Các tiêu chí và cấp độ của sáng tạo

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 29 - 30)

10. Cấu trúc của đề tài

1.1. Một số lý luận về sáng tạo

1.1.6. Các tiêu chí và cấp độ của sáng tạo

a. Dựa trên giá trị sản phẩm

- Cấp độ 1: Những sản phẩm có giá trị một cách khách quan: Những sản phẩm được tạo ra mang giá trị độc đáo là có ý nghĩa xã hội, thực sự khách quan nghĩa là những sản phẩm này có thể là những phát minh, sáng kiến, khuynh hướng, trường phái hoặc những sản phẩm và thậm chí là ý tưởng nào đó mà trước kia chưa từng có.

- Cấp độ 2: Sản phẩm sáng tạo có giá trị chủ quan: Đặc điểm nổi bật của cấp độ này là những sản phẩm tạo ra chuẩn có giá trị xã hội hay ý nghĩa xã hội. Tất cả các sản phẩm sáng tạo có được của học sinh và ngay cả trẻ em mẫu giáo ln có giá trị đối với chính bản thân chúng. Nếu những sản phẩm sáng tạo này được đánh giá một cách đúng mức sẽ động viên, kích thích trẻ tạo ra những cái mới. Nói khác đi, hai cấp độ sáng tạo có thể liên hệ chặt chẽ với nhau và sự phân chia cũng chỉ mang tính chất tương đối.

b. Dựa trên tính chất của sản phẩm sáng tạo

Có thể phân chia sáng tạo thành năm cấp độ khác nhau, bao gồm:

- Sáng tạo biểu hiện: là dạng cơ bản nhất của sáng tạo, khơng địi hỏi tính độc đáo hay kĩ năng quan trọng nào. Đặc trưng của cấp độ sáng tạo là tính bộc phát “hứng khởi” và sự tự do khoáng đạt. Theo Taylor, đây là bậc quan trọng nhất của sáng tạo vì khơng có nó thì chẳng có một chút sáng tạo nào cao hơn.

- Sáng tạo chế tạo: là bậc cao hơn sáng tạo biểu hiện, địi hỏi có kĩ năng nhất định để thể hiện rõ ràng, chính xác các ý kiến, ý đồ của cá nhân. Tính tự do, hứng khởi bột phát nhường bước cho các quy tắc trong khi thể hiện cái tôi của người sáng tạo.

- Sáng tạo phát kiến: là sự phát hiện hoặc “ tìm ra” do “nhìn thấy” các quan hệ mới giữa các thông tin trước đây. Cấp bậc sáng tạo này chưa phải là sáng tạo cao nhất mà mới chỉ là chế biến các thông tin cũ và sắp xếp lại chúng để đi đến các quan hệ mới và đó chính là sự xuất hiện sáng kiến hay phát kiến.

- Sáng tạo cải biến (đổi mới, cải cách): là cấp bậc sáng tạo cao, thể hiện sự am hiểu sâu sắc các kiến thức khoa học hoặc nghệ thuật, kỹ thuật hay sản xuất, tức địi hỏi một trình độ thơng tuệ nhất định. Từ đó xây dựng được các ý tưởng cải tạo, cải cách có ý nghĩa xã hội, văn hoá và khoa học – kỹ thuật.

- Sáng tạo trí tuệ đặc biệt: là loại sáng tạo cao nhất là những ý tưởng làm nảy sinh nghành mới, nghề mới, trường phát mới, vượt qua cả trí tuệ đương thời. Đại diện cho những người đạt cấp bậc này có thể kể đến là Einstein trong vật lí học,

Picasso trong lĩnh vực hơị hoạvà nhiều sản phẩm sáng tạo khác mang một giá trị trí tuệ đặc biệt của một cá nhân hay nhóm có đẳng cấp cực cao trên phương diện ý nghĩa xã hội [5, tr45].

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 29 - 30)