Tổ chức hoạt độngtrải nghiệm tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên giúp

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 109 - 117)

10. Cấu trúc của đề tài

3.7. Đềxuất một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổ

3.7.1. Tổ chức hoạt độngtrải nghiệm tạo hình với nguyên vật liệu thiên nhiên giúp

a. Mục đích – ý nghĩa: Trong q trình tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội sự vật,

hiện tượng mới xung quanh trẻ em, cần phải có hiểu biết sâu sắc hiện thực. Trẻ em không những chỉ cần nghe giáo viên nói, quan sát những gì mà cơ u cầu mà cịn phải trực tiếp tham gia hoạt động thực tiễn để có thể phát hiện ra những tính chất đặc trưng, làm rõ một vài mối liên hệ giữa các hiện tượng, sự vật với nhau, trong một chừng mực nào đó có thể làm bến đổi chúng. Việc sử dụng phương pháp thực hành trải nghiệm đóng vai trị quan trọng trong việc tạo điều kiện cho trẻ tham gia trực tiếp vào hoạt động và từ đó giúp trẻ nhận biết sâu sắc hơn, độc lập hơn và phát huy được tính tích cực tư duy của trẻ. Đây chính là hoạt động thực hành của trẻ nhằm làm biến đổi sự vật trong thực tiễn, tạo cho trẻ khả năng phân tích một số thuộc tính của vật và mối quan hệ của chúng mà trẻ không thể tri giác một cách trực tiếp được. 0 10 20 30 40 50 60

Việc cho trẻ làm quen với các sản phẩm mẫu làm từ NVLTN góp phần tạo cảm hứng, cũng như nảy ra những ý tưởng tạo ra các sản phẩm cho trẻ. Với các NVLTN phong phú, đa dạng và khơng mất nhiều kinh phí sẽ giúp trẻ tha hồ chơi, trải nghiệm và tạo ra các sản phẩm tạo hình sáng tạo. Trẻ trực tiếp tiếp xúc với các nguyên vật liệu, được thực hành, luyện tập sẽ phát triển khả năng quan sát và năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề ở trẻ. Năng lực phát hiện vấn đề chính xác để giải quyết đúng theo quy luật khách quan đem lại kết quả cho hoạt động sáng tạo. Quy luật khách quan khơng dễ gì tìm ra, địi hỏi phải quan sát mọi hiện tượng cần thiết, tìm tịi hiểu biết những sự thật khách quan. Khi tham gia các hoạt động trải nghiệm tạo hình với NVLTN, hồn cảnh có vấn đề địi hỏi trẻ phải khám phá, giải quyết, trẻ phải huy động các biểu tượng của trí nhớ, các kinh nghiệm mà cá nhân trẻ đã tích luỹ để chuẩn bị xây dựng biểu tượng cho sản phẩm tạo hình của mình.

b. Yêu cầu:

- Các NVLTN dễ dàng được tìm thấy và quen thuộc đối với trẻ như: Cành cây, lá cây, các loại quả, rơm, bẹ ngô, rau ngô, các loại ống tre, sọ dừa, bẹ chuối, các loại hoa, cuống rau, các loại hạt, cát, sỏi, đá, đất sét, vỏ ốc, trai, sị, vỏ trứng…NVLTN đa dạng và phong phú có thể gợi mở hướng thể hiện cho trẻ, lôi cuốn trẻ đến với HĐTH, giúp trẻ lựa chọn tìm kiếm các phương tiện thể hiện tạo được sự truyền cảm trong sản phẩm của mình, giúp cho sản phẩm của trẻ đa dạng, sinh động hơn.

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho trẻ thực hành: Giấy, keo sữa, màu nước, kéo, hồ dán, tăm…

- Cô giáo có thể làm mẫu vài sản phẩm tạo hình từ NVLTN theo các chủ đề cho trẻ quan sát.

- Những yêu cầu đối với NVLTN được sử dụng trong HĐTH: Đảm bảo vệ sinh, an tồn khi sử dụng, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với khả năng sử dụng của trẻ, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính mục đích.

Khi sử dụng NVLTN trong HĐTH, GV cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- GV cần có kế hoạch chuẩn bị cụ thể, rõ ràng về cách thức chọn cũng như sử dụng chúng. Đầu tiên cần xác định NVLTN cần dùng cho một HĐTH để có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ cho tất cả trẻ sau đó xác định mức độ tham gia của trẻ (trẻ tham gia ở cơng đoạn nào trong q trình chuẩn bị ngun vật liệu). Nếu NVLTN có thể thu lượm được ở xung quanh trường như lá cây, sỏi đá,… thì cho trẻ tham gia để tạo hứng thú cho trẻ.Trong quá trình chuẩn bị NVLTN để tạo hình, GV cho trẻ

quan sát màu sắc, hình dáng, tính chất, tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc trực tiếp để nhận biết và nói lên suy nghĩ, ý tưởng của trẻ.

