Nâng cao nhận thức cho người lao động

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 27 - 28)

Nhận thức của người lao động là cách hành xử, cách nhìn nhận của người lao động đối với công việc được giao; nó phản ánh mức độ hiểu biết về chính trị, văn hóa, xã hội; tính tự giác, sáng tạo và hành vi, thái độ đối với công việc cũng như đối với các hoạt động trong tổ chức.

Trình độ nhận thức của người lao động được coi là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực, trình độ nhận thức của mỗi người khác nhau nên kết quả công việc đem lại cũng khác nhau. Vì vậy, phải có giải pháp nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động nhằm tạo cho họ có đủ trình độ thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nâng cao nhận thức cho người lao động là quá trình nâng cao mức độ hiểu biết về chính trị, văn hóa, xã hội; nâng cao kiến thức trình độ, pham chất đạo đức, năng lực công tác cho đội ngũ người lao động. Qua đó để tạo ra nguồn nhân lực mới có đạo đức, pham chất tốt đẹp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nói đến năng lực của người lao động là nói đến cả 3 yếu tố: kiến thức, kỹ năng và nhận thức thì nhận thức là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của

người lao động với công việc cũng như với tổ chức. Một người có thể có kiến thức sâu rộng, kỹ năng chuyên nghiệp nhưng thái độ bàng quan, vô trách nhiệm với bản thân, cuộc sống, tổ chức và xã hội thì chưa chắc đã làm tốt công việc. Vì vậy, để nâng cao nhận thức cho người lao động cần phải nâng cao quan điểm, thái độ về vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đối với công việc được giao và đối với sự phát triển nói chung của tổ chức.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w