Một số năng lực sáng tạo chủ yếu

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 27 - 29)

10. Cấu trúc của đề tài

1.1. Một số lý luận về sáng tạo

1.1.5. Một số năng lực sáng tạo chủ yếu

a.Năng lực tư duy - sáng tạo

Tư duy là một hiện tượng tâm lý, là hoạt động nhận thức bậc cao ở con người. Trong các năng lực của con người, năng lực tư duy đóng vai trị số một, có ảnh hưởng quyết định đến đời sống của con người về thể chất, về tinh thần, về quan hệ với cộng đồng, đến sự giàu có, hạnh phúc của một gia đình đến hưng thịnh, hùng cường của một quốc gia.

Quy luật hình thành và phát triển của TDST được diễn tả như sau:

- Khi hoàn cảnh có vấn đề(có tình huống vấn đề) thì TDST mới phát triển. - TDST hình thành và phát triển trên cơ sởthực tiễn rồi trở lại làmphong phú thực tiễn.

- TDST phát triển từ tư duy độc lập, tư duy phê phán.

- Chủ thể của TDST cần được cung cấp đầy đủ tư liệu, đó là tri thức, thông tin, kinh nghiệm, các phương pháp, các sự kiện trong tự nhiên, xã hội.

- Bộ não cần được cung cấp đầy đủcác chất dinh dưỡng, và được hoạt động trong môi trường thuận lợi.

- TDST hình thành và phát triển dần dần theo qui luật từ tiệm tiến đến nhảy vọt.

b. Năng lực quan sát và sáng tạo

Quan sát là hình thức phát triển cao độtri giác có chủ định, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong hoạt động thực tiễn, sáng tạo của loài người. D.Mendeleep nhà bác học người Nga cũng đã đánh giá rất cao về năng lực quan sát: “Quan sát và thực nghiệm là cửa ra của khoa học”. Quan sát chiếm một vị trí quan trọng trong phát minh sáng tạo. Để nâng cao năng lực quan sát cần phải:

- Xác định chính xác mục đích và nhiệm vụ của quan sát.

- Chuẩn bị tốt tri thức về đối tượng quan sát: Dụng cụ, máy móc, thời gian - Khi quan sát, tập trung sức chú ý trong phạm vi đã quy định, và đối với từng khâu cần thực hiện quan sát chu đáo, chính xác, và ghi chép tỉ mỉ, cụ thể, chuẩn xác.

- Tăng cường sử dụng yếu tố tư duy trong quan sát

c. Năng lực tưởng tượng – liên tưởng

Tưởng tượng và liên tưởng là hai phẩm chất quan trọng của TDST, để năng lực tưởng tượng phát triển phong phú, đúng hướng cần:

- Làm giàu đầu óc mình bằng tri thức và khái niệm thực tiễn - Nỗ lực rèn luyện năng lực liên tưởng của mình

- Vận dụng tư duy, can thiệp làm cho tưởng tượng hợp logic và hợp với quy luật. - Tư duy giúp cho tưởng tượng bớt sự bay bổng, viễn vông và gắn thực tế hơn. - Ln ln chịu khó suy nghĩ, tưởng tượng ra cái mới tốt hơn cái cũ là một yêu cầu không thể thiếu được với nhà sáng tạo.

- Trí tưởng tượng và óc liên tưởng ở nhiều nhà sáng tạo rất mạnh, giúp họ thành công lớn.

d. Năng lực phát hiện vấn đề

Năng lực phát hiện vấn đề chính xác để giải quyết đúng theo quy luật khách quan đem lại kết quảcho họat động sáng tạo. Quy luật khách quan khơng dễ gì tìm ra, đòi hỏi phải quan sát mọi hiện tượng cần thiết, tìm tịi hiểu biết những sự thật khách quan. Để xác định được quy luật khách quan (về tự nhiên, về xã hội, về con người). Phải chọn đúng đề tài (vấn đề) nghiên cứu. Cũng có nhiều nhà sáng tạo dù thông tin chưa đầy đủ đã giỏi suy đoán chọn đúng vấn đề giải quyết đem lại kết quả tốt [3; tr.20 – 22].

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 27 - 29)