Sử dụng lời nói và hình ảnh trực quan tác động kích thích trí tưởng tượng

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 117 - 122)

10. Cấu trúc của đề tài

3.7. Đềxuất một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổ

3.7.3. Sử dụng lời nói và hình ảnh trực quan tác động kích thích trí tưởng tượng

a. Mục đích – ý nghĩa:

HĐTH là một hoạt động mang tính nghệ thuật, ở đó trẻ sử dụng ngơn ngữ đặc trưng riêng là những phương tiện tạo hình như: Màu sắc, hình khối, đường nét, bố cục để nhận thức, miêu tả thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thơng qua các hình tượng nghệ thuật. HĐTH sẽ huy động tích cực mọi khả năng của trẻ nếu trẻ được tự do trong việc thể hiện suy nghĩ, cảm nhận của mình, trẻ được đàm thoại, trao đổi với cô, với bạn về mọi thứ diễn ra xung quanh mình hoặc được tiếp xúc với những hình ảnh trực quan sinh động được biến hóa từ những tờ giấy trắng, cây bút chì màu hay những miếng nhựa, đồ chơi cũ,…tất cả đều làm cho trẻ trở nên hứng thú với hoạt động học, trẻ sẽ cảm thấy u thích tạo hình hơn việc chỉ thực hiện theo khn mẫu, khơng có cơ hội sáng tạo và từ đó nhu cầu học của trẻ cũng tăng lên.

Trong thực tế, việc tổ chức các HĐTH đã sử dụng rất nhiều các phương pháp giúp trẻ MN phát triển thẩm mĩ, phát triển óc sáng tạo và u thích mơi trường xung quanh. Trong đó, phương pháp sử dụng lời nói và hình ảnh trực quan là hai phương pháp thường xuyên được sử dụng và mang lại hiệu quả tới việc phát triển khả tri giác và tái hiện hình ảnh của trẻ trong HĐTH. Sử dụng lời nói sẽ phát triển vốn ngơn ngữ cho trẻ một cách hiệu quả vì khi trẻ được tiếp nhận hình ảnh trực quan trẻ sẽ dùng suy nghĩ, dùng ngơn ngữ mạch lạc để giải thích, trình bày những cảm nhận của mình về hình ảnh mà mình đã được nhìn thấy. Kết hợp lời nói và hình ảnh trực quan hợp lý sẽ làm cho trẻ trở nên thơng minh hơn, trí tưởng tượng sáng tạo cũng phát triển hơn.

Phương pháp sử dụng lời nói là sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để truyền đạt, thu nhận thơng tin đồng thời kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói, kinh nghiệm sống của trẻ. Phương pháp sử dụng hình ảnh trực quan là vận dụng các phương tiện trực quan, sử dụng hành động mẫu, sử dụng hình ảnh tự nhiên, mơ hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn...tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết và phát triển tư duy của trẻ. Ngồi những ưu điểm như kích thích sự hứng thú, tập trung chú ý, phát triển khả năng quan sát và khả năng tri giác thẩm mĩ của trẻ thì những phương pháp này cũng mang lại một số yếu tố tác động kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ trong q trình tổ chức HĐTH.

b. Yêu cầu:

- GV đàm thoại với trẻ trước, trong và sau khi tổ chức các HĐTH. Đó là những lời giải thích, lời hướng dẫn trẻ thực hiện, những lời kể, những câu hỏi, câu trả lời, cũng có khi là bài hát, câu chuyện…Những lời nói của GV phải rất chính xác, cụ thể và khơi dậy ở trẻ những tình cảm tích cực. Những câu chuyện, bài thơ hay bài hát được sử dụng trong q trình này cần giúp trẻ hiểu một cách chính xác, đầy đủ và có thể hình dung một cách rõ nét về đối tượng, đồng thời dẫn dắt trẻ tới các quá trình xúc cảm, tình cảm, tưởng tượng, sáng tạo.

- Cùng với lời nói của GV thì lời nói của trẻ cũng đóng vai trị rất quan trọng trong quá trình tổ chức HĐTH. GV cần cho trẻ đàm thoại, trao đổi với nhau, thể hiện cảm xúc suy nghĩ và nói lên được những việc trẻ sẽ làm, ý tưởng của trẻ để thực hiện HĐTH. Trẻ có thể trao đổi về đề tài mới và phương thức thực hiện, miêu tả bằng lời và trình bày ý đồ sáng tạo của mình.

