Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 48 - 50)

10. Cấu trúc của đề tài

1.2. Khả năng sáng tạo của trẻ 5– 6tuổi trong hoạt động tạo hình

1.2.3. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ

Sáng tạo là hoạt động của con người nhằm tạo ra những chất liệu mới và những chất liệu này có thể là giá trị vật chất hoặc là giá trị tinh thần và mang ý nghĩa xã hội. Hoạt động sáng tạo vừa là sản phẩm vừa là cơ chế của sự phát triển xã hội bởi cuộc sống của cá nhân và con người là một dòng của hoạt động sáng tạo và sáng tạo tạo ra sự phát triển không ngừng. Hiểu theo nghĩa đơn giản thì sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, khơng bị gị bó, phụ thuộc vào cái đã có mà kết quả của nó là sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính cách tân, có ý nghĩa xã hội, có giá trị. Đó là q trình làm phát sinh (phát hiện, phát kiến hoặc phát minh) một sự vật hoặc hiện tượng mới và hữu ích, đáp ứng nhu cầu tồn tại hoặc phát triển của con người trong xã hội đương đại. Nó là kết quả của sự lao động bền bỉ, có cảm hứng vì khơng có lao động, khơng có q trình nhận thức để tích lũy các dữ kiện thì khơng thể có sáng tạo. Sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước hồn cảnh có vấn đề. Ở đó, người sáng tạo gạt bỏ những cái cũ và tìm được giải pháp mới, độc đáo và thích hợp cho vấn đề đặt ra, dù rằng, cái mới này được nhìn nhận ở góc nhìn nào hay đặt ở đâu.

HĐTH là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo. Nó phản ánh thế giới hiện thực khách quan thơng qua các hình tượng nghệ thuật do đó sẽ góp

phần tạo những điều kiện cần thiết để giúp trẻ biết cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống, biết cách thể hiện cảm xúc và sáng tạo khi tham gia hoạt động. Nó là một trong những hoạt động không chỉ hấp dẫn trẻ bởi những nguyên vật liệu tạo hình gần gũi, quen thuộc, dễ kiếm, dễ tạo hình mà cịn giúp trẻ được thỏa sức tưởng tượng, sáng tạo khi nó ln lơi cuốn trẻ vào các hoạt động tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và ra quyết định trong những hoàn cảnh cụ thể với từng cá nhân, tạo ra những cơ hội để trẻ tổng kết và củng cố lại những ý tưởng và kĩ năng tạo hình của mình thơng qua việc phản hồi, phân tích, chiêm nghiệm cũng như ứng dụng những ý tưởng và kĩ năng đã tiếp thu trong những tình huống mới.

Tổ chức các HĐTH cho trẻ ở trường MN không chỉ tạo điều kiện để trẻ được trực tiếp tham gia vào hoạt động tạo ra sản phẩm, giúp trẻ nhậnbiết sâu sắc hơn, độc lập hơn và phát huy được tính tích cực tư duy của trẻ mà cịn góp phần phát triển NLST cho trẻ bởi trong quá trình tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội sự vật, hiện tượng ở thế giới xung quanh, trẻ cần phải có những hiểu biết sâu sắc về hiện thực nên trẻ khơng những chỉ cần nghe GV nói, quan sát những gì cơ u cầu mà cịn phải trực tiếp tham gia hoạt động thực tiễn để có thể phát hiện ra những tính chất đặc trưng, làm rõ một vài mối liên hệ giữa các hiện tượng, sự vật với nhau và trong một chừng mực nào đó có thể làm biến đổi chúng.

Các HĐTH được thiết kế để yêu cầu trẻ phải sáng tạo bởi trẻ phải biết tự chủ, tự ra quyết định và thỏa mãn với kết quả đạt được và ngay trong quá trình tham gia hoạt động, trẻ được tham gia tích cực vào việc đặt câu hỏi, tìm tịi, thử nghiệm tạo hình, giải quyết vấn đề và tự chịu trách nhiệm. Các trải nghiệm tạo hình được lựa chọn kỹ càng và sau khi thực hiện được tổng kết bởi quá trình chia sẻ, phân tích, tổng qt hố và áp dụng do đó trẻ được phát triển các mặt trí tuệ, cảm xúc, thể chất, kỹ năng và các quan hệ xã hội trong quá trình tham gia vào hoạt động trải nghiệm. Hoạt động này cũng sẽ góp phần tăng cường khả năng hoạt động TDST cho trẻ bởi mỗi trẻ sẽ được tự mình thao tác với các hoạt động, được hành động với kinh nghiệm cá nhân, đưa ra các sáng kiến trải nghiệm đã được quan sát hoặc từ thực tế. Với trẻ, kết quả của sản phẩm tạo hình khơng quan trọng bằng quá trình thực hiện và những điều học được từ trải nghiệm đó. Kết quả đạt được là của cá nhân trẻ, tạo cơ sở nền tảng cho việc học và trải nghiệm của cá nhân trẻ đó trong tương lai.

Tổ chức HĐTH khiến trẻ phải sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi...) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn, các

cách thức dạy và học đa dạng của phương pháp dạy học qua trải nghiệm có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của trẻ. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức, kỹ năng và tìm giải pháp từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin cho trẻ. Việc học lúc này sẽ trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người giáo viên.

Dạy trẻ nhận thức, lĩnh hội, khám phá và cải tạo thế giới khách quan thơng qua HĐTH là một hình thức giáo dục trẻ theo hình thức dạy học thực tế, trên các vật thật, vật mẫu cho trẻ tạo hình. Nó chính là cầu nối giữa hoạt động dạy và hoạt động học ở trên lớp với giáo dục trẻ ở ngoài lớp học, tạo điều kiện cho trẻ được tạo hình, sinh hoạt tập thể, vui chơi và qua giao lưu với bạn bè, cô giáo, với thế giới xung quanh, giúp trẻ bạo dạn hơn trong giao tiếp. Thơng qua hoạt động trải nghiệm tạo hình, trẻ có các điều kiện để phát triển khả năng tư duy, kích thích trí tị mị, tính ham hiểu biết, sự ham thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh…trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào cuộc sống một cách linh hoạt và sáng tạo; tránh nhàm chán cho trẻ trong suốt quá trình diễn ra HĐTH. Khi được tạo hình với các nguyên vật liệu, chất liệu tạo hình, trẻ được chủ động tham gia tích cực vào q trình học, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều học được và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật. Trẻ có thể học các kỹ năng tạo hình được sử dụng lặp đi lặp lại qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế. Ngồi ra, HĐTH cịn góp phần giúp các mối quan hệ của trẻ được hình thành và hồn thiện giữa trẻ với bản thân mình, trẻ với những người khác, và trẻ với thế giới xung quanh.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 48 - 50)