Tăng cường các hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 122 - 129)

10. Cấu trúc của đề tài

3.7. Đềxuất một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổ

3.7.4. Tăng cường các hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo

thuật tạo hình nhằm phát triển khả năng tri giác và cảm thụ thẩm mĩ cho trẻ

a. Mục đích – ý nghĩa:

HĐTH là một trong những hoạt động quan trọng và không thể thiếu ở lứa tuổi MN. Trong đó, nhiệm vụ đặc thù là giáo dục tri giác thẩm mĩ cho trẻ. Nói đến nghệ thuật trước hết là nói đến cảm xúc và hứng thú với đối tượng cần thể hiện.Cảm xúc thẩm mĩ vừa là chất xúc tác, vừa là động lực thúc đẩy quá trình tri giác. Xúc cảm và hứng thú là điều kiện nảy sinh tri giác thẩm mĩ, nó làm sống lại các dấu vết của các hưng phấn thần kinh, cung cấp chất liệu cho hoạt động. Xúc cảm càng mạnh mẽ, tri giác càng có khả năng phát triển phong phú và sâu rộng, và kết quả của tri giác thẩm mĩ là “nảy sinh một sức mạnh tích cực mới” cho cảm xúc.

Trong HĐTH, tri giác được xem là cơ sở ban đầu, là điều kiện cơ bản của hoạt động tưởng tượng sáng tạo, là thành phần đóng vai trị chủ đạo trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật mới mẻ còn cảm xúc là yếu tố nền, liên kết các quá trình tâm

lý trong hoạt động, đồng thời là nguyên nhân thúc đẩy, động viên các hành động sáng tạo. Hoạt động của trẻ MN thường ít bị thúc đẩy bởi sự ý thức về ý nghĩa của nó. Hoạt động của trẻ nhỏ được thúc đẩy phần lớn bởi hứng thú trực tiếp. Trẻ giải quyết nhu cầu sáng tạo của mình nhanh chóng và triệt để những tình cảm tràn ngập trong lịng trẻ. Tạo hình với hứng thú cao sẽ giúp trẻ say mê hoạt động, dễ nảy sinh ý tưởng sáng tạo, bài vẽ của trẻ sẽ trở nên sinh động, độc đáo và truyền cảm hơn. Nhờ tính trội của xúc cảm, tình cảm của lứa tuổi mà trẻ mẫu giáo có thể tiến hành trong hoạt động các thao tác tư duy khá phức tạp địi hỏi sự căng thẳng, nỗ lực về trí tuệ, tri giác đối với các sự vật hiện tượng, sự tưởng tượng, hệ thống hóa, xử lý thông tin nhằm tạo nên các biểu tượng, hình tượng mới, vượt ra khỏi khn khổ những gì học được. Vì vậy một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động vẽ là tạo cho trẻ hứng thú, cảm xúc thẩm mĩ đối với các tác phẩm nghệ thuật và các sự vật hiện tượng xung quanh.

Việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình tạo điều kiện phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận cái đẹp, giáo dục tình yêu đối với cái đẹp, hình thành và bồi dưỡng khả năng tạo ra cái đẹp, góp phần cải tạo thế giới xung quanh bởi các hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình sẽ tạo điều kiện cho trẻ tiếp nhận thêm kiến thức, kĩ năng tạo hình ở các tác phẩm như: Cách sắp xếp hình ảnh, họa tiết, cách tạo hình, cách sử dụng màu…từ đó bồi dưỡng khả năng cảm nhận cái đẹp về hình dáng, màu sắc đã được tác giả suy nghĩ, sáng tạo. Thơng qua những hình ảnh, hình tượng trong các tác phẩm nghệ thuật, GV sẽ giúp trẻ được mở rộng hiểu biết về thế giới vạn vật xung quanh, từ đó góp phần bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm cao quý như tình u đất nước, con người, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức với cái đẹp, biết tơn trọng và bảo vệ cái đẹp; nhận biết và quý trọng nền văn hóa dân tộc.

b. Yêu cầu:

- Các tác phẩm tạo hình được lựa chọn phải đảm bảo tính giáo dục, thẩm mỹ, vừa sức phù hợp với mục đích mà GV đặt ra .

