10. Cấu trúc của đề tài
2.4. Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ MGL
2.4.1. Bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ dựa trên bộ test Klaus K.Urba n
K.Urban
a. Mục đích, yêu cầu
Bộ test TSD-Z là một công cụ kiểm tra ban đầu về tư duy sáng tạo của con người. TSD-Z là viết tắt tên tiếng Đức của “Test Schoepferisches Denken – Zeichnerisch”. Nó được dịch sang tiếng Anh là “Test for creative thinking – Drawing production” và viết tắt là TCT-DP. TSD-Z vừa phục vụ việc nhận dạng những tiềm năng sáng tạo đặc biệt vừa để nhận ra những cá thể cần được hỗ trợ do có tiềm năng sáng tạo dưới mức trung bình. Đây là bộ test sáng tạo được xây dựng trên quan điểm lượng hóa nội dung, các tiêu chuẩn về thực hiện test, đánh giá test là khá đơn giản, tiết kiệm và khả năng vận dụng của test là rất rộng rãi. Hơn nữa TSD- Z cịn có một ưu điểm lớn là nó dùng vật kích thích là hình vẽ, nét vẽ và hành vi của nghiệm thể cũng là để tạo ra các nét vẽ, hình vẽ trên giấy. Bộ trắc nghiệm này có hai dạng (form) A và B, có thể đo khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân từ 04 tuổi trở lên. Bộ test này được xây dựng trên cơ sở những luận điểm như: test cần phải đơn giản và tiết kiệm, test cần phải áp dụng trong phạm vi tuổi càng rộng càng tốt, test cần phải đảm bảo cơng bằng về văn hóa đến mức tối đa có thể được, test khơng chỉ đo được về mặt sản phẩm, tư duy phân kỳ mà còn phản ánh được lý thuyết rộng mở của sáng tạo.
b. Cách thực hiện
Trên một trang giấy, test đã cho trước một số họa tiết có tác dụng kích thích sự tự do vẽ tiếp của nghiệm thể. Sản phẩm vẽ được đánh giá dựa vào 4 tiêu chí. Khác với những test sáng tạo truyền thống là những loại test chỉ đo về mặt lượng và về nguyên tắc chỉ đo được về một thành tố của tư duy phân kỳ, nghĩa là chỉ đo được tính lưu lốt của ý tưởng, TSD - Z muốn chú trọng đo cả những thuộc tính về chất của năng lực sáng tạo của con người.
Thời gian làm test cho mỗi dạng A và B: Việc đánh giá mỗi bức vẽ sau khi đã được luyện tập mất khoảng 1 - 2 phút. Mỗi dạng test đều có 6 họa tiết cho trước (nửa đường trịn, điểm, góc vng lớn, đường cong uốn lượn, đường gạch, chữ U nhỏ nằm ngồi khung hình chữ nhật).
* Kỹ thuật thực hiện test TSD - Z trên trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi:
Test TSD - Z diễn ra trong khơng khí n tĩnh, thoải mái, được loại bỏ áp lực thời gian, những rối nhiễu tâm lý gây lệch hướng cũng như tiếng ồn ào. Theo nguyên tắc cả hai dạng A và B đều phải được phân phát cùng một lúc cho tất cả mọi nghiệm thể, nên khi làm trên nhóm lớn thì tối thiểu phải có thêm nghiệm viên thứ 2. Nghiệm viên này giúp nghiệm viên thứ nhất thu nhận những bài test làm xong trước và phát ngày bản test thứ 2 (dạng B). Đồng thời ghi chép thời gian. Trong đề tài này do đặc điểm lứa tuổi là các cháu mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi nên chúng tôi đã sử dụng tới 4 nghiệm viên. Những nghiệm viên này vừa giúp các cháu ghi họ tên, tên bản vẽ, vừa quản lý lớp tránh ồn ào, cháu nọ ảnh hưởng đến cháu kia.
- Bước 1: Mỗi nghiệm thể có trước mặt một bản test là một trang giấy trắng khổ A4 với những họa tiết đã nêu trên và một hộp bút chì màu.
- Bước 2: Nghiệm viên đọc lời hướng dẫn test một cách chậm rãi, rõ ràng. “Trước mắt các con là một bức vẽ dở dang. Người họa sỹ đang vẽ dở bức vẽ của mình. Bây giờ các con hãy vẽ tiếp bức tranh theo ý muốn của các con. Các con có thể vẽ về bất kỳ cái gì các con thích. Tất cả các bức vẽ của các con đều đúng và được khen. Khi vẽ xong, các con hãy im lặng, giơ tay báo cho cô biết để cô đến thu bản vẽ của các con và cô sẽ phát cho các con bản vẽ thứ hai”.