- Những sản phẩm tạo hình cần phải sử dụng dao, kéo nhọn thì GV có thể thay trẻ thực hiện cơng đoạn đó, nhắc nhở trẻ khơng được tự ý làm sẽ rất nguy hiểm.

- Để tạo nên những sản phẩm tạo hình mang tính sáng tạo, độc đáo thì ngồi những NVLTN giáo viên cần chuẩn bị thêm những đồ dùng, NVL cần thiết khác để trẻ sử dụng như kéo, hồ dán, bút sáp, bút màu, bút chì, tẩy, giấy,…

+ Sau khi sản phẩm được hồn thành, GV có thể hướng dẫn trẻ trưng bày ở các góc cho phù hợp như góc tốn, góc văn học, góc tạo hình,…hoặc cho trẻ mang về nhà để trang trí, tặng bố mẹ, ơng bà,…Trong q trình hoạt động, GV cần cho trẻ biết những NVL nào thì có thể để được lâu (ví dụ như những sản phẩm làm từ cát, sỏi, đá, vỏ ốc, vỏ sị,…), những NVL nào thì khơng để được thời gian lâu (ví dụ như hoa quả, củ,…sau vài ngày thì các vật liệu đó sẽ bị hư hỏng).

c. Cách thực hiện

Trải nghiệm là tổng quan khái niệm bao gồm các tri thức, kĩ năng đạt được trong quá trình quan sát các sự vật hoặc sự kiện thông qua việc tham gia hoặc tiếp xúc với các sự vật, sự kiện đó. Tổ chức hoạt độngtrải nghiệm cho trẻ ở trường MN là tăng cường khả năng hoạt động cho trẻ, trẻ được học đi đôi với hành. Mỗi trẻ được hành động với kinh nghiệm cá nhân, đưa ra các sáng kiến trải nghiệm đã được quan sát hoặc từ thực tế trong đó GV chính là người khuyến khích trẻ tham gia trải nghiệm, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng của bản thân đứa trẻ.

Có hai hình thức trải nghiệm có thể tổ chức cho trẻ ở trường MN: Thứ nhất: Giáo viên hướng dẫn và trẻ thực hiện hoạt động trải nghiệm: Trẻ biết và hiểu được những gì giáo viên hướng dẫn sau đó trẻ tự mình làm được hoạt động trải nghiệm một cách chuyên nghiệp dưới sự định hướng của giáo viên. Thứ 2: Trẻ tự mình thao

tác với các hoạt động trải nghiệm – sau đó rút ra kết luận với các hoạt động mà mình vừa trải nghiệm. Ở cách trải nghiệm này, với trẻ, mắc lỗi là tất yếu để thành

công. Trẻ thực hiện các hoạt động trải nghiệm, qua mỗi lần thì trẻ sẽ tự mình nhận thức và rút ra được cần phải làm như thế nào cho đúng, mỗi lần làm sai sẽ là một bài học kinh nghiệm để trẻ làm tốt hơn cho những lần tiếp theo.

Cơ sở để xây dựng qui trình dạy trẻ trải nghiệm tạo hình với NVLTN:

triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi, chúng tôi căn cứ vào các yêu cầu cần phải đảm bảo khi tổ chức HĐTH với NVLTN, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ MG 5 – 6 tuổi, khả năng sáng tạo các sản phẩm tạo hình của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN

Trước khi tiến hành các bước chính của hoạt động trải nghiệm, GV tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động thông qua sử dụng các thủ thuật bài thơ, câu đố, trò chơi,… hướng đến việc giới thiệu, cung cấp thơng tin về nhiệm vụ tạo hình, giúp trẻ hình dung được về những gì mình sẽ thể hiện, cách thức thể hiện, sáng tạo và sẵn sàng tham gia vào HĐTH một cách hào hứng.

Quy trình dạy trẻ học qua trải nghiệm được thực hiện theo 5 bước dưới đây: Bước 1: Quan sát, phản ánh về vật mẫu được tạo hình từ các NVLTN

- Giáo viên cho trẻ thực hiện hoạt động quan sát tuân theo các hướng dẫn cơ bản về an toàn hoặc quy định về thời gian.

