10. Cấu trúc của đề tài
1.2. Khả năng sáng tạo của trẻ 5– 6tuổi trong hoạt động tạo hình
1.2.1. Khái quát chung về hoạt động tạo hình
HĐTH là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo, nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật, trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới mà cịn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp, gửi
gắm vào đó tình cảm và tâm hồn người nghệ sĩ.[15; tr20]
HĐTH của trẻ có nguồn gốc xã hội và thể hiện sự định hướng xã hội cho sự phát triển nhân cách trẻ. Xem xét nguồn gốc HĐTH trẻ em, nhiều tác giả (J.Piaget, G.H.Luquet, L.X.Vưgôtxki…) đã khẳng định rằng nguồn gốc của sự phát triển hoạt động tạo hình chính là sự bắt chước, là sự hình thành và phát triển các chức năng kí hiệu. [12].Hiểu theo nghĩa rộng, HĐTH của trẻ em được xem như một quá trình lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội (V.X.Mukhina). Xét ở phạm vi hẹp – trong các hoạt động của lứa tuổi MN, HĐTH được coi là một hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật. Với cấu trúc đặc biệt gồm nhiều loại hình hoạt động như vẽ, nặn, xé dán,…đây là một quá trình phản ánh những ấn tượng từ cuộc sống, những suy nghĩ, tình cảm của trẻ bằng các phương tiện, chất liệu nghệ thuật.Tóm lại, các nhà tâm lý học đã khẳng định rằng, HĐTH của trẻ em là một loại HĐTH tổng hợp khá phức tạp.Qua hoạt động đó trẻ bộc lộ đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành.Sự phát triển HĐTH chính là một khía cạnh của sự phát triển tâm lý trẻ em nghĩa là nó cũng diễn ra thơng qua sự lĩnh hội của đứa trẻ những phẩm chất, năng lực này đã đúc kết trong lịch sử phát triển của lồi người và được in dấu trong nền văn hóa vật chất và tinh thần của xã hội. Như vậy, hoạt động tạo hình của trẻ em là một hoạt động có nguồn gốc xã hội, mang bản chất xã hội rõ rệt [10; tr.14 -15].
HĐTH đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ ở trường MN bởi nó góp phầntạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển cảm giác, tri giác thẩm mỹ. Sự tri giác một màu sắc rực rỡ hay một phong cảnh tuyệt diệu làm trẻ xúc động. Những đặc điểm thẩm mỹ này là những yếu tố kích thích sự xuất hiện những rung động, xúc cảm thẩm mỹ, tạo cho trẻ có những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ, giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp từ thiên nhiên, làm phát triển thị hiếu thẩm mĩ. Nó góp phần nảy sinh và ni dưỡng ở trẻ hứng thú với hoạt động nghệ thuật và niềm say mê sáng tạo nghệ thuật, tạo điều kiện cho trẻ làm quen với cái đẹp trong đời sống mà cả trong nghệ thuật. Trong quá trình HĐTH, năng khiếu sáng tạo nghệ thuật được phát triển, trẻ biết vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày, có ý thức tơn trọng và bảo vệ cái đẹp.
Những giờ tham gia HĐTH, với bầu khơng khí tự do thoải mái sẽ mang đến cho trẻ niềm vui thích, ảnh hưởng tốt đến hệ thần kinh, tác động đến sự điều hòa hoạt động của các bộ phận trong cơ thể trẻ, giờ học tạo hình giúp cho bàn tay và các ngón tay của trẻ phát triển, tạo điều kiện cho trẻ học viết ở trường phổ thông. Sự tự
do thoải mái trong quá trình thể hiện, biểu lộ các xúc cảm, tình cảm sẽ giúp người bệnh điều hịa các quá trình ức chế và hưng phấn, lấy lại thế cân bằng. Bên cạnh đó, cịn góp phần chuẩn bị cho trẻ một vốn kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, về khoa học kỹ thuật, giúp giáo dục cho trẻ lòng ham muốn nhận thức, tiếp thu những điều mới lạ, có thói quen học tập một cách có mục đích, có tổ chức, biết nghe lời chỉ bảo của thầy cơ. HĐTH chính là mơi trường cho trẻ rèn luyện năng lực hành vi của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ đã đề ra, biết cách tự điều khiển hành vi và những ước muốn của mình, biết từ chối những ước muốn để thực hiện những hoạt động cần thiết, rèn luyện cho trẻ những kĩ năng lao động thực tiễn, thói quen làm việc lao động tự giác, hình thành ở trẻ những phẩm chất lao động, ý thức lao động, lịng u lao động, có thái độ biết bảo vệ, trân trọng những sản phẩm lao động cũng như đối với người lao động.
Để tổ chức hoạt động nhận thức thẩm mỹ và hoạt động thực tiễn cho trẻ nhằm bồi dưỡng các năng lực tạo hình, giúp trẻ nắm được các hiểu biết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo tạo hình, hình thành và phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo thì trong quá trình tổ chức HĐTH cho trẻ, giáo viên thường tiến hành các bước thực hiện như sau:
Các giờ HĐTH trong giờ họccủa trẻ được tiến hành qua 4 bước:
Bước 1: Gợi cảm xúc, gây hứng thú, giới thiệu bài và giao nhiệm vụ
Giáo viên cần sử dụng những thủ thuật, thủ pháp khác nhau để gợi cảm xúc hứng thú và đồng thời kết hợp giao nhiệm vụ.
