Mối quan hệ giữa tính sáng tạo với các yếu tố tâm lý khác

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 50 - 54)

10. Cấu trúc của đề tài

1.2. Khả năng sáng tạo của trẻ 5– 6tuổi trong hoạt động tạo hình

1.2.4. Mối quan hệ giữa tính sáng tạo với các yếu tố tâm lý khác

a. Quan hệ giữa sáng tạo và tri giác

Ở trẻ mẫu giáo sự phát triển của sáng tạo trong HĐTH có liên quan mật thiết với sự phát triển của tri giác và vốn kinh nghiệm tri giác của trẻ. Những biểu tượng đa dạng và phong phú là cơ sở cho khả năng sáng tạo của trẻ.

Nhà giáo dục cần mở rộng và làm phong phú vốn kinh nghiệm của trẻ, tích lũy có hệ thống những biểu tượng tạo hình. Nếu khơng có những biểu tượng chính xác, rõ ràng và phong phú thì đó sẽ là rào cản tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ. Trẻ sẽ vẽ một cách máy móc theo ý đồ của GV mà khơng thể hiện những nét độc đáo của riêng mình.

Cơng việc này có thể được thực hiện qua việc tổ chức cho trẻ dạo chơi, tham quan, đọc sách, nghe kể chuyện, xem kịch, xem tranh vẽ, tác phẩm nghệ thuật.

Chính nhờ có các biểu tượng phong phú về thế giới xung quanh mà sự sáng tạo của trẻ được phát triển. Khi trẻ được làm quen với các tác phẩm văn học và nghệ thuật trẻ có thêm kinh nghiệm về các phương thức phản ánh hiện thực và thể hiện hiện thực đó trong các tác phẩm tạo hình của mình.

b. Quan hệ giữa sáng tạo và tư duy

Sự phát triển khả năng sáng tạo có liên quan chặt chẽ với tư duy. Tư duy giúp trẻ hiểu rõ nhiệm vụ đặt ra, từ đó giúp trẻ tạo ra hình ảnh bay bổng, rực rỡ, giàu màu sắc cảm xúc và sáng tạo. Vì thế nhà giáo dục cần:

- Dạy cho trẻ các phương pháp và phương tiện cải biến, phát triển ở trẻ những khả năng liên hợp các biểu tượng đã có.

- Dạy trẻ diễn đạt các ý tưởng khác nhau và thực hiện các ý tưởng ấy trong các dạng hoạt động có sản phẩm. Việc diễn đạt bằng lời một cách chi tiết và đầy đủ các ý tưởng khơng chỉ về cái gì sẽ làm mà cịn cả cách thức làm việc đó, làm cho q trình xây dựng hình ảnh mới thành q trình có chủ định.

- Sự hình thành tư duy phê phán cũng đóng góp cho sự phát triển khả năng sáng tạo - Cần xây dựng những tình huống có vấn đề địi hỏi giải quyết theo nhiều cách khác nhau.

c. Quan hệ giữa sáng tạo và cảm xúc

HĐTH là một trong những hoạt động quan trọng và không thể thiếu ở lứa tuổi MN. Trong đó, nhiệm vụ đặc thù là giáo dục thẩm mỹ, phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ.

Nói đến nghệ thuật trước hết là nói đến cảm xúc và hứng thú với đối tượng cần thể hiện. Cảm xúc thẩm mỹ vừa là chất xúc tác, vừa là động lực thúc đẩy quá trình sáng tạo. Xúc cảm và hứng thú là điều kiện nảy sinh sáng tạo, nó làm sống lại các dấu vết của các hưng phấn thần kinh, cung cấp chất liệu cho hoạt động sáng tạo. Xúc cảm càng mạnh mẽ, sáng tạo càng có khả năng phát triển phong phú và sâu rộng. Trong HĐTH, tri giác được xem là cơ sở ban đầu, là điều kiện cơ bản của hoạt động; sáng tạo là thành phần đóng vai trị chủ đạo trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật mới mẻ; cịn cảm xúc là yếu tố nền, liên kết các quá trình tâm lý trong hoạt động, đồng thời là nguyên nhân thúc đẩy, động viên các hành động sáng tạo. Hoạt động của trẻ MN thường ít bị thúc đẩy bởi sự ý thức về ý nghĩa của nó. Hoạt động của trẻ nhỏ được thúc đẩy phần lớn bởi hứng thú trực tiếp. Trẻ giải quyết nhu cầu sáng tạo của mình nhanh chóng và triệt để những tình cảm tràn ngập trong lịng

