Điều kiện của sáng tạo

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 30 - 34)

10. Cấu trúc của đề tài

1.1. Một số lý luận về sáng tạo

1.1.7. Điều kiện của sáng tạo

a. Các điều kiện chung

- Não và các giác quan: Não và các giác quan hoạt động bình thường là cơ sở

quan trọng để phát triển sáng tạo của con người. Nếu khơng có não thì khơng thể phát triển sáng tạo. Tuy vậy chỉ khi nào được kích hoạt thật sự thì sáng tạo mới thật sự được “vận động”. Sự kích hoạt này phụ thuộc khá nhiều vào các điều kiện khác và vào chính bản thân của chủ thể sáng tạo.

- Môi trường: Môi trường được đề cập ở đây bao gồm cả môi trường tự nhiên

và môi trường xã hội. Môi trường là nguồn gốc và nội dung của sáng tạo xét về cả phương diện loài hay phương diện cá nhân, quy định về nội dung và cả phương thức phát triển sáng tạo của con người. Trong đó, mơi trường xã hội là nguồn gốc của sự phát triển sáng tạo ở dạng tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển sáng tạo diễn ra trong sự tương tác với chính nó, là mơi trường trong đó hoạt động sáng tạo diễn ra. Mơi trường này bao gồm các môi trường vật chất, xã hội và mơi trường văn hóa tinh thần, là nơi chốn và thời gian mà con người chìm đắm trong cơng việc sáng tạo và nơi họ có khả năng tập trung cao độ để sáng tạo mà ở những môi trường mà họ khơng thể có được những khả năng đó.

Mơi trường xã hội sáng tạo là môi trường tạo điều kiện để con người nâng cao khả năng sáng tạo. Nói tóm lại đó là tất cả các điều kiện kinh tế, chính trị,văn hóa hỗ trợ và khuyến khích sự sáng tạo.Mơi trường đó phải đảm bảo sự tự do cho các ý tưởng mới,cho sự suy nghĩ và tư duy tự do mà không bị một áp lực hay sự ràng buộc nào. Những người sáng tạo ln tìm kiếm mơi trường làm việc cho mình hơn là để mơi trường ràng buộc. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, thay đổi môi trường và tạo điều kiện để con người sáng tạo dễ hơn là ép buộc họ sáng tạo nhiều hơn (Gorni E (2007); Đỗ Thanh Năm (2008); Trần Thị Bích Liễu (2012). Hollanders H.và Cruisen(2009)cho rằng,chất lượng của nền giáo dục ước muốn được thể hiện bản thân của con người một cách nghệ thuật, sự cởi mở của xã hội đối với các nền văn hóa khác nhau tạo nên bầu khơng khí tích cực của một đất nước. Bầu khơng khí càng tích cực thì sự sáng tạo càng có điều kiện để phát triển mạnh. Các chính sách,cơ chế tài chính,các điều kiện pháp lí và các quy định của pháp luật…là những yếu tố ảnh

hưởng đến sự sáng tạo của mỗi cá nhân và của cả đất nước [3; tr 29 – 30].

Dự án của Comenius School Education 2006 cho rằng, giáo dục của nhà trường đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh. Nhà trường cung cấp cho học sinh các phương tiện để các em sáng tạo, phát triển các ý tưởng mới. Lớp học tạo môi trường sáng tạo để học sinh sáng tạo, phát triển sự tò mò, phát triển của cảm xúc, tư duy đa chiều và trí tưởng tượng của các em - những yếu tố cần thiết để phát triển sự sáng tạo.

Lubart 2004 chỉ ra rằng, nhà trường có thể cung cấp mơi trường rất có giá trị cho việc phát triển TDST của học sinh, sự phát triển của học sinh, NLST của các em cần được đánh giá để có những chiến lược phát triển phù hợp và tốt hơn.