Bước 2: Cơ giải thích và hướng dẫn nhiệm vụ
Đối với thể loại theo mẫu: Rèn luyện kỹ năng bằng cách cho trẻ tri giác vật mẫu, cô đàm thoại với trẻ về mẫu, giải thích, phân tích mẫu. Sau đó tiến hành làm mẫu, làm mẫu trên vật liệu và làm mẫu trên không.
Đối với thể loại theo đề tài: Cô cần phải giúp để trẻ hiểu nội dung đề tài, nắm được các kỹ năng sắp xếp bố cục thông qua việc xem tranh, trẻ hiểu được sâu sắc hơn.
Có 3 cách tổ chức cho trẻ xem mẫu:
Cách 1: Đưa mẫu 1 ra cho trẻ xem, sau đó cất đi và đưa tiếp mẫu 2 cho trẻ
xem rồi cất đi, tiếp các mẫu 3, 4 cũng tương tự.
Cách 2: Đưa mẫu 1 ra cho trẻ xem rồi tiếp mẫu 2 cho trẻ xem rồi đưa tiếp các
mẫu cịn lại mà khơng cất.
Cách 3: Đưa các mẫu ra cùng lúc.
tưởng của trẻ cơ có thể gợi ý bổ sung sau đó từ khả năng của mình trẻ tự tư duy, tự tìm tịi, sáng tạo và tự tìm cách giải quyết nhiệm vụ.
Bước 3: Trẻ thực hiện nhiệm vụ
Trẻ tiến hành nhiệm vụ tạo hình, cơ quan sát tồn bộ lớp rồi đến từng trẻ, giúp đỡ trẻ chưa biết nên bắt đầu thế nào. Theo dõi việc học tập của trẻ và đồng thời cô luôn chủ động xử lý mọi tình huống xảy ra trong quá trình trẻ thực hiện.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá sản phẩm của trẻ
Nhận xét đánh giá sản phẩm tùy theo từng tiết và từng đối tượng. Có nhiều hình thức phân tích đánh giá, đánh giá làm sao có tác dụng duy trì được sự hứng thú của trẻ với HĐTH và phát triển được năng khiếu thẩm mỹ của trẻ.
Các giờ HĐTH ngoài giờ học của trẻ được tiến hành như sau:
Để giúp trẻ tiếp thu, tích lũy, mở rộng vốn kinh nghiệm tri giác,vốn biểu tượng, hình tượng phong phú về thế giới xunh quanh, cần bổ sung cho hệ thống các tiết học tạo hình ít ỏi bằng hàng loạt hoạt động phóng phú “mọi lúc mọi nơi”, trong các giờ học khác, các hoạt động vui chơi mà mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ như: Có thể tổ chức cho trẻ mang giá vẽ nhỏ ra sân, vườn, trẻ có thể vẽ những gì trẻ thấy xung quanh trường; Tham gia trang trí lớp học nhân các ngày hội, ngày lễ hoặc bố trí một góc riêng, có bàn ghế và tủ nhỏ để các nguyên vật liệu dành cho hoạt động tạo hình như giấy, bút sáp, bút chì,…để trẻ có thể tự do sử dụng…
- HĐTH có mối liên hệ rất chặt chẽ với hoạt động vui chơi. Theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học” giáo viên có thể triển khai hằng ngày phù hợp với thời điểm chơi, hoạt động trong các góc vào thời điểm đã quy định trong thời gian biểu và chơi hoạt động theo ý thích ở thời điểm hoạt động chiều.
- HĐTH thông qua dạo chơi, tham quan và hoạt động ngoài trời. Giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát đồ vật sống động xung quanh. Trẻ có thể dùng các loại vật liệu vẽ theo ý thích lên sân chơi hoặc giá vẽ để vẽ lại những gì mà trẻ quan sát được, hoặc trẻ có thể nhặt hoa, lá, quả để xâu thành chuỗi hạt, xếp hình,….
- HĐTH qua các ngày lễ hội: Vào các ngày lễ hội trong năm, cô giáo cho trẻ cùng chuẩn bị trang trí và tham gia vào các hoạt động sẽ giúp trẻ được củng cố các biểu tượng , kỹ năng tạo hình và là đem lại niềm vui lớn cho trẻ.
- HĐTH trong gia đình: Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh để khuyến khích trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có thể vẽ, nặn, cắt dán khi ở nhà, động viên phụ huynh trang bị một số nguyên vật liệu tạo hình cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình: Hướng sự chú ý của trẻ tới nội dung cũng như hình thức thể hiện hình tượng, thủ pháp miêu tả nhằm làm tăng sức truyền cảm của phương tiện thể hiện, làm cho hình ảnh có sức hấp dẫn mạnh mẽ qua đó phhát triển khả năng cảm thụ cho trẻ.