- Đảm bảo tạo ra sự tương tác giữa trẻ với trẻ, trẻ với nội dung cho trẻ làm quen với tác phẩm tạo hình.

- Quan sát những phản ứng và hành động của trẻ trong quá trình quan sát. - Cho trẻ thời gian tự phân tích,chiêm nghiệm lại trong khi diễn ra hoạt động. - Yêu cầu từng trẻ miêu tả những điều đã trải nghiệm và phân tích những ý

nghĩa của các trải nghiệm đó cho bản thân trẻ.

- Đưa ra phản hồi, đánh giá một cách tích cực và cởi mở.

- Yêu cầu trẻ nêu lên những điều mà trẻ quan tâm hơn là nói với chúng những điều GV mong đợi.

- Yêu cầu trẻ nêu những cách thức áp dụng những điều vừa mới học.

- Hướng dẫn các trẻ xác định bất kỳ thay đổi hành vi nào mà các trẻ có thể làm sau hoạt động quan sát này.

- Tạo thêm những cơ hội để trẻ có thể áp dụng hoặc bàn luận những điều trẻ học được với những người khác.

c. Cách thực hiện

- Trước hết cần tìm cách lơi cuốn trẻ, tạo ra yếu tố bất ngờ để gây sự chú ý cũng như hứng thú cho trẻ về tác phẩm.

- Để phát triển khả năng cảm thụ thẩm mĩ cần hướng sự chú ý của trẻ không chỉ tới nội dung mà cần quan tâm tới hình thức thể hiện hình tượng, thủ pháp miêu tả nhằm làm tăng sức truyền cảm của phương tiện thể hiện, làm cho hình ảnh có sức hấp dẫn mạnh mẽ.

- Cần tạo điều kiện cho trẻ tập nhận xét đánh giá về cái đẹp của tác phẩm bằng chính sự biểu biết và khả năng biểu cảm của mình.

- Với trẻ MN, khi cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật cần kết hợp với các hình thức vui chơi, sử dụng các tình huống chơi.

Các hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật bao gồm: a. Tổ chức cho trẻ tiếp xúc với tranh ảnh

- Trẻ được làm quen với một thể loại tạo hình cùng với các chất liệu phong phú của nó (sơn mài, sơn dầu, tranh lụa, bột màu...). Từ đó gợi ở trẻ lòng mong muốn được sử dụng những chất liệu ấy vào quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình.

- Thấy được sự phong phú của nội dung miêu tả trong tranh so với hiện thực. Điều này giúp trẻ học được cách sáng tạo khi thể hiện lại một sự vật hiện tượng bằng tranh vẽ của mình.

- Khi tổ chức cho trẻ tiếp xúc với tranh ảnh, GV cần giúp trẻ nắm được nội dung tác phẩm, phân tích các chi tiết, các phương tiện tạo hình cơ bản được sử dụng trong tác phẩm và giúp trẻ liên hệ giữa những gì đang được tri giác từ tác phẩm với nhiệm vụ tạo hình.

b. Tổ chức cho trẻ tiếp xúc với đồ dùng, đồ chơi

- Giúp hình thành và phát triển ở trẻ những cảm giác tinh nhạy về màu sắc, hình dạng, kích thước, tỉ lệ..., Từ đó để hình thành ở trẻ thị hiếu thẩm mĩ và bồi dưỡng tình yêu với cái đẹp trong cuộc sống xung quanh.

- Trẻ khơng chỉ được ngắm nghía mà cịn được thao tác với đồ dùng đồ chơi, sử dụng các giác quan để nắm bắt các phẩm chất, thuộc tính vật thể của chúng. Đây là điều kiện thuận lợi giúp trẻ tiếp cận với hoạt động nặn có hiệu quả.