Nghiệm viên có thể nhấn mạnh hai đến ba lần cụm từ “các con có thể vẽ về bất kỳ cái gì các con muốn”
- Bước 3: Nghiệm viên ghi thời điểm bắt đầu vẽ.
- Bước 4: Nếu giữa chừng có nghiệm thể hỏi thì nghiệm viên khơng trả lời đề cập đến nội dung câu hỏi. VD: không đề cập đến câu hỏi về các nét vẽ ngồi khung chữ nhật có ý nghĩa gì, liệu nó có thuộc vào bức vẽ hay khơng hoặc những câu hỏi tương tự như thế. Nghiệm viên chỉ có thể làm nghiệm thể chú ý vào cơng việc bằng cách nói “các con vẽ gì cũng được”.
- Bước 5: Nghiệm viên ghi lại số phút vẽ xong bức tranh vào tất cả các bản test nộp trước 12 phút và phát ngay cho những nghiệm thể này bản test thứ hai. Cần ghi rõ thời điểm phát test thứ hai để sau đó tính được thời lượng làm xong bản test này.
- Bước 6: khi thu bản test A, nghiệm viên cần hỏi nghiệm thể xem nghiệm thể đã vẽ gì và giúp nghiệm thể ghi tên tranh lên phía trước bức tranh. Chú ý khơng gây ảnh hưởng đến công việc của những nghiệm thể bên cạnh.
Sau đó tất cả phải nộp bài ngay để nhận bản test thứ hai. Những nghiệm thể này cũng được hỏi xem đã vẽ gì và nghiệm viên ghi tên tranh lên phía trước bức tranh.
Ghi chú: với bản test B về nguyên tắc có thể được phát ngay khi kết thúc bản test thứ nhất hoặc vào thời điểm khác và tiến hành giống như test A. Trong đề tài này, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, khả năng chú ý, khả năng cầm bút và quy định thời lượng giờ học vẽ của trẻ nên chúng tôi chỉ cho trẻ thực hiện bản test A vào giờ học vẽ buổi sáng.
c. Điều kiện thực hiện
Về kỹ thuật thực hiện test, TSD-Z là lọai test nhóm, nghĩa là nhiều nghiệm thể cùng được thực hiện test trong cùng một thời gian, không gian và các điều kiện khác. Như vậy, để bảo đảm tính khách quan, test cần được diễn ra trong khơng khí yên tĩnh thoải mái. Phải loại bỏ áp lực thời gian, nhiễu tâm lý gây lệch hướng tư duy cũng như những tiếng ồn gây mất tập trung chú ý. Các nghiệm thể phải có đủ chỗ để vẽ thỏai mái.
Mẫu A và Mẫu B của bộ Test Klaus K.Urban
MẪU A MẪU B
d. Cách đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ dựa theo bộ Test Klaus K. Urban TSD- Z (A)
1 Mở rộng
(MR)
Vẽ theo đủ 6 nét cho sẵn, 1đ cho 1 nét
2 Bổ sung (BS) Hồn chỉnh những nét có nội dung rõ rệt, ngồi nét mở rộng,
3 Phần tử mới (PTM)
Những nét vẽ thêm không liên quan đến nét cho sẵn, 1đ cho 1 chi tiết ở phần tử mới, tối đa là 6 điểm
4 Liên kết
hình (LKH)
Sự nối tiếp giữa hình này với hình kia, nếu có liên kết với khung cũng được tính, khơng quá 6 điểm
5 Liên kết đề
tài (LKĐT)
0đ: tên đề tài khơng có gì đặc biệt 3đ: tên gắn với nội dung hình vẽ
6đ: tên có sự liên tưởng xa (khơng bình thường nhưng có chủ đích) 6 Vượt khung do họa tiết (Vh) 0đ: khơng có 3đ: bình thường 6đ: có 1 hình độc đáo 7 Vượt khung khơng do họa tiết (Vkh) 0đ: khơng có chủ định 6đ: có chủ định 8 Phối cảnh (PC)
Thể hiện không gian 3 chiều, xa, gần. 1đ cho 1 lần, tối đa 6đ
9 Hài cảm
(HC)
Gây cười, ngạc nhiên, kinh tởm, buồn…nói chung là gây cảm xúc cho người xem.
