân Việt nói chung và con ngƣời Nam Trung Bộ nói riêng có mối quan hệ mật thiết với sông nƣớc, họ khai thác các nguồn lợi từ sông nƣớc phần lớn còn mang tính nhỏ lẻ nên những vật dụng đơn sơ trở thành công cụ chính trên sông nƣớc. Từ đó, khái quát nên hoàn cảnh sống, cách ứng xử của con ngƣời.

1. Anh cầm cần câu trúc, lƣỡi câu trắc

Anh ra cửa Sa Huỳnh ngồi dƣới gốc mai, Chim kêu gà gáy trên đài,

Trách em không giữ gia tài cho anh.

(tr. 92) 2. Tay cầm cần câu trúc, lƣỡi câu thau,

Muốn câu cá biển, chớ cá bàu thiếu chi.

(tr. 191) 3. Cầm cần câu cá ngƣợc xuôi,

Nấu canh rau bợ mà nuôi mẹ già.

(tr. 207) 4. Phận em nhƣ cá trong lờ

Kẹt trong hom chật, biết bao giờ thoát ra?

(tr. 163) Công cụ đánh bắt kết hợp với các từ ngữ trong ngữ cảnh biểu thị cho hoàn cảnh sống cùng cách ứng xử của con ngƣời trong hoàn cảnh ấy. Cần câu, lƣỡi câu là công cụ đánh bắt với mong muốn thu đƣợc những thành quả dù cuộc sống còn nhiều khó khăn. Nhƣng những ngƣời dân ở đây vẫn luôn cố gắng hết mình trong cách ứng xử để chinh phục mục tiêu đề ra dù công cụ có đƣợc chƣa thật sự tƣơng ứng. Lờ ở ví dụ 4 là một vật dụng rất quen thuộc trong đánh bắt cá, lờ không chỉ gắn liền với hành động mà ở đây thuộc tính nhỏ, bé, chật, hẹp đã đƣợc sử dụng để ánh xạ rõ cho hoàn cảnh sống quẩn quanh, bé nhỏ cùng khát vọng muốn vƣợt thoát của con ngƣời.

Ngoài ra, còn là sự xuất hiện của các công cụ nhƣ lƣới, nơm, đăng, nò đều góp phần thể hiện hoàn cảnh sống còn nhiều khó khăn, đơn giản nhƣ giá trị của những công cụ kia; nhƣng chƣa bao giờ là sự đầu hàng, sự bỏ cuộc mà lại là sự quyết tâm chinh phục trong cách ứng xử của con ngƣời để có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và những ngƣời mình yêu thƣơng.

Cá lang liêu, bạc má để dành cho em.

(tr. 93) - CÔNG CỤ ĐÁNH BẮT TRÊN SÔNG NƢỚC là kết quả, tâm lí.

Có 3 từ ngữ đƣợc lựa chọn sử dụng với số lần xuất hiện trong các biểu thức ngôn ngữ là nhƣ nhau. Đó là lƣới, cần câu.

1. Qua nhƣ chim nọ đang bay

Bạn nhƣ cá nọ mắc rày lƣới giăng.

(tr. 164) 2. Xấu tre, uốn chẳng nên cần

Xấu mai nên chẳng đƣợc gần với em.

(tr. 201) 3. Con cá không cắn câu, bảo rằng con cá dại,

Vác cần về rồi, nghĩ lại con cá khôn.

(tr. 232) Cả 3 biểu thức ngôn ngữ nêu trên đều thể hiện kết quả của hành động gắn liền vơí việc sử dụng các công cụ, từ đó thể hiện tâm lí của con ngƣời. Đó là sự tù túng, khó chịu ở ví dụ 1 gắn liền với thuộc tính của lƣới - sự giăng mắc, khó thoát; là sự băn khoăn, buồn phiền khi không thể phù hợp với ngƣời mình yêu ở ví dụ 2 gắn liền với vật liệu thích hợp để làm nên một công cụ đánh bắt tốt nhất nhƣ cần; hay đó là sự băn khoăn trong việc lựa chọn giá trị của sự thụ hƣởng cắn câu hay sự an toàn của bản thân, để rồi nhận ra giá trị đích thực của bản thân mình.

Một phần của tài liệu (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)