- Khi tổ chức cho trẻ tiếp xúc với đồ dùng đồ chơi, GV cần lựa chọn những đồ dùng đồ chơi có giá trị thẩm mĩ cao, sử dụng hệ thống câu hỏi hướng dẫn trẻ tri giác và thao tác với đối tượng, hướng vào các đặc điểm tạo hình của đối tượng, tổ chức các hoạt động, trị chơi để trẻ được làm quen và tìm hiểu cơng dụng và tính thẩm mĩ của đồ chơi.

c. Tổ chức cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm thủ cơng mĩ nghệ

- Với vẻ đẹp mang tính truyền thống, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ này tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của trẻ: Mở rộng hiểu biết cho trẻ về các chất liệu tạo hình truyền thống, sự phong phú của các chủng loại sản phẩm với kiểu dáng, hoa văn, màu sắc sinh động...Trẻ học được cách trang trí hoạ tiết, hoa văn, phối hợp màu sắc...để thể hiện vào bài tạo hình của mình, được làm quen với các nghề truyền thống của dân tộc, từ đó bồi dưỡng ở trẻ tình u và niềm tự hào dân tộc.

- Khi tổ chức cho trẻ tiếp xúc với sản phẩm thủ công mĩ nghệ, GV cần lựa chọn đối tượng quan sát, sử dụng hệ thống câu hỏi và lời kể giúp trẻ tìm hiểu về chất liệu của đối tượng, các đặc điểm tạo hình, và tính ứng dụng của sản phẩm, tạo ra các mối liên hệ gắn tác phẩm với các tình huống trong đời sống vui chơi của trẻ để trẻ vừa cảm nhận được giá trị thẩm mĩ, đồng thời hiểu được công dụng của chúng. Từ đó có ý thức, thái độ trân trọng đối với các tác phẩm nghệ thuật, với người lao động.

- Ngoài ra, để nâng cao năng lực quan sát cho trẻ, GV cần phải xác định chính xác mục đích và nhiệm vụ của quan sát; Chuẩn bị tốt tri thức về đối tượng quan sát: dụng cụ, máy móc, thời gian lập đềc ương kếhoạch tỉ mỉ trong quan sát; Khi quan sát, tập trung sức chú ý trong phạm vi đã quy định, và đối với từng khâu cần thực hiện quan sát chu đáo, chính xác, và ghi chép tỉ mỉ, cụ thể, chuẩn xác; Tăng cường sử dụng yếu tố tư duy trong quan sát

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu thực trạng khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo trong HĐTH của trẻ 5-6 tuổi, có thể rút ra một số tiểu kết sau:

100% GV đều cho rằng HĐTH là hoạt động phát triển khả năng sáng tạo của trẻ tốt nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên các biện pháp nhằm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ được GV sử dụng còn nhiều hạn chế, chưa có sự kết hợp hài hịa giữa các biện pháp để có thể phát triển tối đa khả năng sáng tạo của trẻ. Điều quan trọng là GV cần tích cực cho trẻ trải nghiệm, rèn luyện cho trẻ các kĩ năng tạo hình, xây dựng mơi trường vật chất đầy đủ và phong phú cũng như sử dụng lời nói hình ảnh trực quan vào q trình tổ chức hoạt động để giúp trẻ có thể phát triển khả năng sáng tạo nhất.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, GV đã nhận định đúng vai trò của việc đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình, quan sát trẻ nhận thấy trẻ thể hiện khả năng sáng tạo ở hoạt động nào trong hoạt động tạo hình. Tuy nhiên việc sử dụng bài tập đánh giá ít được GV sử dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng hệ thống đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ trong HĐTH vẫn gặp nhiều khó khăn:

Giọng nói của cơ chưa thật sự thu hút trẻ, đồ dùng trực quan chưa đầy đủ, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ khác nhau, ngơn ngữ của trẻ phát triển chưa đồng đều, trẻ chưa mạnh dạn trao đổi với cô về những ý tưởng của trẻ dẫn đến chất lượng trong việc dạy học mơn tạo hình cịn gặp khó khăn.

GV chưa có những biện pháp tích cực, thích hợp để tác động kịp thời đến từng cá nhân trẻ, ít tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ và phát triển ý tưởng.