0đ: khơng có 6đ: có
10 Bất quy tắc
A (BqA)
Sự xoay giấy, kể cả mặt sau 0đ: khơng
3đ: có
11 Bất quy tắc
B (BqB)
Những yếu tố siêu thực: lạ, thực tế khơng có, trừu tượng 0đ: khơng
3đ: có
12 Bất quy tắc
C (BqC)
Liên kết hình với ký hiệu tượng trưng: chữ số, bảng hiệu bằng hình ảnh tượng trưng
0đ: khơng 3đ: có
13 Bất quy tắc
D (BqD)
Cho 3đ, mỗi sự lặp lại của nét cho sẵn trừ 1đ, tối đa trừ 3đ
14 Thời gian
(TG)
Tổng điểm trên 25đ mới tính điểm thời gian
Thang điểm đánh giá
Trẻ 4-6 tuổi
Mức độ 1: không sáng tạo dưới 7đ Mức độ 2: ít sáng tạo, 7đ - 9đ Mức độ 3: sáng tạo, 10đ - 22đ Mức độ 4: rất sáng tạo, trên 23đ
e. Các bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ dựa theo bộ Test Klaus K. Urban
2.4.2. Bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ dựa theo Test Torran (5 hình vẽ)
a. Mục đích, u cầu
Bộ test TDST của Torrance là một công cụ kiểm tra ban đầu về tư duy sáng tạo của con người. Bộ test sáng tạo này được xây theo khuynh hướng chỉ đánh giá số lượng sản phẩm phân kì, khả năng vận dụng của test là rất rộng rãi. Về mặt kỹ thuật, bộ test sáng tạo bao gồm một hệ thống bài tập (Items) cần thiết, hợp lí có khả năng kích thích tính sáng tạo nghiệm thể. Tại mỗi bài tập khơng địi hỏi nghiệm thể lựa chọn lời giải đúng hoặc sai như ở test thơng minh (test trí tuệ truyền thống) mà đòi hỏi nghiệm thể đề xuất càng nhiều tốt các ý tưởng giải pháp, phương án, cách thức. Các giải pháp càng độc đáo, hiếm lạ, gây ngạc nhiên cho người khác càng tốt.
Test Torrance (TDTS) bao gồm 12 tiểu test có vật liệu test là ngơn ngữ, hình, âm thanh. Để đo khả năng sáng tạo của trẻ trên 4 tuổi, chúng tôi sử dụng test Torrance (5 hình vẽ) dùng vật kích thích là hình vẽ, nét vẽ cũng là để tạo ra các nét vẽ, hình vẽ trên giấy trong bộ Test này. Bộ trắc nghiệm (5 hình vẽ) này có hai dạng
(form) A và B.
b. Cách thực hiện
Trên một trang giấy, test đã chia thành 5 hình vẽ riêng biệt, có tác dụng kích thích sự sáng tạo sử dụng nét vẽ có sẵn của nghiệm thể. Sản phẩm vẽ được đánh giá dựa vào 4 tiêu chí: mềm dẻo, thuần thục,chi tiết, độc đáo.TSTD chủ yếu năng lực sáng tạo của con người ở mức độ nào
Mỗi dạng test đều có hình vẽ riêng biệt cho trước
* Kỹ thuật thực hiện test Torrace (TSTD) trên trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi:
Test TSTD diễn ra trong khơng khí n tĩnh, thoải mái, được loại bỏ áp lực thời gian, những rối nhiễu tâm lý gây lệch hướng cũng như tiếng ồn ào. Với bộ test này có thể sử dụng cả 2 mẫu Test, nếu sử dụng cả hai thì khi tiến hành theo nguyên tắc cả hai dạng A và B đều phải được phân phát cùng một lúc cho tất cả mọi nghiệm thể. Trong đề tài này chúng tôi đã sử dụng mẫu (A) để đo khả năng sáng tạo của trẻ và có 2 nghiệm viên. Những nghiệm viên này vừa giúp các cháu ghi họ tên, vừa quản lý lớp tránh ồn ào, cháu nọ ảnh hưởng đến cháu kia.
- Bước 1: Mỗi nghiệm thể có trước mặt một bản test là một trang giấy trắng khổ A4 với những họa tiết đã nêu trên và một hộp bút chì màu.
- Bước 2: Nghiệm viên đọc lời hướng dẫn test một cách chậm rãi, rõ ràng. “Trước mắt các con là tờ giấy, trong tờ giấy đó đã được chia thành 5 hình vẽ riêng biệt . Bây giờ các con hãy vẽ bức tranh theo ý muốn của các con. Các con có thể sử dụng nét vẽ có sẵn đó để vẽ về bất kỳ cái gì các con thích. Tất cả các bức vẽ của các con đều đúng và được khen. Khi vẽ xong, các con hãy im lặng, giơ tay báo cho cô biết để cô đến thu bản vẽ của các con nhé!”