- Việc sử dụng hình ảnh trực quan trọng HĐTH đóng vai trị rất quan trọng nhằm phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Do đó, GV cần sử dụng hình ảnh trực quan về các đối tượng để trẻ hình dung một cách rõ nét về đối tượng đó (lúc giới thiệu mẫu quan sát, mở rộng kiến thức cho trẻ…)

- GV cần kết hợp linh hoạt việc sử dụng lời nói và hình ảnh trực quan trong q trình tổ chức HĐTH.

- GV cần nói to, rõ ràng, ngắn gọn,dễ hiểu, sử dụng từ ngữ chính xác, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở sử dụng một cách phù hợp với điệu bộ, cử chỉ nhằm động viên, khuyến khích trẻ mạnh dạn giao tiếp với đồ vật. Tạo tình huống thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẻ những cảm xúc với mọi người bằng lời nói hành động cụ thể thơng qua đó ngơn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc, trơi chảy hơn.

- Hình ảnh trực quan phải rõ ràng, đúng với bản chất, kích thước đủ lớn, đủ số lượng, đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với khả năng nhận thức tình cảm của trẻ, phù hợp với mục đích, nhiệm vụ nội dung đặt ra của HĐTH. Hình ảnh trực quan sinh động, gây hứng thú, hướng sự chú ý của trẻ tới đối tượng quan sát.

- Đảm bảo cho tất cả trẻ đều được quan sát đối tượng một cách rõ ràng, đây đủ. - Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, dùng đến đâu đưa ra đến đó, tránh sự phân tán chú ý của trẻ.

- Sử dụng đúng mức, khơng lạm dụng, ảnh hưởng đến q trình tư duy của trẻ. - Sử dụng theo đúng trình tự theo tiến trình các hoạt động, kết hợp hướng dẫn

quan sát với trả lời các câu hỏi gợi mở để trẻ suy nghĩ tìm ra bản chất của đối tượng.

c. Cách thực hiện

Tác động được hiểu là làm cho một đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định.Vì vậy tác động là một khái niệm rộng bao trùm lên nhiều lĩnh vực, chỉ cần một sự kích thích nào đó gây ra sự biến đổi (nội dung, hình thức) đều có thể coi là tác động. Sự tác động của lời nói và hình ảnh trực quan đến trí tưởng tượng sáng tạo trng HĐTH là sự biến đổi trong HĐTH được hướng tới nhằm phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ qua cách bộc lộ cảm xúc bằng lời, kích thích suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng hay bằng những hình ảnh tự nhiên, mơ hình, sơ đồ và một số phương tiện trực quan. Cách thực hiện các bước sử dụng lời nói và hình ảnh trực quan tác động kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong HĐTH bao gồm:

- Sử dụng yếu tố nghệ thuật để tạo hứng thú cho trẻ trong HĐTH: Các yếu tố

nghệ thuật như: Bài hát, câu đố, ca dao, truyện, thơ…là một trong những phương tiện trực quan để giáo dục trẻ. Đây là một phương tiện trực quan bằng lời nói mang tính chất khái qt cao, phù hợp với khả năng nhận thức trẻ mẫu giáo. Vì vậy, nếu trong quá trình tổ chức, GV sưu tầm và vận dụng hiệu quả yếu tố nghệ thuật như câu chuyện, bài hát, bài thơ có nội dung liên quan đến chủ đề, với nội dung trong sáng, vui tươi, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thì nó sẽ tác động một cách tích cực đến xúc cảm, tình cảm, kích thích hứng thú của trẻ, hướng trẻ đến với việc thực hiện nội dung của hoạt động.

- Sử dụng lời nói và hình ảnh trực quan tác động đến khả năng quan sát, phân

tích các sự vật, hiện tượng để tạo nên vốn biểu tượng mới về thế giới xung quanh:

Trong phương pháp dạy vẽ cho trẻ mẫu giáo việc yêu cầu trẻ tập quan sát, tích lũy các biểu tượng đầy đủ, chính xác là rất cần thiết và điều đó khơng có nghĩa là để rồi bắt trẻ nhỏ phải mô tả giống hệt như vậy. Như chúng ta đã biết rằng các hình ảnh sáng tạo, và tính nghệ thuật chỉ có được khi có sự nghiên cứu đối tượng một cách xuất sắc. Các sự vật thật với vẻ đa dạng, muôn màu muôn vẻ của mính sẽ cung cấp cho trẻ nội dung sinh động của nó, kích tích các xúc cảm, tình cảm, giúp trẻ ghi nhớ tốt và động viên sức mạnh của trí tưởng tượng sáng tạo. Điều này có nghĩa là việc bồi dưỡng năng lực tri giác, giúp trẻ làm giàu vốn kinh nghiệm tri giác, hồn tồn khơng mâu thuẫn với sự phát triển năng lực tưởng tượng sáng tạo mà ngược lại nó tạo điều kiện cho trẻ thực hiện nhiệm vụ tạo hình một cách dễ dàng, tạo điều kiện cho sự thể hiện của trẻ.