Theo Sahlberg (2009), nhà trường là nơi tốt nhất để phát triển sự sáng tạo của học sinh thơng qua các mơn học trong chương trình như các mơn nghệ thuật, nhạc, kịch, và giải quyết vấn đề. Cũng theo ông, ở cấp tiểu học, mầm non thường có nhiều hoạt động sáng tạo hơn các cấp học cao hơn. Ông đã làm rõ các điều kiện cần thiết để nhà trường có thể phát triển sự sáng tạo của người học bao gồm: Coi trọng và thực hiện sự hợp tác trong trường học và dạy học hợp tác trong các lớp học; Chấp nhận sự mạo hiểm trong các trường học; Chấp nhận và học hỏi từ những lỗi lầm và thất bại. Theo ông, để phát triển được sự sáng tạo của học sinh thì GV cần sử dụng các phương pháp dạy học sáng tạo để học sinh thực hiện các hoạt động theo những cách thức mới, nảy sinh các ý tưởng mới, có sự đồng hành của cách thức đánh giá mới, đánh giá sự sáng tạo thay cho đánh giá trắc nghiệm các kiến thức mà học sinh thu nhập được. Các chuẩn về kết quả học tập hay chuẩn chất lượng giáo dục cũng là một cản trở vì nhà trường sẽ chú trọng thực hiện các hoạt động giáo dục sao cho học sinh đạt được một số chuẩn mực trong khi năng lực, sở thích và hứng thú của từng cá nhân học sinh là khác nhau. Ông đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng, dạy học theo chuẩn theo những yêu cầu và những kết quả đầu ra đã được định sẵn là kẻ thù tồi tệ nhất của sáng tạo. Khi các giáo viên dạy theo các chuẩn đặt ra từ bên ngoài hướng đến mỗi một kết quả học tập hẹp mà học sinh cần đạt thì giáo viên khơng bao giờ muốn thử nghiệm những phương pháp dạy học mới, sáng tạo hơn. Đánh giá kết quả học tập bằng các trắc nghiệm dẫn đến việc người ta hạn chế chương trình dạy, sử dụng nhiều hơn các phương pháp dạy học truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm, học sinh học vẹt và làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực [10; tr 40-43].

tính lâu dài và cả việc giáo dục chuyên biệt và giáo dục sớm. Nếu khơng có giáo dục chắc chắn khó có thể có sự sáng tạo một cách thiết thực và hiệu quả. Có những sự sáng tạo xuất phát dường như “tự thân” nhưng ngay mầm mống của chúng lại là yêu cầu của giáo dục và tự giáo dục. Bên cạnh đó, chính sự giáo dục cũng yêu cầu con người, yêu cầu học sinh phải sáng tạo. Giáo dục sẽ đóng vai trị chủ đạo để phát triển sáng tạo. Giáo dục cái mới sẽ không bao giờ đủ nhưng giáo dục sáng tạo để đạt đến cái mới, tìm cái mới là yêu cầu tối cần thiết, là trang bị công cụ tối ưu cho người có khả năng sáng tạo. “Giáo dục sớm” lại có vai trị vơ cùng quan trọng để nuôi dưỡng và phát triển TDST của con người. Việc “giáo dục sớm” chính là việc mở ra mơi trường kích thích sớm, tạo điều kiện để sáng tạo được thể hiện, được trắc nghiệm thông qua một điều kiện bộc lộ khả năng, nhu cầu, sở thích. Rất nhiều thiên tài đã được giáo dục từ rất sớm một cách hiệu quả nhưng ở đây không phải là nhồi nhét mà là giáo dục chủ động, giáo dục phát triển bằng biện pháp kích thích sáng tạo.

- Hoạt động thực tiễn: Dù rằng có khá nhiều điều kiện nuôi dưỡng sáng tạo

của con người nhưng tài năng hay khả năng sáng tạo của con người lại thường xuất phát từ thực tiễn, từ hoạt động thực tế. Sự phát triển sáng tạo phải dựa vào bản thân hoạt động tích cực của con người, đó là tính chất hoạt động của cơng việc, thái độ làm việc,…Sự khác nhau của hoạt động thực tiễn thì kết quả phát triển NLST của con người cũng khác nhau. Thực tiễn cuộc sống, xã hội luôn đề ra cho con người mọi vấn đề phức tạp, đa dạng và luôn mới mẻ. Con người phải luôn khắc phục mọi khó khăn để giải quyết và qua đó con người phải tự rút ra những bài học thành cơng và thất bại cho mình. Sáng tạo khơng thể tự dưng mà có được hay có sự “chia sớt” từ người này sang người khác. Cũng khơng thể có chuyện đã đủ khả năng sáng tạo nên bằng lòng với hiện thực mà tất cả phải liên tục được rèn luyện phấn đấu, mày mò và hoạt động bền bỉ.

Như vậy, những yếu tố cùng tạo ra sự tác động đồng bộ đến việc hình thành và phát triển sáng tạo của con người. Thế nhưng, sáng tạo chỉ thực sự phát triển dưới sự tác động của những yếu tố đặc thù nếu sự tác động này là đúng hướng và hiệu quả.

b. Một số điều kiện cụ thể

- Nhu cầu khám phá và đặc vấn đề cho mình: Nếu bằng lịng với thực tại, bằng

lòng với cách giải quyết vấn đề hiện có thì ắt hẳn khơng thể có sáng tạo. Chính lịng mong muốn, ham thích khám phá và tự đặt câu hỏi sẽ làm cho sự TDST nảy sinh và phát triển. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy sản phẩm của sáng tạo xuất hiện ngay cả

khi được đặt vấn đề và đặc biệt là khi tự đặt vấn đề cho chính mình.