- Bước 3: Nếu giữa chừng có nghiệm thể hỏi thì nghiệm viên khơng trả lời đề cập đến nội dung câu hỏi.
- Bước 4: Tiến hành thu bài ghi họ và tên cho nghiệm thể khi nghiệm thể hoàn tất bài vẽ
Nếu sử dụng cả 2 mẫu (A) và (B) để đánh giá sự sáng tạo của trẻ, thì khi tất cả các nghiệm thể vẽ bản test thứ nhất, kết thúc. Nghiệm viên tiến hành tổng hợp bản test thứ nhất đầy đủ và yêu cầu nghiệm thể nhận bản test thứ hai..
Ghi chú: với bản test B về nguyên tắc có thể được phát ngay khi kết thúc bản test thứ nhất hoặc vào thời điểm khác và tiến hành giống như test A. Trong đề tài này, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, khả năng chú ý, khả năng cầm bút và quy định thời
lượng giờ học vẽ của trẻ nên chúng tôi chỉ cho trẻ thực hiện bản test A vào giờ học vẽ buổi sáng.
c. Điều kiện thực hiện
Test torrance (5 hình vẽ) là lọai test nhóm, nghĩa là nhiều nghiệm thể cùng được thực hiện test trong cùng một thời gian, không gian và các điều kiện khác. Như vậy, để bảo đảm tính khách quan, test cần được diễn ra trong khơng khí n tĩnh thoải mái. Phải loại bỏ áp lực thời gian, nhiễu tâm lý gây lệch hướng tư duy cũng như những tiếng ồn gây mất tập trung chú ý. Các nghiệm thể phải có đủ chỗ để vẽ thỏai mái, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho nghiệm thể..
Mẫu A và B của bộ Test Torran 5 hình vẽ
d. Cách đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ dựa theo bộ Test Torran (5 hình vẽ)
- Với mỗi bức hình trẻ vẽ hồn tất, dùng nét vẽ (hình vẽ) cho sẵn làm nét chính thì được 1đ
- Với mỗi bức hình trẻ vẽ hồn tất, dùng nét vẽ (hình vẽ) cho sẵn làm nét phụ
thì được 2đ
- Với mỗi bức hình trẻ vẽ hồn tất, dùng nét vẽ (hình vẽ) cho sẵn làm nét phụ
của phụ thì được 3đ
- Trẻ vẽ những hình khơng liên quan thì cho 1đ
- Không vẽ: 0đ
Đánh giá như sau:
Mức độ 2: ít sáng tạo, 3đ - 4,5đ Mức độ 3: sáng tạo, 4,5đ – 7,5đ Mức độ 4: rất sáng tạo, trên 7,5đ
e. Các bài tập tham khảo dựa theo Bộ Test của Torran
Dựa vào bộ Test torrance (5 hình vẽ) chúng tơi đã xây dựng thêm các bài tập vào hệ thống các bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ. các bài tập này cũng được tiến hành như mẫu ở trên và có thể thay đổi linh hoạt nhằm phát huy tính sáng tạo ở trẻ .
2.4.3. Đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong HĐTH thông qua bài tập sử dụng lời nói và hình ảnh trực quan
a. Mục đích – ý nghĩa:
nhiều tới khả năng tri giác và tái hiện hình ảnh của trẻ trong HĐTH. Do vậy việc sử dụng lời nói và hình ảnh trực quan khơng chỉ giúp giáo viên đánh giá được sự sáng tạo như thế nào qua việc Sử dụng lời nói dùng ngơn ngữ mạch lạc để giải thích, trình bày những cảm nhận của mình về hình ảnh mà mình đã được nhìn thấy. Mà cịn giúp trẻ trở nên thơng minh hơn, trí tưởng tượng sáng tạo cũng phát triển hơn qua việc sử dụng các bài tập kết hợp lời nói và hình ảnh trực quan.
Phương pháp sử dụng lời nói là sử dụng các phương tiện ngơn ngữ để truyền đạt, thu nhận thông tin đồng thời kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói, kinh nghiệm sống của trẻ. Phương pháp sử dụng hình ảnh trực quan là vận dụng các phương tiện trực quan, sử dụng hành động mẫu, sử dụng hình ảnh tự nhiên, mơ hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn...tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết và phát triển tư duy của trẻ.
b. Cách thực hiện
Các bài tập được sử dụng để đo sự tác động của lời nói và hình ảnh trực quan đến trí tưởng tượng sáng tạo trng HĐTH ,kích thích suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng hay