Khái niệm hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ 5– 6tuổ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 54 - 55)

10. Cấu trúc của đề tài

2.1. Khái niệm hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ 5– 6tuổ

trong hoạt động tạo hình

Hệ thống được định nghĩa là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng , có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất. [8,tr560].

Theo từ điển Tiếng Việt bài tập được hiểu là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học.[8, tr35]

Từ đó ta có khái niệm hệ thống bài tập là tập hợp những yêu cầu bài ra có liên hệ chặt chẽ với nhau đòi hỏi người học thực hiện, vận dụng những kĩ năng, những điều đã học được vào việc giải quyết nội dung đề ra.

Trong thực tiễn, đánh giá được thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau và diễn ra ở nhiều tình huống đa dạng , đánh giá là một hoạt động của con người nhằm phán xét về một hay nhiều đặc điểm của sự vật, hiện tượng của con người theo những quan niệm và chuẩn mực nhất định mà người đánh giá cần tuân theo. Trong giáo dục, đánh giá là bộ phận hợp thành rất quan trọng, một khâu không thể tách rời của giáo dục và đào tạo, đánh giá có vai trị tích cực trong việc điều chỉnh giáo dục.

Khái niệm đánh giá được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục được hiểu theo nhiều cách khác nhau: Theo C.E.Beeby (1997) “Đánh giá là sự thu thập và lý giải một cách hệ thống những bằng chứng dẫn tới phán xét về giá trị theo quan điểm hành động”. Theo R. Tyler đánh giá thể hiện ở sự xem xét mức độ thích đáng giữa tồn bộ thơng tin với toàn bộ các tiêu chuẩn tương ứng với mục tiêu xác định, nhằm đưa ra một quyết định”. Đánh giá là q trình thu thập, xử lý thơng tin để lượng định tình hình và kết quả cơng việc giúp qáu trình lập kế hoạch, quyết định và hành động có kết quả.[18,tr34]

Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), đánh giá được hiểu là: Nhận định giá trị. Các kết quả kiểm tra thành tích học tập, rèn luyện của học sinh được thể hiện trong việc đánh giá những thành tích học tập, rèn luyện đó.[8, tr381]

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phân đoán về kết quả của cơng việc, dựa vào sự phân tích những thơng tin thu được, đối chiếu với những mục

tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh năng cao chất lượng và hiệu quả cơng việc. [18,tr34]

Dù có nhiều khái niệm về đánh giá nhưng có thể hiểu đánh giá là sự thu thập thơng tin một cách có hệ thống về thực trạng của đối tượng, từ đó đưa ra những nhận định xác thực dựa trên cơ sở các thông tin thu được, làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Qua khái niệm về đánh giá, hệ thống bài tập đánh giá được hiểu là tập hợp các yêu cầu,các nội dung hay các cơng việc đề ra nhằm nhận định, phân đốn về kết quả của việc thực hiện các yêu cầu đó dựa trên cơ sở thu được.

Từ khái niệm hệ thống bài tập đánh giá rút ra khái niệm về hệ thống bài tập

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)