Thực trạng việc sử dụng các bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ MG

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 91 - 92)

10. Cấu trúc của đề tài

3.6. Kết quả điều tra

3.6.2. Thực trạng việc sử dụng các bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ MG

Bảng 3.11. Đánh giá giáo viên trong việc sử dụng các bài tập để đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ trong HĐTH

Đáp án Việc sử dụng bài tập đánh giá khả năng

sáng tạo Số phiếu

(n=8) Tỉ lệ %

A Có 6 12,5

B Không 1 62,5

C Hầu như không 1 25

Qua kết quả khảo sát cho thấy có 62,5% GV thường sử dụng bài tập để đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong HĐTH. Việc sử dụng bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ không chỉ giúp GV đánh giá đúng khả năng sáng tạo của từng trẻ, bên cạnh đó các bài tập cịn góp phần kích thích sự sáng tạo cua trẻ, giúp trẻ tư duy, tri giác, phát triển tư duy nhận thức, thoải mái sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mà mình sẽ làm.

Qua trị chuyện GV về việc sử dụng bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ thì GV cũng cho biết đã có sử dụng bài tập đánh giá tuy nhiên các bài tập đánh giá GV sử dụng thường là bài tập sử dụng lời nói và hình ảnh trực quan. Các cô cho rằng các bài tập này đơn giản, ít tốn thời gian và cũng dễ tiến hành. Tuy nhiên thì số lượng bài tập giáo viên sử dụng theo phương pháp này chưa phong phú và gây được hấp dẫn cho trẻ. Bên cạnh đó, việc đánh giá khả năng sáng tạo qua việc sử dụng NVLTN cũng được GV tổ chức, việc cho trẻ trải nghiệm bằng NVLTN được GV đánh giá cao tuy nhiên GV cũng bày tỏ khó khăn khi tổ chức cho trẻ tạo hình từ NVLTN này. Theo các cô cho biết, việc chuẩn bị cũng như lựa chọn tìm kiếm NVLTN để tổ chức cho trẻ chỉ dừng lại ở các NVLTN quen thuộc như lá cây, cành cây.. Môi trường cho trẻ trải nghiệm chưa đủ để kích thích sự sáng tạo của trẻ do vậy việc đánh giá chưa thật sự khách quan và khoa học. Qua đó ta thấy nếu các bài tập được xây dựng tốt thì nó sẽ là công cụ tốt nhất để đánh giá khả năng sáng tạo cũng như phát huy tính sáng tạo cuả trẻ.

Bảng 3.12. GV gặp khó khăn khi sử dụng bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình tổ chức HĐTH cho trẻ 5 – 6 tuổi

Đáp án Khó khăn

Số phiếu

(n=8) Tỉ lệ %

A Thời gian eo hẹp khơng có điều kiện

nghiên cứu 1 12,5

B Công tác chuẩn bị tranh ảnh minh họa,

các đồ dùng, đồ chơi quá vất vả 1 12,5

C Việc đánh giá mất nhiều thời gian 2 12,5

D Kĩ năng tạo hình của trẻ cịn yếu 2 0

E Số lượng trẻ quá đông 1 0

F Hạn chế cơ sở vật chất 1 50

Qua kết quả điều tra cho thấy, GV đều gặp khó khăn trong việc sử dụng bài tập đo để đánh giá khả năng của trẻ, khó khăn ở kĩ năng tạo hình của trẻ, từ cơ sở vật chất, cũng như là thời gian. Tuy nhiên khơng phải vì thê mà GV không thực hiện việc đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ, GV nên xác định rõ khó khăn mình gặp phải trong q trính sử dụng bài tập để đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục nhằm giúp cho việc đánh giá mang lại hiệu quả hơn

3.6.3. Tìm hiểu mức độ sáng tạo của trẻ 5 – 6tuổi khi tham gia hoạt động tạo hình ở trường mầm non.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 91 - 92)