Đặc điểm sáng tạo của trẻ 5– 6tuổi trong hoạt động tạo hình

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 45 - 48)

10. Cấu trúc của đề tài

1.2. Khả năng sáng tạo của trẻ 5– 6tuổi trong hoạt động tạo hình

1.2.2. Đặc điểm sáng tạo của trẻ 5– 6tuổi trong hoạt động tạo hình

Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo là điều kiện vô cùng quan trọng, tạo nền tảng cho sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Trong sáng tạo nghệ thuật người ta coi sáng tạo là yếu tố quyết định việc tạo ra nét độc đáo riêng cho mỗi sản phẩm. Sáng tạo xuất hiện trong mối liên hệ chặt chẽ với hiện thực. Có thể nói cơ chế đầu tiên hình thành nên khả năng sáng tạo của trẻ nhỏ đó là việc tiếp thu các kinh nghiệm trực tiếp từ hiện thực. Vốn kinh nghiệm của trẻ càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì trẻ càng có nhiều chất liệu để thỏa sức sáng tạo bấy nhiêu. Vì thế để cho khả năng sáng tạo phát triển hợp lý cần gắn với hoạt động thực tiễn.

Sự hình thành và phát triển khả năng sáng tạo ln dựa trên cái nhìn, thái độ, sự đánh giá của con người về thế giới xung quanh, sự biểu lộ những suy nghĩ, tình cảm và đặc điểm cá nhân của chủ thể sáng tạo. Khi nghiên cứu tính sáng tạo trong HĐTH của trẻ em, người ta thấy rằng có những đứa trẻ đạt hiệu quả cao trong đề tài này, có đứa trẻ đạt hiệu quả cao trong đề tài khác. Nếu nội dung của HĐTH phù hợp với nội dung của định hướng giá trị nhân cách ở trẻ thì mọi đứa trẻ sẽ đạt thành tích cao trong hoạt động sáng tạo.

Kinh nghiệm sống và định hướng giá trị nhân cách ảnh hưởng rõ rệt tới sự thành công trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật của trẻ: Kết quả hoạt động của trẻ phụ thuộc vào sự quen thuộc, gần gũi của nội dung của đề tài, sự gắn bó của nội dung đó với sở thích của trẻ, vào sự phù hợp của nhiệm vụ hoạt động với thế giới nội tâm của trẻ. Như vậy, thành tích mang tính sáng tạo trong hoạt động của trẻ được xác định bởi khả năng nhìn ra giá trị nội dung của hiện thực trong các đề tài, các bài tập tạo hình mà trẻ thực hiện. Sáng tạo hình thành trong quá trình sống, trong hoạt động của trẻ dưới ảnh hưởng nhất định của điều kiện sống và giáo dục. Do vậy muốn phát triển khả năng sáng tạo cần tích luỹ kinh nghiệm tương ứng, mở rộng biểu tượng về thực tại xung quanh. Kinh nghiệm được tích luỹ thông qua những quan sát cá nhân của trẻ trong quá trình hoạt động, bên cạnh đó người lớn truyền đạt tri thức cho trẻ về sự vật và hiện tượng xung quanh. Thế giới xung quanh chính là cơ sở xuất hiện ý tưởng sáng tạo ở trẻ. Những cảm xúc những hiểu biết của

trẻ được hình thành trong quá trình trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh. Những xúc cảm và hiểu biết đó đã thơi thúc trẻ tái hiện lại theo cách riêng của mình. Những kết quả ban đầu được ngợi khen, động viên khuyến khích sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin và mong muốn tạo ra những sản phẩm mới.

Sự hình thành khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong HĐTH không chỉ dựa vào kinh nghiệm tiếp thu trực tiếp mà cịn thơng qua các kinh nghiệm tái hiện, nói cách khác là thơng qua ngơn ngữ - phương tiện của tư duy, tưởng tượng, nghĩa là trẻ được tiếp thu các kinh nghiệm văn hóa, lịch sử - xã hội, thông qua việc nghe kể lại, miêu tả lại…từ cơ giáo, người lớn, bạn bè xung quanh. Ngồi ra, khả năng sáng tạo của trẻ cịn được hình thành dựa trên cơ sở của mối liên hệ giữa tưởng tượng và xúc cảm. Tùy theo sự cảm nhận, tình cảm, xúc cảm của từng trẻ trước một đối tượng mà các trẻ khác nhau sẽ có những sáng tạo khác nhau.

Ngoài mối liên hệ với hiện thực, khả năng sáng tạo của trẻ cịn có mối liên hệ mật thiết với hoạt động chơi bởi vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở trường MN. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ dễ dàng “phát minh”, tức là trẻ có thể tạo nên những sự vật, công cụ, phương tiện phục vụ cho trị chơi, trẻ có thể tạo ra những hành động đầy kịch tính trong một khoảnh khắc nào đó, nhiều lần như vậy sẽ tạo ra kinh nghiệm cho trẻ. Trong khi chơi, trẻ em dễ dàng nhận ra chính mình, tiếp cận nội tâm của mình nhiều hơn khi chúng tự nghĩ ra các lời thoại cho nhân vật…Trong trò chơi, yếu tố bắt chước là cơ sở dẫn đến sự hình thành sáng tạo, tạo nên hiệu quả hoạt động sáng tạo. Việc tham gia vào các hoạt động khác nhau sẽ tạo nguồn cảm hứng làm nảy sinh các ý tưởng sáng tạo của trẻ. Trẻ coi việc vẽ, nặn,…như các trò chơi khác, chứ không phải là tạo hình. Trẻ quan tâm đến quá trình hoạt động và thích được chơi với các vật liệu khác nhau hơn là quan tâm đến kết quả của hoạt động.Có thể nói động cơ của hoạt động tạo hình của trẻ chính là được vui chơi. Theo K.X.Vư-gốt-xki, trị chơi có tác dụng như một bậc thang chuẩn bị cho hoạt động mang tính sáng tạo của trẻ.