- Sử dụng lời nói và hình ảnh trực quan tác động tới việc hình thành ý tưởng phong phú về nội dung và khả năng chủ động, độc lập, sáng tạo trong HĐTH: Sự

phát triển của tính hiện thực trong tranh trẻ em trải qua các giai đoạn khác nhau: Hiện thực tình cờ, hiện thực tốc hành, hiện thực trí tuệ. Trong mối quan hệ giữa hình ảnh trực quan và tưởng tượng, tiếng nói đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Lời nói giúp cho quá trình tri giác của trẻ trở nên hiệu quả hơn: Trẻ dễ dàng phân biệt, xác định, ghi nhớ các dấu hiệu, thuộc tính đa dạng, phong phú của sự vật, hiện tượng, các đặc điểm của các hành động tạo hình: Từ chỗ là sự chỉ dẫn đơn giản về đối tượng tri giác nó sẽ dần biến thành đại biểu cho khái niệm (đây chỉ là những khái niệm rất sơ đẳng) rồi tác dộng đến quá trình tưởng tượng thơng qua sự đa dạng hóa, cụ thể hóa các tên gọi của các hình vẽ và ở trình độ phát triển cao, nó trở thành phương tiện biểu lộ suy nghĩ thái độ, tình cảm, giúp trẻ liên hệ tích cực giữa nội dung với hình thức của hình tượng.

Vấn đề bồi dưỡng khả năng tri giác, làm cho nó trở thành nền tảng vững chắc cho sự hình thành và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong tạo hình khơng thể xem xét tách biệt khỏi vấn đề kĩ thuật, vấn đề cung cấp các phương tiện truyền cảm đặc trưng cho nền văn hóa tạo hình. Vấn đề ở đây là càng đưa kĩ thuật đó đến với trẻ bằng các phương thức thích hợp với lứa tuổi MN.

Tưởng tượng sáng tạo là cái xuất hiện rất tự nhiên từ nhu cầu bên trong của đứa trẻ, nhờ đó mà sản phẩm của HĐTH mới có được một phẩm chất rất quan trọng, đó là tính chân thực và bay bổng. Tuy nhiên chúng ta phải lưu ý rằng không phải lúc nào trong trẻ cũng có sẵn những nhu cầu địi hỏi phải dược thể hiển, được sáng tạo, từ khi đứa trẻ được đưa vào điều kiện học tập có hệ thống trong mơi trường hoạt động nghệ thuật có động cơ tích cực (ví dụ: tạo ra sản phảm đẹp để mang lại niềm vui cho mọi người xung quanh,…), có sự bồi dưỡng khả năng tri giác, cảm thụ thẩm mĩ, người ta mới phát hiện ở trẻ khả năng sáng tạo dồi dào.

Con người muốn tư duy phải có ngơn ngữ. Ngơn ngữ là cơng cụ, là hiện thực của tư duy. Bởi lẽ đó tư duy và ngơn ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Người có tư duy tốt thường sẽ nói năng mạch lạc, trơi chảy và nếu trau dồi ngơn ngữ tỉ mỉ, chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển tốt. Trong đào tạo con người, sự giáo dục, bồi dưỡng về mặt tri thức, trí tuệ, tư duy là một nhiệm vụ hết sức cơ bản. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển tư duy, nhà trường MN cần phải tổ chức tốt rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6