- Trong quá trình trẻ quan sát, giáo viên cho trẻ tự do trò chuyện, trao đổi, bàn luận với bạn về sản phẩm tạo hình và cách tạo ra sản phẩm.

- Tiến hành đàm thoại với trẻ về các sản phẩm, đặt câu hỏi và gợi ý cho trẻ các bước thực hiện sản phẩm. Nội dung tiến hành đàm thoại dựa trên việc quan sát đánh giá khả năng tri giác đã có của trẻ khi trẻ trao đổi, bàn luận với các bạn.

Nội dung đàm thoại khi trẻ tri giác vật mẫu gồm:

- Quan sát toàn bộ diện mạo của đối tượng.

- Xem xét các thành phần cơ bản, xác định dấu hiệu của chúng (hình dạng, màu sắc, kích thước…).

- Xác định vị trí khơng gian của các thành phần và quan hệ tỉ lệ của chúng. - Xác định các chi tiết thứ yếu (nếu cần) và các dấu hiệu, vị trí khơng gian của chúng trong mối quan hệ với các thành phần cơ bản.

- Tri giác lại tồn bộ đối tượng, cảm nhận nó như một chỉnh thể, đánh giá đặc điểm thẩm mĩ đặc sắc của đối tượng.

Nội dung đàm thoại khi trẻ tri giác các tác phẩm nghệ thuật tạo hình:

- GV giúp trẻ nắm được nội dung tác phẩm.

- Phân tích các chi tiết các phương tiện tạo hình cơ bản được tác giả sử dụng trong tác phẩm.

- Liên hệ với những gì trẻ đang được tri giác từ sản phẩm với nhiệm vụ tạo hình.

- Trẻ tự làm các thử nghiệm tạo hình theo chủ đề ở trường MN dựa trên các tư liệu, biểu tượng đã được tri giác ở phần quan sát.

- Trong quá trình trẻ thực hiện, cô quan sát, bao quát để đánh giá khả năng tri giác được thể hiện qua việc trẻ mơ tả, liệt kê các chi tiết, phản ứng tình cảm của trẻ trên các phương tiện mô tả và đặt câu hỏi để trẻ liên tưởng và sáng tạo.

- GV động viên, khuyến khích các ý tưởng của trẻ, tạo mọi điều kiện để trẻ được tự do trải nghiệm để trẻ phát triển tri giác thẩm mĩ. Mối quan hệ giữa giáo viên với trẻ là mối quan hệ tương tác và hợp tác lẫn nhau, khơng mang tính chất áp đặt từ giáo viên và cần xem trẻ như một người bạn người nghệ sĩ thực thụ. Điều đó giúp trẻ tự tin trải nghiệm và phát triển tri giác thẩm mĩ của mình.

Bước 3: Chia sẻ sau khi trải nghiệm tạo ra sản phẩm

- Trẻ cùng thảo luận, nhìn lại cả q trình trải nghiệm, phân tích và phản ánh lại. Trẻ sẽ liên hệ trải nghiệm với chủ đề của hoạt động và các kỹ năng sống học được.

- Cơ cho trẻ nói về kết quả trải nghiệm của mình. Trẻ chia sẻ lại các kết quả chú ý và những điều quan sát, cảm nhận được trong phần hoạt động đã thực hiện của mình. Ở bước này, GV sẽ giúp trẻ học cách diễn đạt và mô tả lại rõ ràng nhất các kết quả và mối tương quan của chúng.

Bước 4: Phân tích và đánh giá q trình trải nghiệm

- GV cùng trẻ nhận xét, đánh giá, trao đổi và thưởng thức các kết quả trải nghiệm mà trẻ vừa thực hiện được. GV cho trẻ tự nhận xét về sản phẩm tạo hình của mình và các bạn.Sau khi trẻ nhận xét xong, GV nhận xét về các kết quả trải nghiệm của trẻ một cách khách quan, có lời khen đối với những trẻ có tiến bộ, cố gắng và động viên khích lệ những cháu chưa làm được.

- Liên hệ những kết quả và điều học trẻ được từ trải nghiệm với các biểu tượng trong cuộc sống thực tế. Bước này thúc đẩy trẻ suy nghĩ về việc có thể áp dụng những điều học được vào các tình huống khác như thế nào. Trẻ sử dụng những kỹ năng, hiểu biết mới vào cuộc sống thực tế của mình.Trẻ trực tiếp áp dụng những điều học được vào tình huống tương tự hoặc các tình huống khác. Ở bước này, GV cần linh hoạt sử dụng nhiều phương thức tổ chức như quan sát, đàm thoại, vui chơi, liên hệ với các hoạt động khác… để trẻ có thể cùng nhau tham gia, cùng nhau dánh giá về chất lượng thẩm mĩ của sản phẩm, cùng nhau thưởng thức và chia sẻ những suy nghĩ, xúc cảm, tình cảm của mình.