Ý tưởng sáng tạo của trẻ chưa được hình thành ngay từ đầu, mà nảy sinh trong quá trình hoạt động, vì quá trình tâm lý của trẻ chưa phát triển và HĐTH đối với trẻ còn mới lạ và phức tạp. Nhu cầu vận động và hoạt động với đồ vật giúp trẻ khám phá, phát hiện những điều mới lạ, từ đó kích thích trẻ tác động lên các vật liệu tạo hình.Đây chính là biểu hiện của động cơ hành động, nó thường tới q trình hành động, làm cho hành động của trẻ dần trở nên có mục đích và có ý thức hơn. Trên cơ

sở đó, những yếu tố của hành động sáng tạo được hình thành. Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ học được cách lên kế hoạch: Đề ra mục đích – muốn tạo hình cái gì và phải cố gắng tìm ra cách thức để đạt tới mục đích. Trong q trình tạo hình, sự sáng tạo của trẻ được thể hiện thơng qua các đường nét, hình dáng, màu sắc, bố cục, ngơn ngữ,…

Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, hoạt động sáng tạo của trẻ cịn có nguồn gốc từ quá trình học tập, lĩnh hội để nắm bắt một cách đầy đủ, chính xác các kinh nghiệm văn hóa tạo hình. Q trình lĩnh hội này có thể được gọi là lao động nghệ thuật. Đây cũng chính là q trình mà cơ giáo phát triển ở trẻ khả năng tái tạo tích cực – cơ sở vững chắc cho sự sáng tạo. Q trình tái tạo một cách tích cực chính là cơ sở để trẻ từng bước chuẩn bị tích lũy một lượng lớn các yếu tố cần thiết cho hoạt động sáng tạo – tích lũy ấn tượng, biểu tượng, hiểu biết, các xúc cảm. tình cảm phong phú về các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh. Giáo dục và dạy học chính là điều kiện làm hình thành và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ em.

HĐTH của trẻ 5 – 6 tuổi mang sắc thái tình cảm mạnh mẽ. Cảm xúc đóng vai trị quan trọng trong HĐTH của trẻ. Những cảm xúc, những ấn tượng mạnh mẽ về thế giới xung quanh làm nảy sinh ý tưởng tạo hình và làm tăng tính sáng tạo của trẻ. Nhờ có xúc cảm mà trẻ tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo trong việc sử dụng các kỹ năng tạo hình mà trẻ đã lĩnh hội trước đó để thể hiện những ý tưởng mới, trong những tình huống mới. Sự sáng tạo của trẻ được hình thành và phát triển trong hoạt động. Nếu hoạt động của trẻ được tổ chức một cách hấp dẫn, thu hút và lơi cuốn trẻ thì sáng tạo có điều kiện phát triển hơn. Tính sáng tạo của trẻ thể hiện ngay cả khi GV quy định chủ đề trị chơi thì trẻ cũng khơng lặp lại một cách máy móc mà phát triển một cách sáng tạo và bổ sung đề tài mà cô giáo đã ra. Chẳng hạn, sau khi cho trẻ đi dạo, cô ra chủ đề vẽ hoa cho trẻ mẫu giáo lớn. Trẻ đã sáng tạo dáng hoa, màu sắc hoa. Trẻ biết bổ sung thêm các chi tiết cho bức tranh sinh động hơn như: vẽ thêm con ong hút mật hoa, bướm bên hoa, ông mặt trời mỉm cười…

Khi tham gia hoạt động tạo hình, trẻ MG 5 – 6 tuổi có thể sáng tạo ra các hình ảnh mới bằng các cách sau: Một là,thay đổi kích thước, số lượng: Thay đổi các

thuộc tính, các thành phần của một số lượng đối tượng nhằm làm tăng lên hoặc giảm đi hình dáng của nó so với hiện thực trong vốn kinh nghiệm cá nhân để tạo thành một hình ảnh mới. Hai là, nhấn mạnh: Tạo thành một hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt hay đưa lên hàng đầu một đặc điểm nào đó, một mối quan hệ

giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng kia. Một biến dạng của phương pháp này là sự cường điệu. Ba là, chắp ghép (kết dính): Ghép các chi tiết, bộ phận thành phần của nhiều sự vật hiện tượng khác nhau thành một hình ảnh mới, một sản phẩm tưởng tượng mới và khơng có sự biến đổi các bộ phận ấy. Bốn là, liên hợp: Phương pháp này gần giống phương pháp chắp ghép nhưng các bộ phận ban đầu bị cải biên, sắp xếp trong tương quan mới để tạo thành một hình ảnh mới. Sản phẩm tưởng tượng được tạo ra do liên hợp và nối kết các bộ phận của hai hay nhiều đối tượng của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan; khác với chắp ghép ở chỗ là nhiều chi tiết của hình ảnh mới được cải biên, đổi mới hoặc thay thế sắp xếp lại trong một tương quan mới. Năm là, loại suy: Trẻ sẽ tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng, bắt chước những chi tiết, những sự vật có thực. Sản phẩm sáng tạo được gợi ý từ những sự vật, hiện tượng có sẵn trong tự nhiên.Các phương pháp xây dựng hình ảnh mới trên thường khơng tách rời nhau mà tùy thuộc vào các hoạt động, chúng sẽ có sự liên hệ hỗ trợ nhau để tạo ra những hình ảnh sáng tạo.

1.2.3. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)