Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội của huyệnQuảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 40 - 43)

chương 2.

Chương 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN Lực HÀNH CHÍNH CẤP XÃ TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNGBÌNH

2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quảng Ninh, tỉnhQuảng Bình Quảng Bình

Quảng Ninh là huyện nằm ở khu vực phía Nam của tỉnh Quảng Bình, Phía bắc giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới; phía nam giáp huyện Lệ Thủy; phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (với

đường biên giới 38 km). Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 1.191 km 2. Dân số tính đến 31/12/2014 có 98.462 người; trong đó người Kinh chiếm 96,1%, người dân tộc Bru-Vân Kiều chiếm 3,9%.

Quảng Ninh có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 01 thị trấn và 14 xã (trong đó có 02 xã miền núi và 01 xã vùng biển bãi ngang).

Về kinh tế: Quảng Ninh là một trong những huyện có tốc độ phát triển tương đối khá so với mặt bằng chung của tỉnh Quảng Bình. Trong năm 2014: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 13,3% (tăng 0,2% so với cùng kỳ). Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng 52,2%, nông lâm thuỷ sản 10,7%, dịch vụ 26%. Thu ngân sách đạt 59,1 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người 26 triệu đồng/người/năm. Các ngành dịch vụ du lịch đang có những bước phát triển. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: từng bước hình thành các cụm công nghiệp nhỏ, các làng nghề truyền thống nông thôn. Trong nông nghiệp:đay mạnh liên kết đầu tư chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Về Văn hóa - Xã hội: giáo dục & đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông phát triển tương đối toàn diện. Xóa đói, giảm nghèo triển khai tích cực. An ninh xã hội được bảo đảm. Đến năm 2014, toàn huyện có 100% xã, thị trấn đạt chuan phổ cập giáo dục mầm non (cho trẻ mẫu giáo 05 tuổi), tiểu học, trung học cơ sở; có 37/56 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 66%). Công tác đào tạo nguồn nhân lực có chuyển biến tích cực; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 36%.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tạo được nhiều chuyển biến mới. Năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng; hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên. Vai trò của Mặt trận và các đoàn thể được phát huy. Dân chủ xã hội được mở rộng. Khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được tăng cường. Đồng thuận xã hội ngày càng cao. Quốc phòng - an ninh và đối ngoại tiếp tục được củng cố. Việc kết hợp kinh tế với quốc phòng-an ninh, quốc phòng-an ninh với kinh

tế được quan tâm đúng mực. Các hoạt động đối ngoại, nhất là hoạt động trao đổi, hợp tác với huyện BulaPha, Khăm Muộn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được đẩy mạnh; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới giáp nước bạn.

Bên cạnh những thuận lợi, Quảng Ninh gặp không ít khó khăn. Là một huyện chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp, dân cư phân bố không đồng đều. Trình độ dân trí chưa cao. Một bộ phận lớn người dân còn có những nếp sống, tập quán, sinh hoạt mang đậm tính làng xã. Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề chậm phát triển. Các hoạt động dịch vụ kinh doanh thương mại phát triển nhỏ lẻ. Hạ tầng cơ sở còn thiếu. Công tác quản lý xã hội có mặt còn hạn chế. Sức ép về cơ sở hạ tầng cũng như các vấn đề phục vụ dân sinh, lao động việc làm kể cả các vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Việc đổi mới cơ chế quản lý đáp ứng đòi hỏi yêu cầu CNH - HĐH nông thôn còn có những bất cập. Nhiều yêu cầu đặt ra song cách nghĩ, cách làm của cán bộ cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở; sự phối hợp để tạo ra sức mạnh đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể còn hạn chế. Cải cách hành chính chưa tiến hành chậm.

Ngoài ra, CBCC hành chính cấp xã của huyện Quảng Ninh phần lớn là người địa phương do đó có những biểu hiện sự cục bộ, dòng họ, gia đình, làng xã trong quản lý, điều hành và xử lý công việc. Ngoài ra, CBCC cấp xã phải chịu áp lực rất lớn trong thực thi nhiệm vụ đay mạnh kế hoạch CCHC giai đoạn 2015-2020. Do yêu cầu của cuộc sống, đòi hỏi đội ngũ CBCC trong đó có CBCC hành chính cấp xã phải có khả năng giải quyết hiệu quả các công việc thực tế ở địa phương. Đây là yếu tố khách quan đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành chính cấp xã một cách mạnh mẽ. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng hoạt động của CBCC các xã của huyện Quảng Ninh là vấn đề cách cấp thiết để đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ mới. Có như vậy mới có thể làm tốt công tác chuyên môn và tham mưu cho UBND huyện trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.

Trong công cuộc đoi mới và phát triển đất nước, người dân huyện Quảng Ninh luôn đi đầu trong học tập, phát triển sản xuất. Tỷ lệ con em của huyện vào đại học cao; có nhiều điển hình về chăn nuôi lợn, nuôi hươu, xây dựng kinh tế vườn đồi, vườn rừng, trồng cây công nghiệp... Điều đó chứng tỏ người dân Quảng Ninh có thể đủ khả năng tiếp cận với quá trình đoi mới và hội nhập kinh tế quốc tế để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã củahuyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w