Sau quá trình trải nghiệm, GV nhận xét tinh thần học tập của trẻ. Phần cuối giờ học chính là q trình tổ chức quan sát, cảm nhận, cảm thụ giá trị của những gì trẻ đã tạo nên. GV cho trẻ hát, đọc thơ, câu đố, trò chơi và thu dọn đồ dùng.

3.7.2. Xây dựng mơi trường kích thích hứng thú và nhu cầu sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong HĐTH

a. Mục đích – ý nghĩa:

Mơi trường là nguồn gốc của sáng tạo. Nó khơng chỉ quy định về nội dung mà cả phương thức phát triển sáng tạo của con người. Chính mơi trường là nguồn gốc của sự phát triển sáng tạo ở dạng tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển sáng tạo diễn ra trong sự tương tác với chính nó.

Trong các điều kiện phát triển NVLTN của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN, việc tạo môi trường là điều kiện để khơi dậy ở trẻ xúc cảm thẩm mĩ, phát huy tính chủ định và tích cực của trẻ khi tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh. Môi trường ln đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tịi, khám phá trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lơi cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác. Mơi trường kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng thể hiện cảm xúc của trẻ. Việc xây dựng môi trường phù hợp, thuận lợi giúp khơi gợi hứng thú, tính tích cực, chủ động của trẻ trong quá trình hoạt động, tạo cho trẻ sự thoải mái tự tin khi tham gia vào HĐTH.

Môi trường phát triển NVLTN của trẻ 5 – 6 tuổi trong HĐTH là sự định hướng của GV để trẻ được tự do trong ý định và cách thức tạo hình, khơng la rầy, bắt buộc trẻ tạo hình theo ý của GV. Đó là nơi cung cấp cho trẻ các phương tiện để trẻ sáng tạo, phát triển các ý tưởng mới. Lớp học tạo mơi trường sáng tạo sẽ góp phần phát triển sự tị mị, cảm xúc, tư duy đa chiều và trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ - những yếu tố cần thiết để phát triển sự sáng tạo.

b. Yêu cầu:

- Môi trường vật chất bao gồm các yếu tố như: Đồ dùng, dụng cụ, NVL, chất liệu tạo hình, các yếu tố thuộc về thiên nhiên (nhiệt độ, khơng khí, ánh sáng).

- Trang trí khu vực tạo hình nhằm đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện với các tên gọi gần gũi, ví dụ: Bé là họa sĩ tí hon; họa sĩ nhí; bé tập làm họa sĩ…

+ Các đồ dùng, nguyên vật liệu đa dang, phong phú, hấp dẫn trẻ. + Cách bài trí, sắp đặt đồ dùng, các NVL phù hợp và gợi mở.

+ Các đồ dùng, NVL đảm bảo vệ sinh, an toàn.

- Mơi trường tâm lí trong các HĐTH ở trường MN được tạo nên bởi xúc cảm của cô và trẻ, mối quan hệ tương tác giữa cô, trẻ và giữa các trẻ với nhau. Bước vào HĐTH, những cử chỉ nhẹ nhàng, gần gũi, thân thiết của GV dành cho trẻ khiến trẻ có ảm giác an tồn, tin cậy và tự tin trong hoạt động.

- GV luôn tạo cho trẻ một môi trường mở để trẻ tự lựa chọn hình thức hoạt động vui chơi, cho trẻ thấy được những giá trị của vật liệu mà trẻ đóng góp. Trong những giờ hoạt động cần tạo điều kiện cho trẻ được tham gia thường xun, khích lệ trẻ chưa có kĩ năng tốt cùng những trẻ khá để trẻ cùng quan tâm giúp đỡ nhau.

- Coi trọng và thực hiện sự hợp tác trong lớp học: Sự hợp tác được xem như là điều kiện để phát triển sự sáng tạo và thực hiện các phát minh. Thật hiếm hoi nếu một cá nhân nào đó có những ý tưởng độc đáo mà khơng có sự tương tác và tác động của những người khác.

- Chấp nhận sự mạo hiểm: Sự sáng tạo địi hỏi phải có sự mạo hiểm và khơng

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 109 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)