trẻ. Tạo hình với hứng thú cao sẽ giúp trẻ say mê hoạt động, dễ nảy sinh ý tưởng sáng tạo, bài vẽ của trẻ sẽ trở nên sinh động, độc đáo và truyền cảm hơn. Nhờ tính trội của xúc cảm, tình cảm của lứa tuổi mà trẻ mẫu giáo có thể tiến hành trong hoạt động các thao tác tư duy khá phức tạp địi hỏi sự căng thẳng, nỗ lực về trí tuệ, sự tưởng tượng, hệ thống hóa, xử lý thơng tin nhằm tạo nên các biểu tượng, hình tượng mới, vượt ra khỏi khn khổ những gì học được. Vì vậy một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động vẽ là tạo cho trẻ hứng thú, cảm xúc thẩm mỹ đối với các tác phẩm nghệ thuật và các sự vật hiện tượng xung quanh.

Trẻ thường hứng thú với đối tượng nào đó gây một kích thích mạnh hoặc một sự ngạc nhiên. Hứng thú của trẻ phụ thuộc nhiều vào thái độ, tác phong, phương pháp giảng dạy, đồ dùng của GV. Nguyên nhân gây hứng thú ở trẻ thường dừng lại ở mức độ đơn giản, có tính hình thức. Các hiện tượng thiên nhiên, phong cảnh, ngày hội, ngày lễ gây cho trẻ các rung động mạnh mẽ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài trong tồn bộ chương 1, chúng ta thấy được rằng sáng tạo là một loại hoạt động chuyên biệt của con người. Sáng tạo được nảy sinh và phát triển trong quá trình con người hoạt động, trong q trình đó con người đã tư duy độc lập, con người đã phối hợp, tưởng tượng biến đổi và xây dựng nên những cái mới trên bình diện cá nhân hay xã hội từ những kinh nghiệm có sẵn của mình. Hoạt động sáng tạo có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống và tính sáng tạo được coi như một phẩm chất không thể thiếu được của người lao động mới.

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là những người lao động trong tương lai, ở mỗi trẻ đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, vấn đề đặt ra là giáo viên mầm non cần phải biết sử dụng các phương pháp để khuyến khích, tác động, dành đủ thời gian tương tác tích cực và giao cho các trẻ những nhiệm vụ địi hỏi phải có tính sáng tạo. Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo là điều kiện vô cùng quan trọng, tạo nền tảng cho sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Trong sáng tạo nghệ thuật người ta coi sáng tạo là yếu tố quyết định việc tạo ra nét độc đáo riêng cho mỗi sản phẩm. Sáng tạo xuất hiện trong mối liên hệ chặt chẽ với hiện thực. Có thể nói cơ chế đầu tiên hình thành nên khả năng sáng tạo của trẻ nhỏ đó là việc tiếp thu các kinh nghiệm trực tiếp từ hiện thực. Vốn kinh nghiệm của trẻ càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì trẻ càng có nhiều chất liệu để thỏa sức sáng tạo bấy nhiêu. Vì thế để cho khả năng

sáng tạo phát triển hợp lý cần gắn với hoạt động thực tiễn.

Hoạt động tạo hình là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật.. Sáng tạo góp phần quan trọng hình thành nhân cách tồn diện cho trẻ cũng như tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển cảm giác, tri giác thẩm mỹ

Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo là một quá trình lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội. Các sản phẩm tạo hình của trẻ mang nặng tính duy kỷ bộ lộ rõ nét các đặc điểm tâm lý của nhân cách đang hình thành. Dạy học phát triển khả năng sáng tạo là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường mầm non bởi hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo. Về bản chất, các hình thức tạo hình mà giáo viên tổ chức cho trẻ chính là q trình lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội, là sự nhận thức và phản ánh thế giới khách quan qua lăng kính chủ quan của trẻ, bằng những hình tượng được sáng tạo theo cách riêng từ thế giới nội tâm của trẻ.

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ MGL 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG

TẠO HÌNH

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 50 - 54)