- Sự tự tin: Có thể khẳng định rằng để chăm bón mầm mống của sáng tạo thì

hãy bắt đầu ở sự tự tin của con người. Nếu con người buông thả cho số mệnh thì ắt hẳn khó có thể sáng tạo tích cực. Có thái độ ốn trách bản thân, ốn trách hồn cảnh và oán trách người khác sẽ làm cho tiềm lực TDST bị thui chột. Do đó, sự thành cơng của sáng tạo phải được bắt nguồn từ niềm tin kiên định. Con người sẽ tin vào trí tuệ và năng lực của mình, tin vào cái đã nhận, cái mới khám phá và tự tin khi xác lập kết quả TDST. Sự tự tin là lịng tin vào chính mình, tin vào khả năng của mình và có lịng tự tin vào những giá trị sáng tạo đích thực. Niềm tin kiên định và tự tin sẽ giúp con người có thói quen TDST, sẽ làm khả năng sáng tạo phát triển khi được khơi gợi, kích thích.

- Tự rèn luyện và ý chí: Khả năng sáng tạo của con người xuất hiện từ rất sớm

nhưng không đồng nghĩa với việc là nó sẽ như vậy mãi mãi trong cuộc đời. Sáng tạo được ni dưỡng thơng qua sự tựrèn luyện và ý chí. Nhờ vào ý chí, con người sẽ nổ lực vượt khó để giải quyết vấn đề tưởng chừng là nan giải. Tự rèn luyện cũng giúp con người có tinh thần và thói quen phấn đấu bền bỉ chuyên cần để đạt đến những yêu cầu đích thực của TDST. Ý chí trong sáng tạo thể hiện rõ ở các giai đoạn: Nhận thức một mục đích; Khát vọng đạt được mục đích; Nhận thức về khả năng đạt được mục đích; Cân nhắc và quyết định chọn mục đích; Tiến hành thực hiện mục đích.

- Biết hồi nghi và khơng vâng lời: Chính sự hồi nghi và khơng vâng lời sẽ

kích thích con người tìm ra câu trả lời cho một vấn đề và đó là một mở đầu cho quá trình sáng tạo. Hồi nghi ở đây khơng phải là phủ nhận hoàn toàn suy nghĩ hay cách làm của người khác mà đó đích thực là sự nghi ngờ và suy nghĩ khoa học. Nếu vâng lời một cách máy móc, rập khn nhanh chóng thì làm sao có TDST khi sự thật phơi bày rõ ràng theo kết luận chủ quan. Khơng vâng lời và hồi nghi dưới góc nhìn sáng tạo được thể hiện rõ nhất qua các câu hỏi “Có phải là cái (giải pháp) tốt nhất

chưa? Còn giải pháp nào tốt không? Làm sao để cải thiện thêm?...”

- Cảm xúc: Khơng thể có sáng tạo khơ cứng vốn không dựa trên một nền tảng

nhất định của cảm xúc. Nhìn nhận một cách khách quan thì xúc cảm đóng vai trị khá quan trọng trong sáng tạo của con người. Có thể thấy sự giận dữ, sợ hãi, sự sung sướng, sự ngạt nhiên, sự chán ghét,…đều ẩn hiện trong tiến trình liên tục của sáng tạo. Cảm xúc và trường cảm xúc sẽ tạo ra một sản phẩm nhất định về mặt tinh

thần, mặt tâm lí và sẽ chi phối rất rõ sáng tạo. Chính cảm xúc sẽ tạo nên một động cơ và hướng đạo cho quá trình sáng tạo của con người đạt đến một kết quả nhất định, một sản phẩm nhất định. Chính cảm xúc sẽ thâm nhập vào sự lựa chọn – quyết định vấn đề, tri giác, lựa chọn các thao tác và ra quyết định cuối cùng của TDST, sự chi phối này có thể bắt đầu từ những cảm xúc đơn giản đã nêu hoặc các cảm xúc phức hợp và linh cảm trực giác [26].

Theo tác giả Đức Uy, động lực sáng tạo là khuynh hướng con người muốn thể hiện chính mình muốn trở thành tiềm năng của mình. Những điều kiện nội tâm cho

sự sáng tạo là: Sự cởi mở đón nhận kinh nghiệm; Khả năng lượng giá từ bên trong -

Khả năng đùa giỡn với những yếu tố và những quan điểm. Những điều kiện về mặt

tâm lí ni dưỡng sự sáng tạo là: Có kiến thức vững chắc; Hứng thú nảy sinh sáng

tạo, sáng tạo lại thúc đẩy hứng thú; Chấp nhận cá nhân như một giá trị vô điều kiện; Tạo ra bầu khơng khí vắng mặt sự đánh giá từ bên ngồi; Sự cảm thơng và hiểu biết triệt để cá nhân sáng tạo, tạo sự tự do tâm lí cho cá nhân sáng tạo; Có tính “nghi ngờ khoa học”: Cách làm này hay phương án này có tối ưu chưa ? Có cách giải quyết nào khác hay không ? Và khả năng tư duy độc lập, tự xác định phương hướng hoạt động của mình trong tình huống mới, tự phát hiện, tự tìm ra con đường giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 30 - 34)