Việc sử dụng các bài tập vào HĐTH đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ, khắc phục được những khó khăn trên chính là những giải pháp tích cực nhằm đánh giá một cách khách quan, khoa học khả năng sáng tạo của trẻ qua đó tìm ra được biện pháp tác động sư phạm phù hợp khơng những nâng cao chất lượng tạo hình ở các trường MN và nâng cao khả năng sáng tạo của trẻ thông qua HĐTH này.

Thông qua việc tiến hành cho trẻ thực hiện hai bài Test sáng tạo cũng như tiến hành kê hoạch hoạt động giáo dục hoạt động tạo hình về việc sử dụng NVLTN cũng như sử dụng lời nói và hình ảnh trực quan cho thấy rằng, với bài Test trẻ có biểu hiện sự hứng thú khi được thực hiện các yêu cầu về bức tranh còn dang dở, đây cũng là lần đầu tiên trẻ được tiếp xúc với hoạt động tạo hình yêu cầu vẽ từ các nét

vẽ còn thiếu, dù lúc đầu có hơi rụt rè, chưa định hình được mình sẽ vẽ gì nhưng khi được động viên các trẻ đều cố gắng hoàn thành bức tranh. Một số trẻ bộc lộ sự sáng tạo của mình thông qua ý tưởng về bức tranh, thông qua cách trẻ đặt tên cho bức tranh và thông qua các nét vẽ trẻ thể hiện. Tất nhiên cũng có một số trẻ chưa hồn thành tuy nhiên trẻ đều thể hiện sự cố gắng thể hiện ý tưởng. Đây là bài Test không bắt buộc trẻ phải theo một khn mẫu hay chuẩn mực nào đó, ở đây trẻ được thỏa thích suy nghĩ và thể hiện những điều trẻ thích, tất cả các bức tranh của trẻ đều đúng và đều được khen ngợi đó là ưu điểm lớn nhất của bài Test mang GV có thể sử dụng giúp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. mức sáng tạo của trẻ trong hai bài Test này nằm trong khoảng trung bình – khá (có nghĩa trẻ co sự sáng tạo tuy nhiên sự sáng tạo đó ở mức tương đối)

Đối với bài tập sử dụng NVLTN, đây cũng là một bài tập khá hay tạo điều kiện cho trẻ cơ hội trải nghiệm. Việc đánh giá thông qua bài tập này chủ yếu dựa vào việc trẻ lựa chọn và phối hợp các nguyên vật liệu như thế nào để tạo ra sản phẩm cho riêng mình. Qua việc được quan sát trẻ chơi và làm với các NVLTN cho thấy trẻ vẫn còn luống cuống trong việc lựa chọn các nguyên vật liệu tuy nhiên trẻ rất hứng thú với hoạt động này, sản phẩm một số trẻ còn y hệt giống cơ, chưa có sự sáng tạo. Bên cạnh đó, một số trẻ đã biết sáng tạo thêm bằng việc sử dụng nguyên vật liệu thêm các chi tiết phụ cho bức tranh đẹp hơn.

Các bài tập sử dụng lời nói và hình ảnh trực quan cũng được sử dụng trong HĐTH. Qua việc sử dụng lời nói kết hợp hình ảnh trực quan trong q trình tổ chức kích thích trí sáng tạo của trẻ rất nhiều, trẻ tỏ ra hào hứng khi cơ đưa tình huống yêu cầu trẻ thực hiện, đa số trẻ thực hiện được yêu cầu của cô, một số trẻ đã biết thêm các chi tiết cho bức tranh

Qua hệ thống bài tập đánh giá cho thấy mức độ sáng tạo của trẻ ở mức trung bình - khá

Dựa vào cơ sở lý luận ở chương 1 và cũng như tìm hiểu thực trạng về khả năng sáng tạo của trẻ MG chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐTH.

+ Tổ chức hoạt động trải nghiệm tạo hình với các NVLTN giúp trẻ biết tự lực tìm kiếm và thể hiện nội dung tạo hình

+ Xây dựng mơi trường kích thích hứng thú và nhu cầu sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong HĐTH

+ Sử dụng lời nói và hình ảnh trực quan tác động kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong HĐTH

+ Tăng cường các hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình nhằm phát triển khả năng tri giác và cảm thụ thẩm mỹ cho trẻ.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 122 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)