Mặt trái của kinh tế thị trường đã tác động đến một bộ phận CBCC xã làm cho một số cán bộ chạy theo lối sống thực dụng làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng cán bộ.
Việc lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quy hoạch, đào tạo phát triển, sử dụng nguồn nhân lực của huyện chưa được quan tâm thường xuyên. Trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch chưa gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu sử dụng nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực và từng thời kỳ. Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ ở một số xã chưa đồng bộ, còn biểu hiện khép kín, cục bộ địa phương nên hiệu quả quy hoạch còn thấp.
Cán bộ được bố trí, sử dụng chưa thực sự hợp lý, còn yếu trong quản lý điều hành. Bố trí, sử dụng, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức xã, thị trấn chưa
67 7
vừa thiếu vừa yếu về chuyên môn đồng thời làm lãng phí, tổn thất về nguồn nhân lực. Huyện chưa ban hành được hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp để đẩy mạnh công tác đào tạo sau đại học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngân sách chi cho lĩnh vực đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Trong công tác cán bộ chưa có biện pháp kịp thời để thay thế những cán bộ có năng lực hạn chế, trách nhiệm trước công việc thấp, đặc biệt là ở cơ sở nên đã ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.
Việc luân chuyển, đề bạt, bố trí cán bộ còn nhiều bất cập nên chưa kích thích, động viên CBCC nhất là cán bộ trẻ làm việc tích cực và phấn đấu tốt hơn.
Môi trường làm việc của các xã trong những năm qua tuy được cải thiện một phần nhưng vẫn chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút những cán bộ, những người có trình độ chuyên môn cao về đây công tác.
Chính sách thu hút người tài giỏi còn thiếu, chưa thực sự phát huy, chưa sát với thực tế địa phương, chính sách về đào tạo chưa được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời, nên chưa phù hợp với tình hình mới, không đủ sức hấp dẫn để đào tạo và thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác tại huyện cũng như ở các địa phương.
Tiểu kết chương 2 Chương 2 của luận văn tập trung
phân tích toàn cảnh về nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, những yếu tố về kinh tế - xã hội, vị trí địa lý, dân số, ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Trong chương này luận văn đã phân tích làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực về cơ cấu nguồn nhân lực; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước; thực trạng về kỹ năng và tạo động lực làm việc cho CBCC hành chính cấp xã.
68 8
học viên đã đánh giá từ đó rút ra các kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện để các nhà quản lý huyện Quảng Ninh có nhìn nhận chính xác về thực trạng phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã hiện tại và có những bước thay đổi cho phù hợp với thực tế.
Trong những năm gần đây Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Huyện bằng rất nhiều các giải pháp nhằm huy động các nguồn lực. Nâng cấp các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC trên địa bàn huyện, nâng cao chất lượng công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật CBCC, tạo môi trường và động cơ làm việc cho đội ngũ CBCC. Tuy nhiên, thực trạng chất lượng nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện vẫn còn một số bất cập như: một bộ phận CBCC ở cấp xã năng lực còn yếu, còn thụ động trong công việc; ý thức kỷ luật, tinh thần học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức quảng lý nhà nước chưa cao, thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; việc bố trí, sử dụng CBCC cấp xã chưa phù hợp với sở trường công tác chuyên môn.
Chương 3:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ HUYỆNQUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH