Các yêu cầu củaviệc xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 59 - 61)

10. Cấu trúc của đề tài

2.3. Các yêu cầu củaviệc xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng

2.3.1. Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục

Mục tiêu của giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mĩ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp1. Đặc biệt là thẫm mỹ, bên cạnh việc cung cấp cho trẻ những kiến thức về thế giới xung quanh thì các bài tập cũng nhằm mục đích phát triển cho trẻ một số kĩ năng, năng lực cũng như khả năng sáng tạo cho trẻ.

2.3.2. Hệ thống bài tập phải đảm bảo chính xác, khoa học

Khi tiến hành xây dựng bài tập nội dung của từng bài tập phải có sự chính xác về kiến thức, để trẻ có thể vận dụng khi giải quyết bài tập, diễn đạt bài tập một cách logic, đảm bảo tính chính xác, khoa học về mặt ngơn ngữ, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.

Việc chính xác ở dây có nghĩa là khi cung cấp cho trẻ về đối tượng miêu tả thì GV cần phải khai thác các nội dung liên quan đến đối tượng miêu tả một cách đầy đủ, khách quan và chính xác, phù hợp nhận thức trẻ.. Ví dụ: Tạo hình làm con ếch từ dấu vân tay – đây là hoạt động sáng tạo sản phẩm tạo hình từ việc in dấu vân tay, để trẻ thực hiện được thì điều đầu tiên GV cần làm là cung cấp cho trẻ về đối tượng miêu tả đó là con ếch, GV cho trẻ quan sát bức tranh về con ếch, hỏi trẻ về các bộ phận, đặc điểm như thế nào, màu sắc, cho trẻ nhận xét bức tranh sau đó củng cố lại cho trẻ khắc sâu biểu tượng.

2.3.3. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng

Tất cả mọi sự vật, hiện tượng hay q trình trong thế giới khách quan khơng tồn tại biệt lập mà tồn tại trong một hệ thống, có quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau.

Vận dụng quan điểm hệ thống - cấu trúc vào việc xây dựng bài tập cho học sinh, mỗi bài tập tương ứng với mỗi kĩ năng cơ bản nhất định. Hệ thống gồm nhiều bài tập sẽ hình thành hệ thống kĩ năng toàn diện cho trẻ

Hệ thống bài tập được xây dựng một cách đa dạng, phong phú về hình thức, dạng bài tập. Sự đa dạng của hệ thống bài tập sẽ giúp cho việc hình thành các kĩ năng cụ thể, chuyên biệt một cách hiệu quả..

Khi xây dựng hệ thống bài tập thường có sự khơng đồng đều giữa các dạng bài tập. Có những bài tập được đầu tư nhiều về số lượng vì chúng góp phần quan

trọng vào việc hình thành và rèn luyện những kĩ năng liên quan đến nhiều hoạt động giáo dục,… Các bài tập trong hệ thống ln có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bài tập bố trí trước là cơ sở, nền tảng để thực hiện bài tập sau và bài tập sau là sự cụ thể hóa, phát triển và vững chắc hơn bài tập trước.

Ví dụ: Cùng 1 bài tập là áp tay lên giấy và vẽ hình theo bàn tay, chúng ta có thẻ xây dựng một hệ thống các bài tập in bằng bàn tay hoặc dấu vân một cách linh hoạt, sáng tạo như là in hình con ếch, hình con Thỏ, hình con cơng...

2.3.4. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính phân tích hóa, tính vừa sức

Bài tập phải được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Thoạt đầu là những bài tập chỉ đòi hỏi mức độ hiểu, biết hoặc vận dụng theo mẫu đơn giản; tiếp đó là những bài tập vận dụng phức tạp hơn và sau cùng là những bài tập đòi hỏi sáng tạo.

Các bài tập phải có đủ loại, đủ mức độ để có thể thu hút tất cả các trẻ, mỗi trẻ có năng lực và khả năng giải quyết vấn đề khác nhau nhưng tất cả đều có thể tham gia vào hoạt động giải bài tập. Khi phát biểu một ý hay hay phát hiện ra cách giải quyết bài tập sẽ tạo cho trẻ một niềm vui, một sự hứng phấn cao độ, kích thích tư duy.

Bên cạnh đó sự nắm vững kiến thức có thể phân biệt ở 3 mức độ: biết, hiểu và vận dụng. Với sự đa dạng của hệ thống bài tập ở các cấp độ này, kiến thức của trẻ được củng cố dần dần thông qua hoạt động giải bài tập.

Xây dựng và sắp xếp bài tập theo các mức độ nhận thức và tư duy tăng dần. Các bài tập được xây dựng mang tính vừa sức và nằm ở cận trên trình độ, khả năng trẻ. Các bài tập không chỉ dừng lại ở mức độ vận dụng mà còn nâng cao bài tập đòi hỏi cao ở các em sự động não, khả năng phân tích, liên tưởng, tổng hợp. Việc xây dựng các bài tập có cách giải mới hoặc có sự kết hợp của nhiều phương pháp giải khác nhau. Đồng thời nên xây dựng thêm một số bài tập thực tiễn để tạo ra sự tị mị, kích thích sự tìm tịi, nghiên cứu của trẻ.

Ví dụ: GV đưa ra một bài tập là một bức tranh cịn dang dở chưa hồn thành xong, yêu cầu trẻ hãy hồn thành bức tranh từ những nét cịn thiếu theo cách riêng của mình.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)