tuổi, khi đã có một vốn ngơn ngữ nhất định, trẻ sử dụng ngôn ngữ như phương tiện biểu hiện nhận thức của mình.Trẻ có thể dùng lời để diễn đạt những hiểu biết, những suy nghĩ, những cảm xúc của mình. Trẻ hiểu được lời chỉ dẫn của người lớn, của cô giáo thì các hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy của trẻ được chính xác, kích thích trẻ tích cực hoạt động, kích thích trẻ nói và sự hiểu biết của trẻ càng được nâng lên. Tuy nhiên, do đặc điểm lứa tuổi cũng như kinh nghiệm cuộc sống mà ngơn ngữ của trẻ vẫn cịn mang tính chất khẩu ngữ, hồn nhiên và thiếu gọt giũa nên nhiều chỗ không chuẩn xác. Khi trẻ diễn đạt những ý tưởng tương đối phức tạp thì mang nhiều sai sót về ngữ pháp, dùng từ bị sai hoặc phát âm chưa chuẩn xác.Có những vấn đề trẻ hiểu và nhận thức được nhưng trẻ không thể diễn đạt chúng cho mọi người hiểu.Nếu trẻ được mở rộng vốn từ, nắm rõ ngữ pháp thì sẽ đồng thời phát huy được năng lực diễn đạt.

- Sử dụng lời nói và hình ảnh trực quan tác động đến việc giúp trẻ tái hiện hình ảnh trong HĐTH và sự linh hoạt trong cách lựa chọn, tìm kiếm phương thức miêu tả gây truyền cảm để tạo nên hình tượng độc đáo: Tái hiện là thể hiện lại hiện

thực bằng sự sáng tạo nghệ thuật. Hình ảnh là “hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học 9 như máy ảnh hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí óc, là khả năng gợi tả sống động trong cách diễn đạt.”. Trong triết học, hình ảnh được coi “là kết quả của sự phản ánh khách thể, đối tượng vào ý thức của con người.Ở trình độ cảm tính, hình ảnh là những cảm giác, tri giác và biểu tượng. Ở trình độ tư duy, đó là những khái niệm, phán đoán và suy luận.Về mặt nguồn gốc hình ảnh là khách quan về cách nhận thức tồn tại, hình ảnh là chủ quan. Hình thức thể hiện vật chất của hình ảnh là các hành động thực tiễn, ngơn ngữ, các mơ hình kí hiệu khác nhau.”

Tái hiện hình ảnh là biểu hiện cao nhất của trí nhớ tốt, là khả năng làm sống lại những hình ảnh của sự vật hiện tượng đã đuợc ghi nhớ trước đây mà không cần sự tri giác lại những đối tượng đã gây nên hình ảnh đó.

Tái hiện có 2 hình thức: tái hiện có chủ định và tái hiện khơng chủ định

- Tái hiện có chủ định là ghi nhớ và thể hiện lại địi hỏi phải có những khắc phục những khó khăn nhất định, phải có sự nổ lực ý chí (sự hồi tưởng).

- Tái hiện không chủ định là ghi nhớ và thể hiện lại mà khơng cần có sự nổ lực ý chí, nó được gợi dậy bởi các hình ảnh cũ được khu trú trong những không gian và thời gian nhất định (hồi ức).

Hiện nay, hầu hết các GV đều sử dụng tích cực các phương tiện miêu tả - biểu cảm nhằm giúp trẻ tạo ra những sản phẩm tạo hình mang tính độc đáo sáng tạo cao. Mặc dù, vai trò của tri giác trong việc xây dựng các hình vẽ đã được khẳng định, tuy nhiên thực tế cho thấy không phải cứ cho trẻ quan sát nhiều, tích lũy nhiều kinh nghiệm tri giác là trẻ có thể tạo nên những hình ảnh phong phú thể hiện sức mạnh của sự tưởng tượng sáng tạo mà bên cạnh đó trẻ cũng cần phải được làm quen và tiếp xúc với các phương tiện miêu tả - biểu cảm qua sự truyền đạt của GV.

Sự phát triển của tưởng tượng mang tính tạo hình là một quá trình phức tạp gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của chức năng tạo hình. Mầm mống của trí tưởng tượng sáng tạo trong HĐTH xuất hiện khi đứa trẻ đặt tên cho hình vẽ. Đứa trẻ sẽ được nói lên suy nghĩ, cảm nhận của mình về sản phẩm do trẻ tạo ra. Quá trình xuất hiện các hình ảnh đồ họa diễn ra bạn đầu nhờ các hình khác tìm kiếm tích cực bên ngồi nhằm tái dựng các hình thù xuất hiện tình cờ từ đám các đường nét lộn xộn. Các thao tác này được trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần và được trẻ cảm nhận bằng các cảm giác vận động cùng với thị giác. Chúng dần dần được chuyển hóa vào trong các thao tác tâm lí, định hướng, điều khiển việc xây dựng mơ hình và thực hiện các

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)